Ai là chủ của Giao hàng Tiết kiệm?

© Ảnh : GHTKXe tải công ty Giao Hàng Tiết Kiệm
Xe tải công ty Giao Hàng Tiết Kiệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2024
Đăng ký
Những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội khiến Giao hàng Tiết kiệm được quan tâm nhiều hơn, lượt tìm kiếm về Viettel Post và Vietnam Post cũng tăng lên tương ứng.
Ông chủ đứng sau Giao hàng Tiết kiệm được cho là doanh nhân Phạm Hồng Quân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc GHTK, sinh năm 1987, từng làm việc tại Zambra của VCCorp.

Ai đứng sau Giao hàng Tiết kiệm?

Giao hàng Tiết kiệm là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính và chuyển phát, đơn vị vận chuyển dành cho thương mại điện tử (eLogistics); cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi (Last-Mile Delivery) và thu tiền tận nơi (Cash-on Delivery) cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trực tuyến.
Theo thông tin trên Doanh nghiệp và Kinh doanh, Giao hàng Tiết kiệm được thành lập năm 2013 bởi ông Phạm Hồng Quân, cựu sinh viên ĐH Thủy Lợi, Hà Nội.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Giao hàng Tiết kiệm Phạm Hồng Quân sinh năm 1987, từng làm việc tại Zamba (sàn thương mại điện tử đã bị khai tử của VCCorp).
Năm 2017, xuất hiện nhiều thông tin cho thấy, tập đoàn Singapore Sea đã mua cổ phần của Foody và Now, đồng thời đổi tên ứng dụng thành ShopeeFood. Sea cũng mua cổ phần của Giao hàng Tiết kiệm vào thời điểm đó, tuy nhiên, ông Phạm Hồng Quân phủ nhận việc này.
Khách sạn nằm từ tầng 47 đến 77 của tòa tháp Landmark 81 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng toan tính điều gì khi đổi tên hàng loạt khách sạn Vinpearl
Ông Quân cho hay, các nguồn đơn hàng từ Shopee chiếm tỷ trọng không đáng kể trong doanh thu của Giao hàng Tiết kiệm. Chưa kể, Shopee cũng có bộ phận giao nhận là Shopee Express.

“Hiện tại có nhiều hiểu lầm và Giao hàng tiết kiệm đang có sắp xếp về cổ phần trước IPO. Tuy nhiên, Giao hàng tiết kiệm sẽ là công ty của Việt Nam, do người Việt lãnh đạo và phát triển bằng công nghệ Việt. Cổ đông ngoại sẽ không giữ quá 49% cổ phần và chỉ có vai trò đối tác tài chính”, - ông Phạm Hồng Quân từng nói với Forbes Việt Nam.

Nhà sáng lập của Giao hàng Tiết kiệm cũng cho hay, các cổ đông nước ngoài dù chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của Giao hàng Tiết kiệm nhưng chỉ đóng vai trò như nhà đầu tư tài chính.
Trong khi đó, chính ông và cộng sự của mình mới là người giữ các quyết định vận hành doanh nghiệp.
“Với Giao hàng tiết kiệm khách hàng nhỏ lẻ mới là khách hàng chủ yếu, với mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt và phải bán được giá. Giao hàng tiết kiệm không chấp nhận ép giá thật thấp hay chịu lỗ để lấy đơn”, - ông Quân khẳng định.
Theo thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp của Giao hàng Tiết kiệm vào thời điểm tháng 9/2017, nhà sáng lập Phạm Hồng Quân nắm giữ 16,387% cổ phần, cổ đông khác là Nguyễn Nguyệt Minh nắm 1,156% cổ phần, trong khi đó, 78,46% cổ phần còn lại chưa được tiết lộ chủ sở hữu – theo tạp chí Nhà đầu tư.
Đáng chú ý, trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty còn có ông Nguyễn Thanh Bình, đồng sáng lập của Garena Việt Nam và Phó Chủ tịch VNLife.
Cho tới tháng 6/2020, cơ cấu cổ đông của Giao hàng Tiết kiệm chính thức thay đổi khi xác nhận nhà đầu tư Singapore – Kerry Logistics nắm giữ 42% cổ phần doanh nghiệp.
Trả lời truyền thông, ông Phạm Hồng Quân vẫn tiếp tục khẳng định, Giao hàng Tiết kiệm là công ty của Việt Nam, do người Việt lãnh đạo và phát triển, điều hành.
VinFast tại CES 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
VinFast so đua với Tesla và khát vọng đưa Việt Nam vươn tầm thế giới của ông Vượng Vin
Tháng 3/2022, Tech in Asia cho hay, Giao hàng Tiết kiệm từng có kế hoạch IPO trong năm đó với định giá vào khoảng 1 tỷ đô la. Tham vọng này đặt trong bối cảnh các năm 2019-2020 doanh nghiệp đều báo mức lợi nhuận trên 500 tỷ đồng.

Cạnh tranh với Vietnam Post và Viettel Post

Năm 2022, Giao hàng Tiết kiệm từng được thống kê đóng góp tới 16,44% doanh thu toàn ngành.
Dữ liệu từ Vietdata cho thấy, riêng trong năm 2020, Giao hàng Tiết kiệm đạt doanh thu 7.240 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2019. Đáng chú ý, từ năm 2019, lợi nhuận của Giao hàng Tiết kiệm thậm chí còn đạt mức cao hơn cả Vietnam Post và Viettel Post.
Lãi sau thuế năm 2020 của Giao hàng tiết kiệm đạt 520 tỷ đồng, tăng khoảng 2,5% với năm trước. Trong năm này, VNPost đứng đầu với doanh thu hơn 24.100 tỷ đồng, trong khi Viettel Post tăng trưởng đột biến đến 121% so với năm 2021 và cũng đạt 17.234 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cũng trong năm 2020, tỷ suất lãi gộp của Giao hàng Tiết kiệm đạt 17% trong khi VNPost chỉ đạt 7,6% và Viettel Post là 9,7%.
Năm 2021, Giao hàng tiết kiệm cũng đạt mức doanh thu thuần 6.875 tỷ đồng với lãi sau thuế hơn 300 tỷ đồng.
Sau khi mở rộng hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015, đến 2017, đơn vị vận chuyển này đã xây dựng hệ thống chuyển phát tại 63 tỉnh/thành cả nước và hoàn thành hệ thống trong năm 2018.
Dịch vụ 5G của công ty Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2023
Viettel chuyển giao công nghệ 5G Private cho đối tác Ấn Độ
Cùng với việc mở rộng hệ thống, lượng đơn hàng của Giao hàng Tiết kiệm cũng tăng nhanh, từ 1 triệu đơn hàng năm 2016, tăng lên thành 10 triệu năm 2017 và đạt 100 triệu đơn hàng năm 2019.
Đặc biệt, tăng trưởng thần tốc, đến 2022, Giao hàng Tiết kiệm đã cho biết họ cán mốc thực hiện 1 tỷ đơn hàng luân chuyển qua hệ thống, với sản lượng 293 triệu bưu gửi năm 2022 với doanh thu đạt 8.600 tỷ đồng chiếm 16% doanh thu dịch vụ bưu chính cả nước thời điểm đó.
Giao hàng Tiết kiệm cho biết, ngoài hệ thống vận chuyển tại 63 tỉnh/thành, họ sở hữu hơn 30.000 nhân viên giao hàng, 300 kỹ sư và hệ thống vật chất lên đến trên 600.000m2 nhà khó, hơn 1.500 điểm giao nhận tại các khu vực, vị trí chiến lược, đội xe tải hơn 2.500 chiếc.
Giao hàng Tiết kiệm hợp tác với 4 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam gồm Tiki, Shopee, Lazada và Sendo, cùng nhiều sàn khác nhằm hướng đến nhóm đối tượng khách hàng là các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu áp dụng các đơn hàng nhẹ, thời gian vận chuyển nhanh.
Ông Phạm Hồng Quân cũng cho biết, Giao hàng Tiết kiệm đang phát triển số hóa, ứng dụng dữ liệu sâu rộng, hoàn thiện hệ sinh thái ứng dụng di động GHTK Mobility, phục vụ hàng triệu nhà bán lẻ trực tuyến và hơn 70 triệu người tiêu dùng khắp Việt Nam.

Tin đồn nhân viên đình công, hàng chất đầy kho

Nhiều ngày qua, như Sputnik đã thông tin, xuất hiện nhiều hình ảnh, tin đồn lan truyền trên mạng xã hội, các hội nhóm cho rằng, hàng hóa chất đống trong kho của Giao hàng Tiết kiệm, đơn hàng vận chuyển 6-8 ngày chưa nhận được.
Đáng chú ý, còn có thông tin nhân viên Giao hàng Tiết kiệm đình công ở một số khu vực, địa điểm do chế độ đãi ngộ lương thưởng Tết không xứng đáng.
Trả lời báo chí trước đó, đại diện Giao hàng Tiết kiệm phủ nhận các tin đồn lan truyền và cho rằng, những ngày cận tết, lượng hàng tăng cao đột biến gây ảnh hưởng tới chất lượng vận hành.
Tài xế dịch vụ Xanh Express giao hàng cho người dùng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2023
Hãng xe điện của tỷ phú Vượng “lấn sân” sang lĩnh vực giao hàng
Để đảm bảo, hãng đã phải thông báo ngưng nhận đơn tại một số khu vực cục bộ và cam kết sẽ hỗ trợ xử lý đơn hàng nhanh nhất. Giao hàng Tiết kiệm ngưng nhận từ 12h ngày 6/2 và chuyển hàng trước nghỉ Tết nguyên đán.
Về vấn đề lương thưởng tết, hãng cho hay, mỗi bộ phận của công ty nhận được một email có nội dung rõ về các mức thưởng tết, con số thưởng cho từng cá nhân không được chia sẻ công khai, ai biết của người đó, nhưng phía công ty cũng không công bố mức thưởng cho lao động hành chính.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала