Việt Nam có thể làm được đường sắt tốc độ cao

© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19).
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19). - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Đăng ký
Dự hội nghị của ngành đường sắt đầu năm mới 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin chắc Việt Nam có thể làm được đường sắt tốc độ cao.
Người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ trăn trở khi hơn 3.000 km đường sắt đến nay vẫn chưa được nâng cấp: "Pháp xây thế nào còn nguyên xi thế".

Thủ tướng biểu dương ngành đường sắt

Theo báo Chính phủ, chiều 9/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên tham dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Trước đó, Thủ tướng đã đến ga Hà Nội, thăm hỏi công nhân viên ngành đường sắt và hành khách đi tàu.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng bày tỏ xúc động trước những đổi mới của ngành đường sắt những năm qua. Nngành đường sắt từng có thời điểm rơi vào khủng hoảng trong đại dịch Covid-19 hồi năm 2021, khiến cho 2 vạn công nhân không có việc, không có thu nhập. Thế nhưng, chỉ trong 2 năm, ngành đường sắt đã gần như lột xác khi thoát lỗ và có lãi.
Thủ tướng cho biết, khi hỏi công nhân "ngành đường sắt có gì mới không", ông được nghe câu trả lời từ người lao động rằng có rất nhiều cái mới, tàu đẹp hơn, ga đẹp hơn, dịch vụ tốt hơn, hành khách hài lòng hơn.
"Lương các cháu không tiết lộ nhưng cũng cho biết đủ ăn, đủ mặc. Tôi cũng hỏi 2 hành khách đi tàu, đều được trả lời "đi tàu bây giờ sướng lắm". Hỏi mua vé có dễ không thì người dân cho biết dễ mua, qua thẻ ngân hàng, QR Code đều được. Khi lên tàu sạch sẽ, dịch vụ thoải mái", - báo Thanh niên dẫn lời Thủ tướng.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, việc khảo sát trực tiếp từ công nhân ngành đường sắt và khách hàng dù số lượng không nhiều, nhưng đã nhận được những câu trả lời rất thật, cho thấy ngành thực sự có tiến bộ.
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19) - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19)
Ngoài ra, số liệu báo cáo của VNR cho thấy, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều vượt kế hoạch.
"Tôi cũng ấn tượng việc xây dựng "đường tàu, đường hoa" nghe rất gần gũi, thân thương, nhưng tính hiệu triệu rất cao; hay khẩu hiệu ‘mỗi cung đường là một vườn hoa, mỗi nhà ga là một điểm đến", - Thủ tướng nói, đánh giá cao sự tiến bộ của VNR trong năm qua.

Quyết tâm làm đường sắt tốc độ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, tuy đã có nhiều cải thiện đáng khích lệ, vẫn còn nhiều tồn tại như tổng mức đầu tư đạt thấp, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, tình hình đầu máy toa xe chưa đượcđáp ứng, nếu nâng được tốc độ chạy tàu lên 100 km/h sẽ hiệu quả hơn…
Thủ tướng cho rằng, so với Tập đoàn Dầu khí, cách đây mấy năm người xin nghỉ việc rất nhiều, nhưng đến nay không khí khác hẳn, doanh thu, lợi nhuận đều tốt. Và lúc này, điều quan trọng là VNR cũng đã "tìm thấy lối ra".
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng dự Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình hoạt động của Ga Hà Nội
Thủ tướng dự Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình hoạt động của Ga Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Thủ tướng dự Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình hoạt động của Ga Hà Nội
Tuy nhiên, ông cũng trăn trở khi "hơn 3.000 km đường sắt chưa được nâng cấp, Pháp xây thế nào còn nguyên xi thế. Chúng ta không thể bó tay, khuất phục, khi có cơ chế đúng sẽ tạo hiệu quả".
Trung Quốc hiện có 42.000 km đường sắt cao tốc, các nước xung quanh cũng đã có đường sắt cao tốc. Với Việt Nam, Bộ Chính trị đã cho chủ trương trong nhiệm kỳ này làm đường sắt cao tốc. Đảng đã có chủ trương rồi, phải biến thành dự án, chương trình, tìm nguồn vốn, công nghệ để làm, nâng cao hiệu quả hệ thống đường sắt. Khi làm thì nghiên cứu giữ lại hay làm mới, các nhà khoa học, quản lý cần phải nghiên cứu để lựa chọn cho phù hợp.

"Nói chuyện cũ nhưng phải bàn chuyện mới, phải có đột phá, không phải câu chuyện bình bình sửa lại mấy đoàn tàu, nâng cấp mấy nhà ga. Tôi muốn cùng các đồng chí đưa động lực mới, phát triển đột phá ngành đường sắt, xây dựng đường sắt tốc độ cao theo nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị trong những năm tới đây. Tôi tin chắc chúng ta làm được", - đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Theo ông, trong năm nay 2024 sẽ cố gắng trình chủ trương xây dựng đề án đường sắt tốc độ cao. Có thể chia ra làm một số dự án lớn như Lào Cai - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - TP.HCM, TP.HCM - Cần Thơ.
Về nguồn lực, Thủ tướng yêu cầu cố gắng hoàn thiện thể chế, khai thác từ nguồn lực sẵn có, hơn 300 nhà ga, đất đai, con người… Đồng thời, tái cơ cấu tài sản hiện có, khu ga, đường ray, mang lại giá trị hiệu quả cao hơn; tái cơ cấu vận hành, tổ chức bộ máy phù hợp với kinh tế thị trường. Theo ông, việc phát triển đường sắt tốc độ cao cần có chính sách ưu tiên, tháo gỡ vướng mắc hiện nay.

VNR có một năm 2023 thành công

Trước đó, theo báo cáo của Tổng giám đốc VNR Hoàng Gia Khánh, tập đoạn đạt lợi nhuận 94,8 tỉ đồng năm 2023, thoát lỗ sau 3 năm liên tiếp. Doanh thu hợp nhất đạt 8.503 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 94,8 tỉ đồng. Người lao động trong ngành thu nhập trung bình 9,5 triệu đồng/tháng, đạt 105 % so với cùng kỳ.
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19) - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19)
VNR từng có 3 năm giảm doanh thu và lợi nhuận âm liên tiếp. Cụ thể, năm 2020 lỗ hơn 1.300 tỉ đồng, năm 2021 lỗ 654 tỉ đồng và năm 2022 lỗ 111 tỉ đồng.
Lãnh đạo tập đoàn chia sẻ, kết quả kinh doanh khả quan đến từ việc vận tải hành khách bằng đường sắt dần hồi phục. Năm qua, VNR đã vận chuyển 6,1 triệu lượt hành khách, bằng 135% cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, năm 2023, ngành đường sắt cũng đã hoàn thành mục tiêu đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, khai trương tàu liên vận quốc tế, ga Kép Bắc Giang, tàu Thạch Gia Trang...
Bên cạnh đó, đường sắt Việt Nam cũng cho ra mắt đoàn tàu chất lượng cao, tổ chức đám cưới trên tàu, app bán hàng, nâng cấp cà phê hỏa xa, lễ hội thiết kế sáng tạo tại ga xe lửa Gia Lâm… Các hoạt động này được khách hàng đón nhận.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành thừa nhận vẫn tồn tại một số bất cập, như bộ máy còn cồng kềnh, tư duy chuyển biến chậm khiến cho hiệu quả kinh doanh chưa cao.
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính với nhân viên Ga Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với nhân viên Ga Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính với nhân viên Ga Hà Nội.
Năm 2024, ngành đường sắt Việt Nam đặt mục tiêu cơ cấu lại nguồn lực, nguồn vốn, nhân lực, hướng đến việc chuẩn bị khai thác đường sắt quốc gia mới và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Về phần mình, Phó Tổng Giám đốc VNR Hoàng Năng Khang cho biết, Chính phủ đã chấp thuận định hướng giao VNR quản lý, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sau khi hoàn thành đầu tư. VNR đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, các bộ ngành liên quan trong việc cung cấp số liệu, góp ý sớm hoàn thiện đề án chủ trương đầu tư dự án này.
Bên cạnh đó, VNR cũng chủ động thành lập ban chỉ đạo và 3 tổ công tác để nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tổng công ty sau khi có dự án đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động.
Năm nay, VNR sẽ chủ động học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác đường sắt tốc độ cao của các quốc gia có đường sắt phát triển, như Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала