Thầy giáo Việt Nam bị sa thải oan, quyết học luật và thắng kiện sau 15 năm

© Ảnh : Lao Động/Thu CúcTrải qua 15 năm, ông Lê Cao Tánh chính thức được xác định đã bị nhà trường sa thải trái pháp luật
Trải qua 15 năm, ông Lê Cao Tánh chính thức được xác định đã bị nhà trường sa thải trái pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2023
Đăng ký
Năm 2007, ông Lê Cao Tánh bị Trường THPT bán công Nguyễn Du buộc thôi việc. Cho rằng mình bị oan, ông Tánh đã quyết theo học luật và chính thức trở thành luật sư năm 2010.
Sau nhiều năm đi kiện ròng rã, ông Lê Cao Tánh cuối cùng đã thắng kiện và được mời trở lại giảng dạy tại chính trường Trường THCS Nguyễn Du.

Mời ông Lê Cao Tánh trở lại giảng dạy

Báo PLO đưa tin, ngày 28/12, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết đã mời ông Lê Cao Tánh (51 tuổi, ngụ phường 2, TP. Đà Lạt ) đến trường để ký hợp đồng.
Theo đó, tháng 12/2004, ông Tánh và Trường THPT bán công Nguyễn Du (nay là Trường THCS Nguyễn Du) có ký hợp đồng làm giáo viên không xác định thời hạn, dạy môn giáo dục công dân và môn văn tại trường.
Sáng 12/12/2006, thấy ông đi ngang, một học sinh lớp 10 đã gọi tên ông và chửi bậy trước đám đông nên thầy Tánh mời học sinh này về phòng giám thị làm việc. Tuy nhiên, học sinh này lại tỏ thái độ hỗn láo với giáo viên nên ông Tánh không giữ được bình tĩnh nên đã tát làm học sinh này chảy máu mũi.
Sau đó, hiệu trưởng nhà trường họp hội đồng kỷ luật về vụ việc. Năm 2007, trường THCS Nguyễn Du quyết định sa thải ông Tánh với lý do "vi phạm về phẩm chất của người thầy".
Ông Tánh sau đó có khiếu nại nhưng nhà trường vẫn bảo lưu quyết định. Tháng 7/2007, ông Tánh thưa kiện vụ việc ra tòa, đề nghị hủy quyết định sa thải, buộc nhà trường cho ông làm việc lại, cũng như bồi thường các thiệt hại.
Sau nhiền lần thắng kiện, rồi lại thua kiện, đến phiên giám đốc thẩm ngày 3/6/2021, cả 10 thành viên Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM nhất trí giữ nguyên bản án phúc thẩm lần ba, tuyên hủy quyết định kỷ luật, buộc trường Nguyễn Du phải nhận ông Tánh trở lại làm việc, đồng thời yêu cầu nhà trường bồi thường 614,68 triệu đồng cho ông Tánh.
Như vậy, trải qua nhiều phiên xử, ông Lê Cao Tánh chính thức được trở lại chính ngôi trường mà 16 năm trước mình từng bị buộc thôi việc.
Còng tay và búa của thẩm phán - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Một người đàn ông bị tù oan 48 năm ở Mỹ được trả tự do

Rời trường, học rồi ra làm luật sư

Theo báo PLO, sau khi bị sa thải và trong quá trình theo đuổi vụ kiện, ông Tánh đã theo học luật và chính thức trở thành luật sư năm 2010. Hiện ông là luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng.
Được biết, ông Tánh có hai bằng đại học chính quy là luật và ngữ văn. Khi vào Trường Nguyễn Du, ông dạy môn văn và giáo dục công dân.
Năm 2007, khi bị sa thải, ông Tánh vừa đi kiện, vừa đi học thạc sĩ luật và tham gia lớp đào tạo luật sư. Năm 2010, ông Tánh trở thành luật sư và mở văn phòng tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho đến nay.
Ông Tánh cho biết, khi bị nghỉ việc, ông chưa có vợ con, rời trường với hai bàn tay trắng. Đến nay, con ông đã học lớp 7.
"Giờ tôi mở văn phòng luật sư, mua căn nhà gần trường, hôm nào rảnh là vô trường chơi. Ngày xưa tôi ở trong trường, nơi cư ngụ là 4 m2 dưới chân cầu thang. Học sinh ghé tôi chơi hoài, tôi quý sự vô tư, trong veo, dễ khóc dễ cười của tụi nhỏ. Nếu trường nghiêm túc thi hành án, tôi sẽ tiếp tục làm nghề giáo. Với nghề luật sư, tôi sẽ tạm nghỉ hoặc có thời gian sẽ nhận bảo vệ pháp lý cho người nghèo, người bị oan", - báo PLO dẫn lời ông Tánh, sau phiên toà hồi tháng 7 năm 2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала