Khởi đầu cuộc chiến ở Trung Đông và ảnh hưởng tới Việt Nam

© Ảnh : Social mediaLiên quân phương Tây không kích ở Yemen
Liên quân phương Tây không kích ở Yemen - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Đăng ký
Cả Nga và Trung Quốc đều rất “tỉnh đòn” khi họ “bỏ phiếu trắng” đối với dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Mỹ và Nhật Bản đệ trình yêu cầu lực lượng Houthis dỡ bỏ hành động cản trở hàng hải quốc tế tại Biển Đỏ. Tình hình ở Biển Đỏ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Một số chuyên gia đã dự đoán cách đây 2-3 tuần về cuộc chiến ở Trung Đông. Và nó đang bắt đầu, bắt đầu bằng các cuộc tấn công “mang tính biểu tượng” vào Yemen. Việc ném bom Yemen mới chỉ là khởi đầu!
Một điểm đáng chú ý là, một ngày trước đó tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Nga đã bỏ phiếu trắng (tức là không phủ quyết) khi bỏ phiếu thông qua nghị quyết của Mỹ và Nhật Bản yêu cầu lực lượng Houthis chấm dứt ngay lập tức các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Câu hỏi đặt ra là, như vậy, Trung Quốc và Nga đã tạo cho Mỹ cơ sở pháp lý cho các hành động của Mỹ và các nước liên minh của Mỹ (khác với vụ xâm lược Iraq năm 2003), tại sao? Và tình hình ở khu vực Biển Đỏ ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam?

So sánh Yemen với Việt Nam là một sai lầm

Một số suy đoán rằng, có một số hình thức trao đổi gì đó giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng có nhiều khả năng là Trung Quốc và Nga đã tạo cơ hội cho Hoa Kỳ tự bẻ cổ, như ở Việt Nam. Họ so sánh Việt Nam và Yemen và cho rằng sự so sánh này là khá phù hợp. Người Pháp bắt đầu Chiến tranh Việt Nam vào năm 1946, ngay sau khi đánh đuổi quân Nhật. Năm 1954 người Pháp rời đi và người Mỹ lại tới xâm lược. Bất chấp mọi lợi thế về công nghệ của các cường quốc phương Tây, Việt Nam - mặc dù phải trả giá bằng những tổn thất to lớn - vẫn chống trả được. Các cường quốc phương Tây thậm chí khi đó còn ưa thích các cuộc chiến tranh ủy nhiệm và các cuộc không kích, nhưng cuối cùng họ bị lôi kéo vào một cuộc chiến lớn và bị đánh bại. Người Mỹ rời Việt Nam vào năm 1973 và Bắc Việt Nam đã giải phóng miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và thống nhất đất nước.
Yemen - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2024
Nhà phân tích: Tấn công Yemen là nỗ lực đe dọa Iran và Triều Tiên
Nhà phân tích, nhà nghiên cứu các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì cho rằng việc so sánh Yemen với Việt Nam là một sai lầm:
Từ năm 2003, người dân Yemen đã bất bình với việc nhà lãnh đạo Ali Saleh công khai ủng hộ cuộc chiến của Mỹ và đồng minh chống Iraq. Phong trào Houthis đã đưa ra khẩu hiệu “Thánh Allah muôn năm, cái chết cho nước Mỹ, cái chết cho Israel, nguyền rủa bọn Do Thái, Hồi giáo sẽ chiến thắng”. Với tuyên ngôn này, người Mỹ ban đầu không thèm để ý vì họ cho rằng Houthis không có thực lực để thực hiện tuyên ngôn đó.
Xét từ khía cạnh chính trị thì với khẩu hiện nói trên, Houthis có thể bị Mỹ coi là một phong trào Hồi giáo cực đoan như Al Qaeda*, như ISIS* (tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga). Nhưng phải chờ đến khi Al Qaeda và IS, hai đứa “con đẻ” và “con ghẻ” của Mỹ thoát thai từ “bà mẹ” Mujahideen đã hết thời, không còn đủ năng lực để trở thành “quân xanh” giúp Mỹ có cớ khuấy đảo nền an ninh toàn cầu thì Mỹ mới “để mắt” đến Houthis. Và sử dụng lực lượng này nhằm chĩa mũi dùi của dư luận vào Iran, đồng thời, tạo ra một mối đe dọa mới để lấy cớ triển khai lực lượng quân sự ở Biển Đỏ và Trung Đông, răn đe Arab Saudi và UAE vừa gia nhập khối BRICS cũng như cảnh cáo Iraq đang đòi Mỹ rút quân khỏi nước này.

“Tất cả những động thái trên đây cho thấy Yemen khác xa với Việt Nam, nơi mà toàn thế giới đã phải thừa nhận rằng, ý chí độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là sự bất khuất có một không hai. Nếu như Việt Nam gần như tự lực đấu tranh trên đôi chân trần, hai bàn tay và khối óc của chính mình để giành và giữ vững nền độc lập thì cuộc đấu tranh của những người Houthis lại mang đậm màu sắc tôn giáo. Nó rất giống với Al Qaeda và ISIS”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.

Và cũng bình luận thêm rằng:
Trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của mình, người Việt Nam không chỉ sử dụng lực lượng vũ trang mà còn biết đoàn kết toàn dân, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc để chống ngoại xâm thì Houthis là một lực lượng có tính biệt phái rất cao. Không ai lên án niềm tin tôn giáo của họ nhưng nếu chỉ với một niềm tin có tính mơ hồ cũng như sự cực đoan trong hành động của họ cho thấy Houthis không phải là một phong trào giải phóng dân tộc nghiêm túc và phù hợp với xu thế tiến bộ của loài người. Không những thế, Houthis còn có thể bị các thế lực chính trị do Mỹ và phương Tây cầm đầu thao túng và trở thành “quân xanh” trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị đang diễn ra quyết liệt trên thế giới hiện nay. Trong đó, âm mưu “trở lại Trung Đông” của người Mỹ bộc lộ rất rõ khi hai đồng minh thân cận trước đây của họ đang “quay xe”.

“Điều này giải thích vì sao cả Nga và Trung Quốc đều rất “tỉnh đòn” khi họ “bỏ phiếu trắng” đối với dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Mỹ và Nhật Bản đệ trình yêu cầu lực lượng Houthis dỡ bỏ hành động phong tỏa hành lang hàng hải quốc tế tại Biển Đỏ. Bên cạnh đó, việc lực lượng Houthis đã tuyên bố rất rõ ràng rằng họ chỉ tấn công như tàu treo cờ Mỹ và Israel cũng như tàu của các nước khác đi và đến từ các cảng của Israel cũng là một lý do khiến cho tàu bè các quốc gia khác vẫn có thể sử dụng tuyến hàng hải quan trọng này chứ không bị phong tỏa toàn bộ như bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây la lối”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2024
Bộ Ngoại giao Nga lên án Mỹ tấn công Yemen

Diễn biến phức tạp tại khu vực Biển Đỏ ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Như chúng ta đã biết, từ 12/1/2024, Mỹ và Anh tiến hành các cuộc tấn công lớn vào Yemen, bắn phá thủ đô Sana'a và các thành phố cảng của đất nước này. Cuộc tấn công vào các căn cứ của Houthis ở Yemen diễn ra một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết của Mỹ và Nhật Bản yêu cầu lực lượng Houthis chấm dứt ngay lập tức các hành động tấn công tàu ở Biển Đỏ. Nghị quyết kêu gọi tôn trọng các quyền quốc tế về tự do hàng hải và lên án các cuộc tấn công của Houthis ở Yemen nhằm vào các tàu thương mại. Cũng ngay trong ngày 12/1, Nga đã yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến các cuộc tấn công của Mỹ và Anh vào Yemen, vì cho rằng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc "đã bị Washington và London vi phạm ngay lập tức".

“Khi cuộc chiến Israel - Hamas bắt đầu vào ngày 7-10-2023, Houthis tuyên bố ủng hộ Hamas và cho biết họ sẽ nhắm mục tiêu vào bất kỳ tàu nào đến Israel hoặc rời khỏi đó, treo cờ Mỹ và Israel, chứ không hề phong tỏa vùng biển này như báo chí phương Tây la ó. Biển Đỏ và kênh đào Suez là một tuyến đường vận chuyển quan trọng, với khoảng 12% lượng hàng hóa thế giới đi qua. Việc tấn công của Mỹ và Anh trong mấy ngày qua vào Yemen đã làm phức tạp hơn tình hình vận tải rất nhiều. Tác hại của nó gấp nhiều lần so với tác hại mà Houthis gây ra trong suốt thời gian qua”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Diễn biến phức tạp tại khu vực Biển Đỏ khiến các hãng vận tải lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, Maersk... tránh đi qua kênh đào Suez, tuyến đường thủy nối châu Á với châu Âu và Mỹ. CMA CGM, một trong những công ty lớn nhất của Pháp trên thị trường vận tải tàu biển, đã tuyên bố tạm dừng vận chuyển qua Biển Đỏ. Các tàu công tây nơ giờ đây phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng của châu Phi, khiến hành trình dài hơn tới khoảng 40%.
Theo The Gardian, thông thường, tàu phải thông báo cho công ty bảo hiểm khi đi qua khu vực có rủi ro cao và đóng thêm phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm rủi ro mà các công ty vận tải phải trả chỉ là 0,07% giá trị tàu vào đầu tháng 12/2023, nhưng đã tăng lên khoảng 0,5-0,7% trong những ngày gần đây.
Tất cả những yếu tố trên làm cho chi phí vận tải tăng, và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào thế khó. Trước hết, đó là các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp ngành dệt may, các doanh nghiệp chế biến thủy sản, nuôi trồng (giá sản phẩm đầu vào tăng). Từ đây, có thể thấy những khó khăn lớn sắp tới: lợi nhuận sẽ thấp đi và sức cạnh tranh tăng mạnh.
“Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), giá cước đi Mỹ, EU tăng vọt những ngày đầu tháng 1, gần 3.000 USD một chuyến đến bờ Tây (Mỹ), tức cao hơn 55-60% so với cuối 2023. Tương tự, cước đi bờ Đông (Mỹ) tăng 50-70%, lên 4.100-4.500 USD. Riêng cước tàu sang EU gấp 3-4 lần so với cuối năm ngoái, khoảng 4.350 USD-4.450 USD. Các doanh nghiệp ở châu Âu còn chịu giá vận tải tăng 200-300%”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
Tàu khu trục tên lửa Laboon của Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Tàu khu trục Mỹ bị lực lượng Houthis ở Biển Đỏ tấn công
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn đang đứng trước nguy cơ không thể xuất được hàng do thời gian vận chuyển lâu hơn.
“Đây là tình hình chung trên thế giới, cho nên các doanh nghiệp phải hành động tính đến tất cả các rủi ro, tìm ra những giải pháp cụ thể, như tìm các thị trường khác, tìm phương thức vận chuyển khác, như đường sắt, khi ký các hợp đồng buôn bán cần có các điều khoản về bồi thường, miễn trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp…”, - TS kinh tế Lê Hòa phát biểu với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала