Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực

© Ảnh : Dương Văn Giang - TTXVNLãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, sáng 5/1, nhằm tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn kinh tế.
Dự Hội nghị tại điểm cầu địa phương có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết nhìn lại năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Trong nước, Thủ tướng cho biết nền kinh tế chịu "tác động kép" của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những bất cập nội tại kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, có độ mở cao, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế.
Nêu kết quả kinh tế - xã hội năm 2023, người đứng đầu Chính phủ cho hay nền kinh tế đang tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cơ bản đạt được, thúc đẩy tăng trưởng bảo đảm các cân đối lớn.
Tuy nhiên, Thủ tướng đặt ra các vấn đề như: Điều hành tỉ giá, lãi suất, tín dụng có gì nổi? Bội chi được kiểm soát tốt, nợ công, nợ nước ngoài ở ngưỡng cảnh báo, nhưng để tận dụng được dư địa chính sách tài khóa cho phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải làm gì? Bài học kinh nghiệm gì trong thực tiễn điều hành tiền tệ và tài khóa? Lĩnh vực, chỉ tiêu gì có thể làm tốt hơn?
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2024
Việt Nam có thể là nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới năm 2038
Theo đó, Thủ tướng đề nghị tại Hội nghị, các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhất là điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 nhằm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái" để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; công tác nắm tình hình và phản ứng chính sách; lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức quốc tế; việc tổ chức kịp thời nhiều hội nghị và ra nhiều quyết sách; việc thành lập 5 Tổ công tác giải ngân đầu tư công và 26 Tổ công tác đến các địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...
Hội nghị cần phân tích, cho ý kiến về đánh giá khái quát như trên, nhất là phân tích nguyên nhân thành tựu đạt được trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, nhất là về điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, tỷ giá, lãi suất, tín dụng; kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia dưới ngưỡng cảnh báo.
Đồng thời, phân tích bài học để đạt được một số chỉ tiêu quan trọng đạt cao nhất trong nhiều năm qua như vốn FDI thực hiện, giải ngân đầu tư công, xuất siêu, thu ngân sách Nhà nước, công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp...
Cụ thể, FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch, số tuyệt đối cao hơn 146 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước vượt 8,2% dự toán...
Về tình hình năm 2024, Thủ tướng đề nghị Hội nghị tập trung phân tích, đánh giá, dự báo; đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá kết hợp với các chính sách khác; vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2023
Thủ tướng yêu cầu không để "vàng hóa" nền kinh tế
Cùng với đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện các đột phá chiến lược về: xây dựng, hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng; tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động...
Thủ tướng cũng yêu cầu Hội nghị thảo luận để bảo đảm cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn; thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại; tăng liên kết vùng, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế-xã hội theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị...
Hội nghị thảo luận, cho ý kiến nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết bài toán gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển văn hóa, xã hội với kinh tế; phát triển công nghiệp văn hóa, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu...; giải pháp tiếp tục đảm bảo quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала