Việt Nam sẽ cần tới hơn 13.800 người vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

© Ảnh : VCGĐường cao tốc
Đường cao tốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Đăng ký
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ước tính, để quản lý, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần 8,98 người cho mỗi km, nhân lực dự kiến đến 2040 là hơn 13.880 người.
Trong khi đó, lộ trình cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có những bước tương ứng với 2 giai đoạn phân kỳ đầu tư của dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Lập 2 đầu mối chuyên biệt

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa gửi Bộ GTVT Đề án Tái cơ cấu VNR để thực hiện quản lý, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến thành lập 2 đầu mối chuyên biệt để quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.
Theo tạp chí Giao thông vận tải, VNR sẽ thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý, bảo trì, khai thác đường sắt tốc độ cao (do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ) để tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được bàn giao từ Dự án Xây dựng Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam.
Các tài sản này gồm cầu, hầm, nền đường, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống điện và các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khác có liên quan đến đường sắt tốc độ cao.
Trong khi đó, Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt tốc độ cao (cũng do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ) tiếp nhận phương tiện, thiết bị và công trình công nghiệp đường sắt tốc độ cao đầu tư từ Dự án để kinh doanh vận tải và trả phí thuê hạ tầng đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp này cũng phụ trách kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia hợp tác, kinh doanh.
Ngoài ra, VNR sẽ tiếp tục điều hành tập trung, thống nhất toàn mạng đường sắt hiện có thông qua Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt.
Trung tâm này được tổ chức thành 2 bộ phận: điều hành đường sắt hiện hữu và điều hành đường sắt tốc độ cao.
Sáng 7/1/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2024
Làm cao tốc và đường sắt kết nối Việt Nam – Lào: Cả chính trị và kinh tế đều quan trọng

Hơn 13.800 nhân lực phục vụ đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng tính toán sơ bộ lượng nhân lực phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Theo VNR, do quy mô đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có chiều dài là 1.545 km, trên cơ sở kinh nghiệm nước ngoài và các tính toán nhu cầu nguồn nhân lực với từng chuyên ngành, VNR tính toán, để quản lý, vận hành, khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam, cần 8,98 người/km.
Như vậy, tổng số nhân lực dự kiến cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là 13.880 người.
Trong đó, giai đoạn I (2027-2035, xây dựng 2 phân đoạn đầu tiên với tổng chiều dài khoảng 651 km) dự kiến cần 5.943 người; giai đoạn II (2035-2040, xây dựng các đoạn còn lại, tổng chiều dài khoảng 894 km) cần 7.937 người.

"Ngay trong giai đoạn 2025-2027, VNR dự kiến đào tạo 200 cán bộ chủ chốt (gồm cán bộ chủ chốt, giáo viên, kỹ thuật, tài chính dự án, quản lý dự án…) bằng nguồn vốn của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc", - báo Đầu tư dẫn lời ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc VNR thông tin liên quan Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp để quản lý, khai thác đường sắt tốc độ cao, trình Bộ Giao thông Vận tải.

© TTXVN - Võ Tá ChuyênCông nhân làm xuyên Tết tại dự án thành phần Vạn Ninh – Cam Lộ
Công nhân làm xuyên Tết tại dự án thành phần Vạn Ninh – Cam Lộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Công nhân làm xuyên Tết tại dự án thành phần Vạn Ninh – Cam Lộ

VNR đưa ra lộ trình tái cơ cấu tương ứng với dự án đường sắt tốc độ cao

Do thời gian triển khai Dự án Xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam kéo dài tới năm 2040, được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, nên lộ trình cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng trải qua những bước đi tương ứng.
Cụ thể, giai đoạn 2025 -2030, mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cơ bản giữ nguyên như mô hình giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, trong nội tại các khối, các đơn vị đều phải có sự gia tăng về năng lực, quy mô nhân sự để vừa khai thác hệ thống đường sắt hiện tại, vừa tham gia xây dựng đường sắt tốc độ cao, đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực cho công tác vận hành, bảo trì, khai thác… đường sắt tốc độ cao giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2030 - 2032 (hoặc đến khi Dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng), mô hình tổ chức quản lý của VNR bắt đầu có điều chỉnh lớn, có sự tách bạch 2 tổ chức riêng biệt là đường sắt thường và đường sắt tốc độ cao, đồng thời, thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý, bảo trì, khai thác đường sắt tốc độ cao và Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt tốc độ cao.
Giai đoạn 2032 - 2045 (hoặc khi Dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đến 2045), VNR sẽ điều hành tập trung, thống nhất toàn mạng đường sắt hiện có thông qua Trung tâm Điều hành GTVT đường sắt.
Trung tâm Điều hành GTVT đường sắt được tách thành 2 bộ phận: điều hành tàu thường và điều hành tàu tốc độ cao.
Theo đó, Công ty TNHH một thành viên Đường sắt cao tốc sẽ tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, thiết bị điện kéo và thực hiện quản lý, bảo trì, vận hành và khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP.HCM theo tiến độ bàn giao của Dự án.
Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt tốc độ cao tiếp nhận tài sản, phương tiện và tổ chức kinh doanh vận tải tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP.HCM (theo tiến độ bàn giao của Dự án), kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, trả phí thuê hạ tầng; đồng thời bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đường sắt tốc độ cao.
Đại diện VNR nhấn mạnh, đây cũng là phương án vận hành khai thác đường sắt tốc độ thường và đường sắt tốc độ cao đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Đèo Prenn nối với cao tốc Prenn – Liên Khương và quốc lộ 20 hiện hữu, trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối tỉnh Lâm Đồng với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2024
8 cao tốc của Việt Nam được nâng tốc độ tối đa lên 90km/h

Không để chậm trễ hơn nữa

Từ tháng 2/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Theo sơ bộ, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h.
Kết luận của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, Việt Nam cũng dự kiến khởi công trước 2030.
Trong đó, một số đoạn đường sắt tốc độ cao được ưu tiên làm trước trong giai đoạn 2026-2030 như Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang và phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trước năm 2045.
Trước đó, tại Thông báo số 420/TB-VPCP ngày 19/10/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao VNR chuẩn bị cho mô hình tổ chức quản lý, khai thác theo hướng không nên thành lập tổ chức mới, mà tận dụng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tái cơ cấu hình thành doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu.
Đồng thời bảo đảm công tác quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phương tiện, khai thác vận tải đường sắt tốc độ cao khi đủ điều kiện vào thời điểm thích hợp.
Cũng tại Thông báo số 502/TB-VPCP ngày 4/12/2023 Phó thủ tướng giao VNR chủ động tổ chức công tác chuẩn bị (đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, cơ khí…) để quản lý, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350 km/h.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc nên không thể chậm trễ mà cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ thực hiện.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала