Kazakhstan đã ngỏ lời với lãnh đạo Việt Nam

CC BY-SA 4.0 / MFA-1976 / K. Tumysh, July 2019 (cropped image)Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Đăng ký
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh tiết lộ, chủ đề hợp tác đường sắt sẽ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Tokayev thảo luận trong chuyến thăm Kazakhstan vào tháng 6/2024 của nguyên thủ Việt Nam.
Đại sứ Kanat Tumysh cho biết, Kazakhstan muốn thúc đẩy hợp tác đường sắt với Việt Nam, tạo thành cầu nối giữa Đông Nam Á đến Kazakhstan, vùng Kavkaz, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Theo ông, với việc xây dựng tuyến Hành lang Đông Tây xuyên Caspi giữa Kazakhstan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia và Azerbaijan, hàng hóa từ Việt Nam có thể đến được châu Âu chỉ trong 2 tuần.

Kazakhstan muốn cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác đường sắt

VTC News cho biết, trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Kazakhstan ngày 15/1, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh khẳng định, Kazakhstan muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, với hợp tác đường sắt là một trọng tâm.
Đại sứ Kanat Tumysh nhấn mạnh, hợp tác đường sắt giữa Việt Nam và Kazakhstan sẽ tạo thành cầu nối giữa Đông Nam Á đến Kazakhstan, vùng Kavkaz, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Tổng thống Kazakhstan thăm làng gốm Chu Đậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2023
Tổng thống Kazakhstan thử tài làm gốm
Theo đại sứ, việc nâng cấp tuyến đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy xây dựng hành lang liên vận giữa Việt Nam - Trung Quốc - Kazakhstan.
Đại sứ Kanat Tumysh cho hay, Kazakhstan hiện đã có tuyến đường sắt nối từ Côn Minh đến Kazakhstan và từ đó đến Istanbul, và xa hơn là châu Âu.
Với việc xây dựng tuyến hành lang liên vận này, hàng hóa từ Việt Nam có thể đến được châu Âu chỉ trong 2 tuần.
Theo ông, mục tiêu này hoàn toàn có thể hiện thực hóa thông qua Hành lang Đông Tây xuyên Caspi giữa Kazakhstan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia và Azerbaijan.

"Hành lang Đông Tây xuyên Caspi hiện đã được sự chấp thuận từ các quốc gia thành viên. Một khi tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được nâng cấp Việt Nam hoàn toàn có thể kết nối với hàng lang liên vận đến châu Âu", - báo Dân trí dẫn lời Đại sứ Kanat Tumysh.

Hy vọng lãnh đạo Việt Nam và Kazakhstan chia sẻ về hợp tác đường sắt

Hành lang Đông Tây xuyên Caspi (còn được biết đến là Tuyến Vận tải Quốc tế Xuyên Caspi - TITR), kéo dài từ biển Đen đến Trung Á qua Nam Kavkaz, là tuyến đường sắt ngắn nhất giữa miền Tây Trung Quốc đi đến Liên minh châu Âu và ngược lại.
Vị Đại sứ Kazakhstan cho biết đã trao đổi về việc hợp tác đường sắt giữa Việt Nam và Kazakhstan trong các cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Theo ông, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này.
Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2023
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Kazakhstan chính thức bắt đầu
Về hàng lang liên vận đến Kazakhstan, Đại sứ Kanat Tumysh khẳng định Kazakhstan hoàn toàn có thể đóng vai trò trung tâm trung chuyển cho hàng hóa Việt Nam đến Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), Trung Á và châu Âu.
Theo ông Kanat Tumysh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự kiến sẽ có chuyến thăm chính thức đến Kazakhstan vào tháng 6/2024, bên thềm Diễn đàn Quốc tế Astana (AIF).
Đại sứ Kanat Tumysh hy vọng, việc hai nước tăng cường hợp tác đường sắt sẽ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev chia sẻ trong chuyến thăm sắp tới.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo dự kiến cũng sẽ thảo luận một số vấn đề về tình hình thế giới, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала