Biển Đông sẽ an toàn hơn sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Marcos?

© Ảnh : U.S. Navy/Joe BishopBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2024
Đăng ký
Chắc hẳn các bạn cũng đoán được sự kiện nào là chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài trong tuần này.
Tất nhiên, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr. đến Việt Nam, các văn kiện được ký kết trong chuyến thăm và ý nghĩa của các văn kiện này đối với khu vực.
Đây là chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác toàn diện

Trong chuyến thăm, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng. Ông cũng đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Hai bên đã ký một số văn kiện hợp tác. Ví dụ, Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định thương mại gạo 5 năm với Philippines. Theo đó, Việt Nam cam kết cung cấp gạo trắng cho khu vực tư nhân Philippines, từ 1,5 - 2 triệu tấn gạo mỗi năm “trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đại dịch và các diễn biến bên ngoài khác”, Reuter đưa tin.
Tổng thống Philippines đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Phu nhân đến Hà Nội
Công ty VinFast sẽ đầu tư vào Philippines ngay trong năm 2024, với việc thiết lập mạng lưới kinh doanh ô tô điện, xe máy điện. Philippines đang nỗ lực tăng cường trao đổi thông tin tình báo với Việt Nam nhằm ngăn chặn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Thông tấn xã quốc gia Philippines PNA viết, hai bên dự định trao đổi quan điểm và thiết lập sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, đặc biệt là liên quan đến xây dựng năng lực và bảo vệ dữ liệu và tài sản kỹ thuật số. Hai bên cũng đã ký kết văn kiện chương trình hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về văn hóa và nghệ thuật Philippines giai đoạn 2024 – 2029, Asia News cho biết thêm.

Các văn kiện quan trọng nhất

Tuy nhiên, các văn kiện quan trọng nhất trở thành nội dung chính của chuyến thăm mà giới truyền thông ở các nước phương Đông và phương Tây đang cố gắng phân tích là hai bản ghi nhớ liên quan đến hợp tác ở Biển Đông. Văn kiện đầu tiên là Bản ghi nhớ Việt Nam – Philippines về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông, trong đó cả hai bên đồng ý tăng cường nỗ lực nhằm “xây dựng lòng tin, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau thông qua đối thoại và các hoạt động chung”. Văn kiện thứ hai là Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển, kể cả trong việc xây dựng năng lực, đào tạo và trao đổi nhân sự và tàu để cải thiện khả năng tiến hành các hoạt động chung, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế liên lạc đường dây nóng giữa hai lực lượng, Reuters đưa tin.
Chủ tịch nước và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Philippines và Phu nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Biển Đông
Việt Nam và Philippines: Hướng tới cách thức “rút củi đáy nồi” trên Biển Đông
AlJazeera viết rằng, trong mấy tháng gần đây, căng thẳng giữa Philippines, một đồng minh của Mỹ, và Trung Quốc đã gia tăng. Đầu tháng Giêng, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông trong lúc Mỹ và Philippines cũng tổ chức cuộc tập trận chung ở cùng vùng biển. Các văn kiện mà Philippines đã ký kết với Việt Nam có thể chọc tức Bắc Kinh, đặc biệt nếu các văn kiện này mở đường cho sự thỏa thuận giữa hai bên về những yêu cầu mới của riêng họ. Tổng thống Marcos cho biết Việt Nam là “đối tác chiến lược duy nhất của Philippines” ở Đông Nam Á và nhấn mạnh hợp tác hàng hải là nền tảng của mối quan hệ đó.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận

Trang Fulcrum của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) đăng tải một bài dài về hợp tác hàng hải giữa Philippines và Việt Nam. Điều đặc biệt quan trọng là việc Manila bày tỏ mong muốn tìm hiểu khả năng xây dựng một đệ trình chung với Việt Nam về ranh giới thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Liên hợp quốc. Trước đây, Việt Nam đã nộp đơn chung như vậy với Malaysia. Một tuyên bố chung mới với Philippines có thể là một bước đi cụ thể của các quốc gia có yêu sách ở Đông Nam Á nhằm ủng hộ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, mà theo Công ước này “đường 9 đoạn" của Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ và bất hợp pháp. Theo các tác giả của bài báo, mặc dù kết quả chuyến thăm của Tổng thống Marcos đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lòng tin lẫn nhau và hợp tác hàng hải giữa Việt Nam và Philippines, nhưng, không nên coi kết quả này như một bằng chứng về việc Manila và Hà Nội chia sẽ quan điểm và lập trường trong việc đối đầu với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2024
Biển Đông
Tuyên bố ASEAN về không gian biển ở Đông Nam Á có ý nghĩa thế nào?
Philippines đang rời xa cách tiếp cận của ASEAN, vốn chủ yếu xoay quanh cuộc đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thay vào đó, Manila đang nghiêng về chiến lược dựa trên ngăn chặn, dựa vào liên minh với Mỹ và mở rộng hợp tác an ninh với các quốc gia có cùng quan điểm, cũng như với các đồng minh của Mỹ bao gồm Nhật Bản, Australia và Canada. Trong những năm gần đây, cách tiếp cận của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông đã trở nên tinh tế và kiềm chế hơn, nước này đã xác định mối quan hệ ổn định và thân thiện với Trung Quốc là ưu tiên, Hà Nội đang tập trung vào các khía cạnh hữu ích khác trong mối quan hệ với Bắc Kinh. “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam là thực dụng hơn nhằm phát triển quan hệ tích cực với cả Washington và Bắc Kinh, trong khi Manila lựa chọn liên minh với Mỹ.

Triển vọng tươi sáng

Tờ Straits Times dẫn lời các chuyên gia cho rằng, các thỏa thuận này cho thấy rằng, các quốc gia với nhiều lợi ích mâu thuẫn ở Biển Đông có thể tìm ra các lĩnh vực hợp tác để chống lại một nước láng giềng có ảnh hưởng và quyền lực lớn hơn như Bắc Kinh. Họ cũng có thể mở đường cho một đột phá tương tự như những gì Việt Nam đã đạt được với Indonesia vào năm 2022 khi hai bên đã phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước ở Biển Đông. Nếu mọi thứ đều suôn sẻ, các thỏa thuận giữa Manila và Hà Nội có thể giúp ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC) mà quá trình đàm phán với Bắc Kinh về nội dung này liên tục bị trì hoãn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала