Обстрел зданий в палестинском городе Газа - Sputnik Việt Nam, 1920
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Căng thẳng Biển Đỏ có thể làm tăng sức hấp dẫn của vận tải đường bộ giữa Trung Quốc và châu Âu

© Sputnik / Ahmed Mahmoud / Chuyển đến kho ảnhTàu xếp hàng đợi đến lượt mình ở kênh đào Suez.
Tàu xếp hàng đợi đến lượt mình ở kênh đào Suez. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Đăng ký
Nếu căng thẳng leo ​​thang, cuộc xung đột ở Biển Đỏ với sự tham gia của lực lượng Houthis, Mỹ và Anh, có thể gây ra một cú sốc nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới và sẽ thúc đẩy phát triển các tuyến vận tải thay thế.
Chuyên gia Bian Yongzu, biên tập viên tạp chí Trung Quốc "Quản lý hiện đại hóa", giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Yale, nói với Sputnik.

"Trong khi căng thẳng leo thang ở Biển Đỏ, các cuộc tấn công của người Houthis chủ yếu ảnh hưởng đến các tàu liên quan đến Israel và phương Tây. Trong tình hình này, hoạt động thương mại giữa Israel, Mỹ và Anh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vì lực lượng Houthis tiếp tục tấn công và chiếm giữ tàu của họ. Tuy nhiên, tuyến đường Biển Đỏ cực kỳ quan trọng đối với các nước EU. Mặc dù các tàu liên quan đến các quốc gia ven bờ Biển Đỏ chưa bị tấn công, nhưng tình hình bất ổn đang khiến nhiều công ty vận tải biển phải lựa chọn những tuyến đường khác tránh đi qua Biển Đỏ, do đó lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp hàng hải đã giảm. Vì vậy, nhìn chung, tình hình căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động thương mại thế giới", - chuyên gia lưu ý.

Các tàu chở tại Kênh đào  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Trung Đông không muốn Biển Đỏ trở thành "cái hồ của NATO"

Chi phí vận chuyển tăng cao

Tình hình ở Biển Đỏ đã làm cho chi phí vận tải tăng cao và thời gian giao hàng dài hơn, điều này ảnh hưởng đến thị trường dầu khí và hoạt động sản xuất của một số công ty. Do vấn đề với chuỗi cung ứng, các công ty lớn như Suzuki, Tesla và Volvo đã thông báo tạm ngưng hoạt động sản xuất tại châu Âu.
Một số hãng vận tải biển đã ra thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực Biển Đỏ, thay đổi lịch trình, chuyển hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của Châu Phi.
Tuy nhiên, có tính đến thời gian di chuyển kéo dài, việc duy trì tốc độ giao hàng như cũ sẽ yêu cầu sử dụng nhiều tàu hơn, do đó sẽ kéo theo sự gia tăng chi phí. Trên các tuyến đường khác chi phí vận chuyển cũng ngày càng tăng. Ví dụ, Global Times cho biết rằng, trong tháng qua, cước tàu container vận chuyển hàng từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi.

"Tất nhiên, trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ có chi phí hoạt động tăng cao, điều này sẽ tác động xấu đến nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu. Về lâu dài, nếu tình hình Biển Đỏ không xấu đi thêm và khủng hoảng không vượt khỏi tầm kiểm soát thì thị trường toàn cầu sẽ thích ứng với những thay đổi. Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ trở lại hoạt động ổn định sau khi thích ứng với những thay đổi, và tác động tiêu cực của tình trạng này đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm đi. Nhưng, nếu tình hình trở nên gay gắt hơn thì đây sẽ là một cú đòn nghiêm trọng đối với nền thương mại thế giới", - chuyên gia Bian Yongzu giải thích.

Kênh đào Suez nối liền Biển Đỏ và Địa Trung Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2024
Biển Đỏ căng thẳng, doanh nghiệp Việt “đứng ngồi không yên”

Khoản đầu tư của những người chơi lớn đang bị đe dọa

Kênh đào Suez là tuyến hàng hải huyết mạch nối phương Tây với phương Đông. Ngoài ra, các công ty của Trung Quốc và các nước khác đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, kỳ vọng lưu lượng hàng hóa sẽ tăng thêm. Trong tình huống không chỉ vận tải biển mà cả khoản đầu tư của các công ty lớn cũng bị đe dọa, nhiều quốc gia sẽ càng lo ngại hơn về việc đảm bảo an ninh cho các tuyến thương mại và sẽ tổ chức các hành lang hậu cần thay thế.
Trong tương lai, tuyến đường biển phía Bắc chạy qua vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Nga sẽ mang đến một giải pháp thay thế cho việc vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và châu Âu, giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa các cảng. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi việc phát triển huyết mạch giao thông này là ưu tiên chiến lược. Nga lên kế hoạch khắc phục những hạn chế về khí hậu đối với vận tải biển thông qua việc mở rộng đáng kể đội tàu phá băng và tàu buôn cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.
Sự phát triển của Sáng kiến Trung Quốc ​​"Vành đai và Con đường" góp phần xây dựng các hành lang giao thông mới trên biển và đất liền ở Á-Âu. Chuyên gia Bian Yongzu cho rằng, trong ngắn hạn, vận tải đường biển sẽ vẫn là nền tảng của hậu cần quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông, rủi ro quốc tế ngày càng gia tăng, giá vận tải biển tăng cao, song song với sự phát triển cơ sở hạ tầng trên lục địa và nhu cầu của các nước Á-Âu gia tăng thương mại có thể làm tăng đáng kể sức hấp dẫn của vận tải đường bộ giữa châu Âu và Trung Quốc:

"Vận tải đường bộ đang phát triển nhanh chóng. Một mặt, do tình hình khu vực Trung Đông nên giá vận tải đường biển đang tăng cao. Vì vậy, những lợi thế của logistics đường bộ về giá cả, thời gian giao hàng đang dần lộ rõ. Mặt khác, cơ sở hạ tầng đường bộ sẽ tiếp tục cải thiện trong quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa các quốc gia lục địa. Tất nhiên, tình hình ở Biển Đỏ làm tăng sức hấp dẫn của các tuyến vận tải đường bộ giữa Trung Quốc và châu Âu, đồng thời khiến nhiều quốc gia nhận ra lợi thế của dịch vụ hậu cần đường bộ. Tất cả điều này sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ vận tải đường bộ", - chuyên gia Bian Yongzu kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала