Đài Loan trong ván cờ chiến lược Mỹ -Trung

© AFP 2023 / Sam YehMột cô gái cầm chiếc quạt có tấm biển kêu gọi cử tri tắt điện thoại di động khi bỏ phiếu
Một cô gái cầm chiếc quạt có tấm biển kêu gọi cử tri tắt điện thoại di động khi bỏ phiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Đăng ký
Khả năng Trung Quốc dùng “Phương án 3”, dựa trên kinh nghiệm của người Nga; Mỹ đối với Đài Loan thậm chí còn hơn cả “tối huệ quốc; Nga và Việt Nam nhất quán trong việc ủng hộ “một Trung Quốc”.
Vì cách hành xử của Mỹ mà trọng tâm căng thẳng ở khu vực Biển Đông không giảm đi mà còn xuất hiện thêm hai “điểm nóng” mới là bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan.
Trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan ngày 13/1/2024, ông Lại Thanh Đức - ứng viên của Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) thân Mỹ đã giành chiến thắng trước ứng cử viên Hầu Hữu Nghi (của Quốc dân Đảng) và ông Kha Văn Triết (Đảng Dân chúng Đài Loan).
Một số nhà phân tích cho rằng, chiến thắng của ông Lại Thanh Đức tiềm ẩn nguy cơ của một quả bom sắp nổ… Kết quả bầu cử Đài Loan sẽ mang lại những thay đổi gì trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung? Quan điểm của Nga và Việt Nam như thế nào? Khả năng bùng nổ những điểm nóng mới ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như thế nào?
Sputnik xin giới thiệu với bạn đọc cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu các vấn đề chính trị và quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long về những vấn đề nêu trên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 1 năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2024
Việt Nam có tuyên bố mới về quan hệ với Đài Loan

Trung Quốc vẫn kiên trì với “phương án hòa bình”, nhưng cũng có thể dùng “phương án 3”

Sputnik: Thưa ông Nguyễn Hồng Long, trong tuyên bố được Tân Hoa Xã dẫn lại ngày 13/1, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Chính phủ Trung Quốc, ông Trần Bân Hoa, tuyên bố cuộc bầu cử tại Đài Loan “sẽ không cản trở xu hướng thống nhất tất yếu của Trung Quốc”. Có thể thấy, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố một cách kiệm lời: Họ vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy “sự thống nhất đất nước” và sẽ ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào quá trình này.
Theo ông, Trung Quốc sẽ có những động thái gì tiếp theo? Khả năng Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị cho các phương án thống nhất không hòa bình là có thể không?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Dưới thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân lãnh đạo Trung Quốc, quan điểm thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục luôn được giới quân sự Trung Quốc đề cao. Ngay cả khi Đặng Tiểu Bình đề xuất mô hình “một đất nước hai chế độ” nhằm tạo điều kiện ngoại giao và pháp lý để thu hồi các vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan thì quan điểm thu hồi Đài Loan bằng vũ lực của của giới quân sự Trung Quốc vẫn không vì thế mà thay đổi.
Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, dưới thời các ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thì chính giới Trung Quốc bắt đầu tính đến “Phương án 2” để thu hồi Đài Loan một cách hòa bình trong khi vẫn không từ bỏ “Phương án 1” là thu hồi Đài Loan bằng quân sự.
Điểm tựa thực tế thứ nhất cho “Phương án 2” chính là thành công của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình được hiện thực hóa bằng việc thu hồi Hồng Kông (1/7/1997) từ tay người Anh và Ma Cao (20/12/1999) từ tay người Bồ Đào Nha. Điểm tựa thực tế thứ hai là Quốc dân đảng Trung Hoa trong thời gian đó là một chính đảng mạnh nhất ở Đài Loan, có truyền thống với Cách mạng Tân Hợi nổi tiếng lật đổ triều đình Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc dưới thời lãnh tụ Tôn Trung Sơn. Giao lưu giữa hai bờ eo biển Đài Loan ngày càng được tăng cường. Truyền thống hai lần “Hợp tác Quốc-Cộng” để chống đế quốc Nhật Bản được truyền thông của cả hai bên khuếch trương.
Tuy nhiên, người Mỹ không thể ngồi yên nhìn Trung Quốc thu hồi Đài Loan, bởi Đài Loan là một mắt xích quan trọng trong hệ thống vành đai bên trong bao vây Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Mặc dù Trung Quốc đã tiêu tốn khá nhiều tiền bạc để giữ chân những người Quốc dân Đảng và Đảng Dân chủ Tiến bộ (Đài Loan) tại vị trí cao nhất của chính quyền Đài Loan như Lý Đăng Huy (1988-2000), Trần Thủy Biển (2000-2008) và Mã Anh Cửu (2008-2016) nhưng cả ba người này đều “ngã ngựa” bởi những cuộc đấu đá nội bộ chính trường Đài Loan do CIA Mỹ giật dây và thao túng. Trong lịch sử của Đài Loan đã diễn ra những sự kiện chưa từng có là cả 2 tổng thống kế tiếp nhau gồm Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển đều “thay nhau” ra tòa với cáo buộc tham nhũng. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của người Mỹ đã quay trở lại với Đài Loan bằng những khoản viện trợ khổng lồ hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong đó, viện trợ quân sự chiếm tới hơn 45%.
Lai Chính Đại - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Cuộc bầu cử ở Đài Loan: đụng độ đầu tiên giữa Bắc Kinh và Washington trong 2024
Vùng với việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Biển Đông, nơi Trung Quốc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và chiếm giữ 7 thực thế địa lý thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, người Mỹ công khai ủng hộ Đài Loan như ủng hộ một quốc gia độc lập. Và họ cũng nói thẳng rằng đạo luật quan hệ song phương của Mỹ với Đài Loan là hướng tới một nền độc lập cho Đài Loan. Như vậy, người Mỹ đã công khai tự tát vào mặt mình và thách thức Liên Hợp Quốc khi phủ nhận thỏa thuận Thượng Hải năm 1972 và đi ngược lại tất cả các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về “một Trung Quốc thống nhất”.
Sở dĩ người Mỹ có thể làm được điều này là họ đã đi trước người Trung Quốc một bước trong việc tranh thủ sự ủng hộ của chính giới Đài Loan. Một mặt, người Mỹ ra sức hỗ trợ không tiếc tay về tiền bạc và truyền thông cho các ứng viên thân Mỹ như Mã Anh Cửu, Thái Anh Văn và bây giờ là Lại Thanh Đức. Mặt khác, các khoản viện trợ quân sự khổng lồ với những khoản “lót tay” hậu hĩnh cũng làm “mát lòng” giới quân sự Đài Loan, khiến cho tiếng nói của họ trên chính trường Đài Loan có thêm trọng lượng đáng kể.
Trước tình hình này, người Trung Quốc vẫn kiên trì với “phương án hòa bình” (Phương án 2). Nhưng không thể loại trừ khả năng khi có điều kiện phù hợp hoặc khi “không còn con đường nào khác”, Trung Quốc sẽ thu hồi Đài Loan bằng biện pháp hỗn hợp nhưng không phải là “Phương án quân sự” (Phương án 1) mà là “Phương án 3”; dựa trên kinh nghiệm của người Nga khi thu hồi bán đảo Crimea.
© AFP 2023 / Yasuyoshi ChibaCuộc bầu cử ở Đài Loan
Cuộc bầu cử ở Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Cuộc bầu cử ở Đài Loan

Mỹ đối xử với Đài Loan không khác gì với các đồng minh của Mỹ

Sputnik: Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh Washington không thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” và chỉ làm những gì Đạo luật quan hệ Đài Loan yêu cầu, không bao gồm ủng hộ vùng lãnh thổ này độc lập. Vì sao Washington giữ lập trường này?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Người Mỹ luôn nói một đằng, làm một nẻo; miệng nói hòa bình, tay làm chiến tranh. Điều đó từng được người Mỹ lặp đi lặp lại nhiều lần trong nửa cuối thế kỷ XX và kể cả khi nhân loại bước sang thế kỷ XXI.
Xét về hình thức pháp lý thì Đài Loan giống như Hồng Kông và Ma Cao trước đây, là những vùng lãnh thổ chờ sáp nhập vào Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm khác nhau căn bản là ở chỗ cả Hồng Kông và Ma Cao đều là thuộc địa, nói đúng hơn là nhượng địa mà triều đình Mãn Thanh đã cho người Anh và người Bồ Đào Nha “ở trọ” trong 99 năm. Còn Đài Loan thì từ sau khi thất bại năm 1949 vẫn là một vùng đất của người Trung Quốc ly khai khỏi Trung Hoa lục địa. Không những thế, dưới sự bảo trợ của Mỹ, Anh, Pháp khi đó nắm quyền thao túng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đài Loan còn được giữ ghế “Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an” trong 25 năm (1946-1971). Chỉ nhờ vào việc chống Liên Xô và “bán rẻ” Việt Nam, CHND Trung Hoa mới thay thế Đài Loan ở cơ quan quyền lực cao nhất Liên Hợp Quốc. Vị thế chính trị trong quá khứ của Đài Loan chính là cơ sở để hai việc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo Luật quan hệ với Đài Loan.
Mặc dù không được người Mỹ coi là một quốc gia độc lập trên danh nghĩa nhưng trên thực tế, người Mỹ đối xử với Đài Loan không khác gì với các đồng minh của Mỹ trong NATO; thậm chí còn hơn cả “tối huệ quốc”. Không những thế, Đài Loan còn trở thành “chợ trung chuyển vũ khí” khi nước này bán lại cho Mỹ các khí tài quân sự đã qua sử dụng để Mỹ chuyển giao cho Ukraina; còn Đài Loan thì nhận được khí tài quân sự mới từ Mỹ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ sau khi người Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn xung quanh đảo Đài Loan hồi mùa hè năm 2023.
Vì vậy, có thể thấy lập trường của Mỹ đối với Đài Loan cũng như đối với cả thế giới này luôn là lập trường hai mặt, tiền hậu bất nhất và là sự dối trá, lừa lọc thường xuyên. Thậm chí cả đối với các đồng minh của họ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Mỹ lo ngại sự hiện diện khiêm tốn tại diễn đàn Davos so với Trung Quốc

Quan điểm của Nga đối với vấn đề Đài Loan là thực chất, thật lòng, nhất quán

Sputnik: Nga cũng ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga tiếp tục coi Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Ông có bình luận gì về quan điểm của Nga?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Quan điểm của Nga đối với vấn đề Đài Loan là thực chất, thật lòng, hoàn toàn khác biệt với quan điểm của người Mỹ. Trong lịch sử, đã có lúc những người Cộng sản Trung Quốc đề xuất với Liên Xô yểm hộ họ để họ thu hồi Đài Loan bằng bạo lực quân sự khi mà chính quyền Tưởng Giới Thạch chưa đứng chân vững chắc ở hòn đảo này trong những năm 1949-1955. Tuy nhiên, phía Liên Xô khi đó không đủ lực lượng hải quân để đối đầu với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và họ cũng không muốn chiến tranh tiếp diễn khi chưa củng cố lại được nền kinh tế và tiềm lực quốc phòng bị tổn hại sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Mặt khác, cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên (1950-1953) bùng nổ cũng buộc người Trung Quốc phải tạm gác lại mục tiêu thu hồi Đài Loan để ưu tiên cho mặt trận trên bộ quan trọng hơn. Bởi nếu không giữ được sự tồn tại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, quân đội Mỹ sẽ có mặt ngay tại biên giới trên bộ của Trung Quốc, tạo ra nguy cơ uy hiếp thường trực đối với vùng công nghiệp chiến lược của Trung Quốc ở Mãn Châu. Còn Đài Loan thì dù sao cũng cách lục địa Trung Quốc một eo biển có cự ly khoảng 100 hải lý ở chỗ hẹp nhất, chưa phải là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Trung Quốc.
Ngay cả khi mâu thuẫn Trung – Xô phát triển thành các cuộc xung đột vũ trang trên biên giới hai nước trong những năm 1969-1979 hay trong thời kỳ “lạnh nhạt” (1979-1989), Liên Xô vẫn giữ quan điểm một nước Trung Quốc. Sau này, Liên bang Nga cũng giữ nguyên quan điểm đó. Từ lịch sử và trong hiện tại cũng như trong tương lai, quan điểm của Nga vẫn luôn là “một nước Trung Quốc”. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với quan điểm thực sự của người Mỹ khi họ chỉ tạm thời công nhận một nước Trung Hoa trong ngắn hạn, có thính chiến thuật. Còn về lâu về dài, người Mỹ vẫn theo đuổi chính sách “Đài Loan độc lập”. Đó mới là bản chất quan điểm của người Mỹ.

Quan hệ kinh tế, văn hóa Việt Nam - Đài Loan vẫn được duy trì mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc

Sputnik: Chúng ta quay trở lại với Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ cấp nhà nước nào với Đài Loan, chỉ duy trì và phát triển quan hệ dân gian, phi chính phủ. Ông đánh giá như thế nào về lập trường và quan điểm của Việt Nam trong vấn đề này?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Mặc dù giống như quan hệ Xô-Trung, quan hệ Việt-Trung cũng có lúc “xô bát xô đũa”, thậm chí có cả xung đột vũ trang cường độ cao; nhưng về chiến lược, Việt Nam vẫn giữ vững quan điểm “một nước Trung Quốc” giống như Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Trong tất cả các cuộc họp báo, khi các phóng viên đặt vấn đề quan hệ Việt Nam với Đài Loan, tất cả những người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Namthuộc các thế hệ đều khẳng định quan điểm “một nước Trung Quốc” của Việt Nam là nhất quán và bất di bất dịch.
Tuy nhiên, trong một thế giới đang đi theo chủ nghĩa đa phương, Việt Nam cũng sớm hoạch định chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một thế giới không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Nhà nước Việt Namtập trung vào các mối quan hệ về kinh tế và văn hóa với Đài Loan, bao gồm thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa ở cấp độ phi chính phủ.v.v...
Về đối ngoại, Việt Nam và Đài Loan chỉ thiết lập Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Thủ phủ của Đài Loan), có chi nhánh ở Cao Hùng và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hai cơ quan này được giao một số nhiệm vụ đối ngoại về kinh tế, văn hóa, bảo hộ công dân nhưng chưa bao giờ thỏa mãn các điều kiện của Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 cả về quyền hạn và trách nhiệm. Cờ “thanh thiên bạch nhật” của Đài Loan cũng không được phép sử dụng ở nơi những nơi công cộng và trong các sự kiện chính thức cấp Nhà nước và chính quyền các địa phương.
© AFP 2023 / Yasuyoshi ChibaCuộc bầu ở Đài Loan
Cuộc bầu ở Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Cuộc bầu ở Đài Loan
Ban đầu, người Trung Quốc tỏ vẻ không đồng tình với quan hệ kinh tế, văn hóa Đài Loan – Việt Nam. Đặc biệt là khi truyền thông Mỹ và phương Tây trưng ra một bức ảnh và nói rằng đó là chuyên cơ Boeing 737-800 có sơn cờ Đài Loan của ông Trần Thủy Biển cho nhà doanh nghiệp Trương Trung Mưu “mượn” để bay tới Hà Nội dự “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương” (APEC) năm 2006. Tuy nhiên, khi phân tích bức ảnh này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng chiếc Boeing đó không đậu tại sân bay Nội Bài vì năm 2006, Việt Nam chưa hề làm “đường trên cao” trong khu vực sân bay Nội Bài, đường Vành đai 3 trên cao tại Hà Nội cũng chưa hoàn thành. Khung cảnh nhà ga hàng không hoàn toàn khác với các nhà ga T1 và T2 của sân bay Nội Bài. Chiếc chuyên cơ của ông Trần Thủy Biển là thật nhưng địa điểm mà nó xuất hiện và những thông tin kèm theo (trên Wikipedia) là giả mạo. Đến đây cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều đánh giá đây là thông tin thất thiệt nhằm chia rẽ quan hệ Việt – Trung.
Tóm lại, quan hệ kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với Đài Loan vẫn được duy trì mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, bất chấp các thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo.v.v… của Mỹ nhằm chia rẽ quan hệ đó.

Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan - hai “điểm nóng” mới có nguy cơ bùng nổ tiềm tàng

Sputnik: Theo ông, tình hình ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong thời gian tới có thể có những thay đổi gì? Có khả năng nó cũng trở thành một điểm nóng như Trung Đông hay không?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Trong khi vấn đề Biển Đông đã được Việt Nam và các nước ASEAN có liên quan phải liên tục “tháo gỡ” những “ngòi nổ”, những “quả mìn nổ chậm” thì người Mỹ tiếp tục kích động những căng thẳng xung quanh hai địa điểm mới. Với cách hành xử của người Mỹ hiện tại thì trọng tâm căng thẳng ở khu vực Biển Đông không giảm đi mà còn xuất hiện thêm hai “điểm nóng” mới có nguy cơ bùng nổ tiềm tàng là bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan.
Ở Bán đảo Triều Tiên, với việc tiếp tục các biện pháp cấm vận và trừng phạt cũng như các cuộc tập trận Mỹ-Hàn đang tăng dày mật độ và gia tăng cường độ, Triều Tiên không còn cách nào khác là phải củng cố năng lực phòng thủ của mình. Ở đây, chính sách “tiêu chuẩn kép” của Mỹ đã được thực thi một cách đầy đủ dựa trên những nghị quyết sai trái mà Mỹ, Nhật, Hàn chủ trương đã đạt được tại Liên Hợp Quốc trong thế bị cô lập của Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng CHDCND Triều Choe Son-hui trong cuộc gặp ở Bình Nhưỡng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Nước cờ khôn ngoan: Triều Tiên tìm đến Nga như một đồng minh thứ hai sau nhiều năm “lạnh nhạt”
Còn tại Eo biển Đài Loan thì các hành động khiêu khích của Mỹ như cho tàu chiến (bao gồm cả tàu sân bay) đi qua eo biển chiến lược này đã gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc. Thêm với những động thái đó là việc thu mua vũ khí cũ, bán vũ khí mới cho Đài Loan cũng là một động thái khiêu khích đối với Trung Quốc. Những động thái này của Mỹ cộng hưởng với sự tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) càng làm gia tăng căng thẳng ở Biển Hoa Đông.
Cuối cùng thì tất cả những động thái trên đây đều nằm trong sự “cựa quậy” của người Mỹ khi họ nhận thấy vai trò lãnh đạo thế giới của họ tiếp tục bị lu mờ, “cây gậy chỉ huy” của Mỹ đã mất dần tác dụng. Còn “củ cà rốt” của Mỹ thì ngày càng kém sức hấp dẫn do nền kinh tế Mỹ đã như một “con ốc” không mang nổi chính bản thân mình nhưng lại thích “đèo thêm cọc”. Người Mỹ hiện không đủ tiềm lực để tham gia vào hai cuộc chiến cùng lúc. Vì thế, họ ra sức kích động các bên mâu thuẫn nhau đẩy mâu thuẫn lên mức xung đột nhằm mục đích “thế giới đại loạn, nước Mỹ đại trị”.
Việt Nam nhận thức rất rõ những vấn đề nói trên để vừa cố gắng tranh thủ khoảng thời gian còn tương đối yên tĩnh để đẩy mạnh công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế sau Đại dịch COVID-10; đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ, nâng cao năng lực quốc phòng đẻ tự vệ khi có tình huống xung đột xảy ra.
Sputnik: Xin cảm ơn ông vì những thông tin và bình luận sâu sắc và giá trị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала