Chiến tranh biên giới Tây Nam: Vì sao Việt Nam phải đưa quân sang Campuchia?

© AFP 2023 / Kraipit PhanvutBộ đội tình nguyện Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2024
Đăng ký
Chuyên gia khẳng định, Việt Nam có lý do chính đáng để phản công tự về và đưa quân vào cứu giúp dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ tàn ác. Chính Pol Pot đã buộc Việt Nam không có lựa chọn nào khác, đây là con đường sống còn.
Theo Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời GS.TS Võ Văn Sen, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng ta đã chờ đợi đối thoại. Khi không còn con đường nào khác chúng ta mới phản công, tiến công để xóa bỏ chế độ Pol Pot".

Việt Nam có lý do chính đáng để đưa quân vào cứu giúp dân tộc Campuchia

Ngày 07/01/1979, Thủ đô Phnom Penh của Campuchia được giải phóng. Nhân dân Campuchia chào đón bộ đội Việt Nam tiến vào thủ đô Campuchia.
Sự có mặt của quân tình nguyện Việt Nam đã giải thoát cho dân tộc Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn ác và độc tài trong lịch sử loài người.
Chiến thắng 7/1/1979 là sự kiện trọng đại của đất nước Campuchia. Đây cũng là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, thấm đượm tính nhân văn và tinh thần quốc tế vô sản cao cả.
Nhân kỷ niệm 45 năm Chiến tranh biên giới Tây Nam, GS.TS Võ Văn Sen, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lý do vì sao Việt Nam phải phản công tự vệ.
"Việt Nam có lý do chính đáng để đưa quân vào cứu giúp dân tộc Campuchia. Chính Pol Pot đã buộc Việt Nam không có lựa chọn nào khác", - chương trình Phát thanh Quân đội của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời GS.TS Võ Văn Sen khẳng định.
Đánh giá về việc quân Khmer Đỏ tàn sát, giết hại chính đồng bào của mình trên chính đất Campuchia, vị chuyên gia Việt Nam lưu ý, đây là điều hết sức kỳ lạ, trong lịch sử nhân loại rất ít khi xảy ra.
Ông Sen dẫn chứng như chủ nghĩa phát xít tiêu diệt người Do Thái, hay những cuộc thanh tẩy chủng tộc trong lịch sử, còn ở Campuchia là tự diệt chủng 2 triệu người, 1/4 dân số của mình.
Câu hỏi này hiện vẫn tiếp tục nghiên cứu. GS. Võ Văn Sen cho biết hiện đã có nhiều luận án đang nghiên cứu vấn đề này ở Đại học Columbia, Mỹ.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tội diệt chủng của Pol Pot, ông Sen cho rằng, bao trùm chính là tính chất tàn bạo, chưa từng có trong lịch sử.
© AFP 2023 / Romeo GacadBộ đội tình nguyện Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2024
Bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Ở đây, theo Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TPHCM, có một sự biến thái của phong trào nông dân cực tả, mà những người "trí thức" như Pol Pot leng Sary đã học những tư tưởng phương Tây không đến nơi đến chốn rồi vận dụng vào phong trào nông dân, tạo nên một phong trào nông dân cực tả, với một tinh thần kỳ thị, tiến hành một xã hội nông nghiệp không gia đình, không trường học, không chợ búa, không thị trường.
"Đó là một một mô hình vô cùng quái dị trong lịch sử loài người", - GS.TS Võ Văn Sen khẳng định.
Trước sự thật Pol Pot giết hại chính người dân Campuchia, thực thi chính sách coi Việt Nam là kẻ thù, nhiều lần tổ chức cho quân đội đánh chiếm, xâm lấn biên giới Việt Nam, giết hại người Việt, theo GS. TS Võ Văn Sen, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước những tội ác mà Pol Pot gây nên.
Chuyên gia chỉ rõ, thời điểm đó, vấn đề Campuchia là vấn đề hết sức quan trọng cho cách mạng Đông Dương và cách mạng Việt Nam.

"Cho nên chúng ta hết sức cẩn thận và hành động hết sức cân nhắc. Vì vậy, cuộc đấu tranh với những hành động của Pol Pot đi qua từng bước. Đầu tiên chúng ta dùng những biện pháp ngoại giao. Chúng ta chờ đợi để đối thoại. Và cuối cùng, khi không còn con đường nào khác chúng ta mới phải sử dụng đến cuộc phản công, tiến công để xóa bỏ chế độ Pol Pot", - GS.TS Võ Văn Sen nhấn mạnh "chúng ta đã hết sức thận trọng".

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, Việt Nam chỉ phản công mạnh khi Pol Pot huy động đến 10/19 sư đoàn ở biên giới Việt Nam.
Cùng với đó, Việt Nam đã tiến hành đàm phán, tức là tiến hành biện pháp ngoại giao. Nhưng đến khi không thể đàm phán được nữa thì mới nổ súng. Khi đó họ huy động lực lượng tấn công biên giới Việt Nam rồi, chúng ta phải phản công. Còn trước đó, họ chỉ đánh một vài địa phương, chúng ta dùng biện pháp thương lượng và biện pháp ngoại giao để giải quyết. Chúng ta cho rằng, đó là những hành động khiêu khích của họ.
"Họ muốn làm như vậy để Việt Nam mở cuộc phản công lớn, tạo cớ cho các lực lượng quốc tế phản động lúc bấy giờ", - GS Sen cho rằng, chúng ta hành động như vậy là rất khéo léo.

"Không còn con đường nào khác"

Theo GS.TS Võ Văn Sen, chúng ta quyết định đưa quân sang nước bạn khi không còn con đường nào khác. Đây là con đường sống còn đối với chúng ta.
"Có 10/19 sư đoàn của Pol Pot ở biên giới trên tổng số 23 sư đoàn tổng lực, người ta muốn chiếm cả Nam Bộ và muốn tiêu diệt cả đất nước chúng ta. Nếu chúng ta hành động chậm hơn thì cũng có thể mất nước. Tình hình hết sức nguy hiểm", - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định.
Theo ông, chúng ta đã tính toán từ lâu và cho đến khi họ hành động như vậy, chúng ta biết rằng, đây là thời điểm phải tổng phản công kẻ thù, "chứ không còn con đường nào khác".
Trung tướng Nguyễn Văn Nam (trái) chúc mừng ông Chan Sorykan (phải), Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2024
Chiến thắng Pol Pot 7/1/1979: Campuchia thắng Khmer Đỏ với sự giúp đỡ của Việt Nam
Một là để bảo vệ vững chắc biên giới. Hai là cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng của Pol Pot. Thứ ba là đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận cứu nước Campuchia, thể hiện sự chính nghĩa, rõ ràng trong hành động của Việt Nam.
Ông Sen cũng nhắc lại, xét cả về tình và lý, Việt Nam không thể thấy chết mà không cứu. Dân tộc Campuchia đứng trước họa diệt chủng. Lực lượng cách mạng Campuchia vừa được hình thành. Nếu đứng lên cùng với quân đội Việt Nam thì họ còn nhỏ bé lắm.
"Tàn quân Pol Pot thì chúng ta chưa tiêu diệt hết. Mà nếu chúng ta rút ngay về nước lúc bấy giờ thì không cứu được nhân dân Campuchia. Một khi Pol Pot quay trở lại thì dân tộc Campuchia sẽ tiếp tục chịu nạn diệt chủng như trước, có thể còn tàn bạo hơn nữa", - chuyên gia phân tích.

Chủ nghĩa nhân đạo cao cả

Đối với các mối quan hệ quốc tế hiện nay, GS.TS Võ Văn Sen khẳng định, Việt Nam không chọn phe, chúng ta chỉ chọn chính nghĩa.

"Chúng ta không chọn đứng về phía nào. Chúng ta có chính nghĩa chống Mỹ cứu nước, chúng ta không chọn phe nào. Bài học đó cũng là từ tư tưởng Hồ Chí Minh mà thôi. Đây là một bài học rất lớn để chúng ta vận dụng giải quyết những vấn đề hôm nay và tương lai. Đó là một trong những hạt ngọc của tư tưởng Hồ Chí Minh", - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - khẳng định với VOV, nhắc lại sự kiện chiến tranh biên giới Tây Nam tuyệt đối không phải để gây hận thù.
Tuy nhiên, ông Phúc nhấn mạnh, phải nói rõ sự thật lịch sử để thấm thía, để gìn giữ, để phát triển quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc Campuchia - Việt Nam tốt hơn.
Theo vị chuyên gia, Việt Nam không những cứu bạn đánh đổ chế độ tàn ác nhất trong lịch sử mà còn ở lại giúp họ hồi sinh đất nước.
"Mà hoàn toàn trong sáng, không mảy may một chút vụ lợi gì. Đó là điều phải tự hào. Xin thưa rằng, chưa có một Quân đội nào đi cứu một đất nước, một dân tộc, chịu đựng biết bao hy sinh gian khổ. Dân tộc mình, Đảng mình có quyền tự hào, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng có quyền tự hào. Đấy là chủ nghĩa nhân văn cao cả, chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Việt Nam", - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc tin tưởng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала