Việt Nam triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 5: Sẽ xem xét công tác nhân sự

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnUỷ ban Thường vụ Quốc hội
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2024
Đăng ký
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc vào ngày 15/1, bế mạc vào ngày 18/1.
Riêng ngày mai (8/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc phiên họp 29 và cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp bất thường, xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Về chương trình làm việc dự kiến kỳ họp sẽ khai mạc ngày 15/1 và bế mạc ngày 18/1.
Theo thông báo triệu tập, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết nội dung, chương trình kỳ họp bất thường sẽ được gửi xin ý kiến đại biểu trong ngày 8/1.
Thông cáo báo chí về Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp trong khoảng một ngày rưỡi: chiều 8 - 9/1/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Việt Nam có thể sẽ họp Quốc hội vào trung tuần tháng 1/2024
“Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp”, - cổng thông tin điện tử Quốc hội cho biết.
Đáng chú ý, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV; xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Theo quy định tại luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm: đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, tổng Kiểm toán Nhà nước, tổng thư ký Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách thành viên và việc cho thôi làm thành viên ủy ban, quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi làm phó chủ nhiệm, ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách tại ủy ban của Quốc hội theo đề nghị của chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có trách nhiệm phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; phê chuẩn kết quả bầu và việc cho thôi làm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Dự kiến, tại Phiên họp 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian để tiến hành: cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công.
Trong số này, 2 dự án luật về đất đai và các tổ chức tín dụng được để lại từ kỳ họp 6 cuối năm 2023, dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường khai mạc từ 15/1 tới đây.
Trước đó, như Sputnik thông tin, tại phiên họp tháng 12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 xem xét thông qua Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) “nếu đủ điều kiện”.
Thực tế, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đặc biệt được cử tri nhân dân quan tâm. Dự án luật này hiện vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Đã có trên 12 triệu lượt ý kiến góp ý của cử tri và thảo luận tại 3 kỳ họp của Quốc hội nhưng nhiều điểm vẫn chưa ngã ngũ.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Luật Đất đai sửa đổi sẽ được xem xét trong kỳ họp sau
Trong khi đó, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng rất khó và nhạy cảm. Dự thảo này đã thảo luận qua 2 kỳ họp của Quốc hội nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước đó đã từng lưu ý, do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 2 dự án luật nêu trên,Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến rất xác đáng, đồng thời đã cân nhắc thận trọng nhiều mặt và quyết định xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất.
Việc “tạm gác lại” này nhằm để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi của luật sau khi được ban hành.

Việc chưa từng có tiền lệ để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn

Bên cạnh những vấn đề trên, một nội dung khác cũng được đề nghị đưa vào chương trình của kỳ họp bất thường sắp tới là xem xét thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo cổng thông tin điện tử Quốc hội, Quốc hội cũng dự kiến xem xét, thông qua Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghỉ hưu từ 1/5
Như vậy, với việc tổ chức kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội khóa XV sẽ có 5 kỳ họp bất thường kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Đây là việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 78 năm hoạt động của Quốc hội Việt Namnhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn của đất nước và hoàn toàn phù hợp với mong mỏi của cử tri.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала