Thomas Friedman hỏi khó, Thủ tướng tiết lộ lập trường của Việt Nam

© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu"
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính gây ấn tượng mạnh khi trả lời câu hỏi khó của tác giả cuốn Thế giới phẳng (The World Is Flat) Thomas Friedman về bí quyết để Việt Nam cân bằng quan hệ với nước lớn như Mỹ và Trung Quốc.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai" để biến thù thành bạn.

"Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới"

Như Sputnik thông tin, Thủ tướng Việt Nam đã dự và có những chia sẻ mấu chốt với vai trò “diễn giả chính” tại Phiên đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.
Phiên đối thoại đặc biệt về Việt Nam có sự tham dự của Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF, 100 lãnh đạo, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp là thành viên của WEF.
Nhà bình luận Thomas Friedman của New York Times, tác giả cuốn sách Thế giới phẳng là người điều phối.
Chủ tịch WEF Klaus Schwab bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên tới tham dự Hội nghị WEF Davos.
Lãnh đạo Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam không chỉ là một "ngôi sao ở khu vực Đông Á mà còn đang trong quá trình chuyển đổi thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới".
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu"
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu"
Giáo sư Klaus Schwab đánh giá cao và tin tưởng vào vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam, cho biết Việt Nam thực sự trở thành một trong những quốc gia tiên phong về phát triển nền kinh tế xanh và thông minh.
Đặc biệt, Chủ tịch WEF tin rằng, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, là một nền kinh tế đang cải cách mạnh mẽ, tập trung vào các ngành công nghệ cao, chế tạo, thúc đẩy phát triển xanh...và sẽ sớm trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bí quyết Việt Nam biến thù thành bạn và cân bằng quan hệ với nước lớn

Đồng quan điểm với nhà sáng lập diễn đàn WEF, tác giả cuốn Thế giới phẳng Thomas Friedman cũng khẳng định, Việt Nam là điển hình tiêu biểu cho cải cách và phát triển, được quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Với vai trò người điều phối, Friedman bày tỏ mong muốn được lắng nghe về kinh nghiệm, định hướng phát triển và đóng góp cho giải quyết các vấn đề toàn cầu của Việt Nam, đặc biệt là về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn.
Trả lời câu hỏi khó nhưng đầy thú vị của Thomas Friedman, diễn giả chính tại phiên đối thoại "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu" – Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiết lộ "bí quyết" cân bằng quan hệ với các nước lớn rất khéo léo của Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 (Thế chiến II), liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận.

"Tuy vậy, Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai" để biến thù thành bạn", - cổng thông tin Chính phủ dẫn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Ông Phạm Minh Chính nhắc lại, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "thể hiện lòng tin chính trị vững vàng" giữa Việt Nam và hai đối tác Mỹ - Trung Quốc.
© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu"
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu"
Đồng thời, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam.
Chia sẻ về một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh, Thủ tướng lưu ý, đây vừa là "yêu cầu, xu thế khách quan và vừa là lựa chọn chiến lược".
Riêng với lĩnh vực bán dẫn, người đứng đầu Chính phủ bày tỏ những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng thông tin.
"Việt Nam đang có kế hoạch đào tạo 50 nghìn đến 100 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn trong thời gian sắp tới", - Thủ tướng nói.
Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ông nêu quan điểm thẳng thắn, đánh giá mọi vấn đề đều có tính hai mặt nhưng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tích cực khai thác lợi thế, hạn chế tiêu cực của AI, bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, song song với hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư và tăng cường, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và Romania - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân bắt đầu chuyến công du đầu tiên của năm 2024
Về hợp tác với các doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh, trên cơ sở phát huy tối đa lòng tin, hy vọng và quyết tâm của hai bên và mong muốn các doanh nghiệp gắn sản xuất, tiêu dùng với nghiên cứu và đào tạo.
Về khí hậu, môi trường, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu, nhấn mạnh cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26 ở Anh.
Thời gian quam Việt Nam đã chủ động nâng cao khả năng thích ứng với sạt lở, hạn hán, thiên tai, đồng thời, triển khai sáng kiến mới về phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp, để vừa phù hợp với xu thế phát triển bền vững, vừa phát huy vai trò quan trọng của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Các thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá rất cao của các đại biểu tham dự phiên đối thoại, bao gồm nhiều lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Theo cổng thông tin Chính phủ, phiên đối thoại được tổ chức với hình thức mở, tương tác trực tiếp với một nhà bình luận quốc tế hàng đầu thế giới và truyền tải trên nhiều nền tảng truyền thông trực tuyến, qua đó, giúp lan tỏa mạnh mẽ và rộng rãi thông điệp về một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới (đúng như phát biểu trước đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – PV).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала