Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Trịnh Văn Quyết làm giá chứng khoán

CC BY-SA 4.0 / Hoancv / Trịnh Văn Quyết (cropped image)Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 2/1, VKSND Tối cao đã ban hành quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, Vụ 5 VKSND Tối cao cho rằng cần điều tra bổ sung để đảm bảo việc truy tố. VKSND Tối cao sau đó cũng ban hành thông báo công khai để người bị hại biết về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Ngày 28/10/2023, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế và bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC), Nguyễn Quỳnh Anh (cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS) và 15 người bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán.
Riêng ông Quyết cùng bà Thúy Nga, Minh Huế, Kiều Dung và Nguyễn Thiện Phú (cựu phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros) bị đề nghị thêm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết luận điều tra được ban hành cuối tháng 10/2023, cơ quan điều tra xác định trong hơn bốn năm (từ tháng 6/2017 đến tháng 1/2022), ông Quyết đã chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh nhân dân của 45 người, thành lập và đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản chứng khoán nhằm thao túng, "thổi giá" cổ phiếu.
Biểu tượng biểu tượng của Spirit of Ecstasy trên Rolls-Royce ở London - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2022
Rolls-Royce mạ vàng của ông Trịnh Văn Quyết ế, sợ yếu tố tâm linh?
Theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, các nhân viên thuộc Công ty cổ phần chứng khoán BOS đã cấp khống hạn mức cho các tài khoản do bà Huế quản lý với tổng số tiền hơn 170.000 tỉ đồng.
Huế đã sử dụng các tài khoản này mua năm mã cổ phiếu gồm: FLC, AMD, HAI, ART và GAB để tạo cung cầu giả nhằm thao túng thị trường. Cơ quan điều tra cáo buộc khi giá của năm mã cổ phiếu trên được "thổi" lên cao, theo chỉ đạo của Quyết, Huế đã bán ra thị trường giúp anh mình thu lợi 723 tỉ đồng.
Ngoài ra, kết luận nêu ông Quyết còn chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty cổ phần chứng khoán BOS và các công ty con, sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để "làm giá".
Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua bán các mã cổ phiếu với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.
Do vậy, mã chứng khoán AMD tăng từ 13.750 đồng/cổ phiếu lên 23.450 đồng (tăng 70%) sau đó giảm nhanh xuống 10.000 đồng; HAI tăng từ 3.780 đồng/cổ phiếu lên 22.500 đồng (tăng 459%), sau đó giảm còn 4.610; GAB tăng từ 10.900 đồng/cổ phiếu lên 193.600 đồng (tăng 1.776%); ART tăng từ 3.300 đồng lên 10.300 (tăng 330%); FLC tăng từ 3.050 đồng lên 21.150 đồng (tăng 593%).
Riêng với mã FLC có biến động mạnh về giá trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022 khi tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu sau đó giảm nhanh về mức sàn là 21.150 đồng (giảm 12,9% trong một phiên). Cơ quan điều tra cáo buộc, trong phiên này, ông Quyết đã chỉ đạo em gái bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC với tổng giá trị khớp lệnh 1.600 tỷ đồng.
Chiếc búa của quan toà trên máy tính xách tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Diễn biến bất ngờ vụ ông Trịnh Văn Quyết: Việt Nam khởi tố thêm 15 người
Kết luận xác định, ông Quyết cùng đồng phạm đã thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2014 đến 2016 ông Quyết cùng đồng phạm còn bị cáo buộc chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư khi làm thủ tục tăng vốn điều lệ.
Theo điều tra, các cổ đông thực tế chỉ đóng góp hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ vào Công ty CP Xây dựng Faros với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; còn ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo thuộc cấp, cá nhân liên quan lập khống, ký khống hồ sơ và chứng từ góp vốn, làm tăng khống vốn chủ sở hữu của Công ty CP Xây dựng Faros lên 4.300 tỷ đồng.
Sau đó, các bị can đề nghị đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng Faros trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh để bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

FLC tổ chức họp cổ đông bất thành

Cùng ngày, công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) vừa thông báo, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 được tổ chức sáng 2/1/2024 bất thành do tỷ lệ tham dự biểu quyết không đủ 50%.
Theo kết quả kiểm tra tư cách cổ đông được FLC công bố trước cuộc họp, số lượng cổ đông đến tham dự chỉ có 94 người.
Theo FLC, số cổ phiếu của cổ đông đến tham dự này chiếm 227 triệu cổ phiếu, chỉ tương đương 32% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Do đó, FLC không đủ điều kiện tổ chức ĐHĐCĐ bất thường do không đủ 50% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала