Vì sao Mỹ cầm chắc thất bại nếu cố lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc?

© Ảnh : @POTUSTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2024
Đăng ký
Sau khi Washington và Hà Nội nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược toàn diện, Quân đội Mỹ muốn “tiến xa hơn” với Việt Nam trong hợp tác về quân sự-quốc phòng-an ninh.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Mỹ sẽ thất bại trong việc lôi kéo Việt Nam nhằm chống Trung Quốc.
Hoa Kỳ cần hiểu rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam rất tỉnh táo, thận trọng và khéo léo. Bất kỳ hợp tác nào cũng phải dựa trên lợi ích tối thượng của quốc gia dân tộc và Hà Nội chắc chắn sẽ không chọn bên.

Mỹ cần giữ đúng cam kết với Việt Nam

Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược toàn diện sau cuộc hội đàm lịch sử giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việc nâng cấp quan hệ “nhảy cóc” liền hai bậc cho thấy tinh thần gác lại quá khứ, sẵn sàng làm bạn, chuyển từ cựu thù thành bạn của Việt Nam cũng như nỗ lực xoay trục về phương Đông, gia tăng quan hệ với những đối tác mà Mỹ đánh giá là quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Washington.
Để “đắc nhân tâm” được Hà Nội, Mỹ cần “nói đi đôi với làm” và giữ đúng cam kết vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau và cân bằng lợi ích của các bên.
Quốc kỳ trên tòa nhà của Bộ Thương mại Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2024
Tư bản Mỹ cần xoá bỏ định kiến với Việt Nam
Giới chức Hoa Kỳ tin tưởng rằng, Mỹ và Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Do đó, ngoài lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, đầu tư, một khía cạnh đặc biệt quan trọng được lãnh đạo hai bên quan tâm chính là hợp tác về quốc phòng – an ninh.
Hôm 9/2, nhà báo Christopher Woody của tờ The Diplomat, cây bút chuyên viết về lĩnh vực quốc phòng, nhận định, bất chấp những lo ngại chung về Trung Quốc, sự cẩn trọng của Hà Nội đối với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc có thể hạn chế những gì họ sẵn sàng hợp tác với Washington.
Woody hướng đến điều gì? Giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ ngày càng chú ý đến Hà Nội và nỗ lực hợp tác nhiều hơn với Việt Nam năm 2024, nhằm củng cố mối quan hệ đang lên “như diều gặp gió” vốn được mở rộng nhanh chóng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế cho rằng, bất chấp thực tế hai bên đều bày tỏ sự quan tâm đến việc tăng cường quan hệ, mong muốn cân bằng giữa các đối tác nước ngoài và sự thận trọng của Hà Nội với Trung Quốc có thể sẽ hạn chế mối quan hệ an ninh giữa Hà Nội và Mỹ.

Quân đội Mỹ muốn hợp tác sâu hơn với Việt Nam

“Việc Việt Nam nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện hồi đầu tháng 9 là một cột mốc quan trọng, đưa Mỹ lên 2 bậc trong hệ thống phân cấp ngoại giao của Việt Nam chỉ trong vòng 10 năm sau khi hai nước lần đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện”, Woody lưu ý.
 Tàu sân bay USS Dwight Eisenhower  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2024
Quân đội Mỹ nổ súng vào phương tiện không người lái của hải quân Houthis
Trong một tuyên bố sau hội đàm cấp cao, Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ca ngợi đây là “bước tiến đáng chú ý” của hai nước trong thập kỷ qua và cam kết “tăng cường hợp tác sâu sắc hơn nữa”, bao gồm cả quan hệ về chính trị, kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng quân đội giữa hai nước.
Cũng kể từ thời khắc lịch sử này, các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ đã nhận thấy việc nâng cấp quân hệ với Việt Nam là một cơ hội để làm được nhiều điều hơn nữa với Hà Nội.
“Chúng tôi thực sự muốn đến Việt Nam”, Đại tá Brandon Teague, chỉ huy Lữ đoàn Hỗ trợ Lực lượng An ninh số 5 (SFAB) – lực lượng đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị ở Washington, D.C. vào tháng 10/2023.
Đơn vị của Teague được giao phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời, đây cũng là một trong số các lực lượng SFAB được thành lập trong những năm gần đây để huấn luyện lực lượng nước ngoài và xây dựng mối quan hệ với các nước đối tác của Mỹ.
Chỉ huy SFAB5 Đại tá Teague cho biết trong Hội nghị Tư lệnh Quân đội Ấn Độ-Thái Bình Dương ở Ấn Độ vào cuối tháng 9, Tướng Charles Flynn – Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cũng đã đề nghị người đồng cấp Việt Nam đăng cai tổ chức phiên họp cùng năm.
Theo Đại tá Teague, vào thời điểm đó, Việt Nam chưa khẳng định đồng ý ngay “nhưng họ cũng không nói không” và sự hiện diện của phái đoàn Việt Nam tại hội nghị năm 2023 cho thấy “dấu hiệu rất tốt”.
“Vì vậy, chúng tôi thực sự muốn hợp tác với Việt Nam, nếu có thể, trong tương lai”, Chỉ huy SFAB5 nhấn mạnh.
Tướng Flynn cũng đã gặp các quan chức Quân đội Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 11.
Vào thời điểm đó, Đại tướng Charles Flynn khi hội đàm với Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã nhắc lại sự quan tâm của Quân đội Mỹ trong việc mở rộng hợp tác giữa quân đội hai nước.
Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Merle Ratner (đầu tiên từ trái sang) tại New York, Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chuyến công du chính thức Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Merle Ratner, nhà hoạt động chống chiến tranh Việt Nam nổi tiếng, bất ngờ qua đời
Phát biểu với các phóng viên vào tháng 1/2024, ông Flynn một lần nữa ca ngợi việc nâng cao mối quan hệ Việt – Mỹ gọi đây là một trong nhiều “dấu hiệu” cho thấy “cơ hội tăng cường khả năng tương tác” và “cơ hội tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác” của Mỹ trong khu vực đang tăng lên.
Đô đốc Samuel Paparo, người được đề cử làm lãnh đạo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tiếp tục lặp lại quan điểm đó tại phiên điều trần xác nhận của ông trong tháng này, nói với các nhà lập pháp rằng:
“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác sâu sắc với Việt Nam”.

Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam hơn là chống Trung Quốc?

Theo The Diplomat, Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác cùng nhau trong nhiều thập kỷ, tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân mất tích và rà phá vật liệu nổ trong Chiến tranh Việt Nam. Những nỗ lực đó đã được mở rộng trong những năm gần đây và các hoạt động trao đổi khác cũng tăng lên, nổi bật là một số chuyến thăm của các tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam kể từ năm 2018.
Quân đội hai nước cũng đẩy mạnh tăng cường hợp tác về hỗ trợ nhân đạo, phòng chống và cứu trợ thiên tai, gìn giữ hòa bình, quân y và y tế công cộng, cùng nhiều hoạt động khác.
“Có một số việc chúng tôi đang cùng nhau làm với tư cách là đối tác mà tôi nghĩ là phản ánh lợi ích chung của hai bên”, Lindsay Ford, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cho biết tại một sự kiện do Trung tâm Chiến lược và Quốc tế tổ chức.
Khi được hỏi Lầu Năm Góc muốn theo đuổi sự hợp tác nào vào năm 2024 với Việt Nam, Ford cho rằng trước hết, đó là về ứng phó thảm họa và quân y cũng như an ninh hàng hải, bao gồm cả việc “giúp Việt Nam xây dựng năng lực nhận thức về lĩnh vực hàng hải của riêng mình”.
“Một điều chúng tôi chắc chắn sẽ tập trung là giúp đỡ các đối tác của mình đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, bởi vì nhiều khi điều này liên quan đến các hình thức trao đổi [về quân sự] mang tính chiến thuật, những thứ cơ bản mà họ cần sử dụng ngôn ngữ và nội dung tương tự để thúc đẩy những trao đổi song phương”, Ford nói thêm.
Máy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Chiến dịch “Mũi lao lửa”: Mỹ muốn đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá
Đáng chú ý, theo nhà bình luận Woody, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng họ muốn hợp tác với Việt Nam vì mục đích cải thiện quan hệ song phương hơn là chống lại Trung Quốc, nhưng việc tiếp cận này diễn ra khi Mỹ đang cố gắng củng cố quan hệ đối tác và liên minh trong bối cảnh cạnh tranh với Bắc Kinh.
Đối với Việt Nam, việc nâng cao quan hệ với Mỹ phản ánh mong muốn cải thiện quan hệ với Washington, nhưng Hà Nội cũng nâng cấp quan hệ với một số quốc gia đồng thời tìm cách trấn an Trung Quốc, nước láng giềng lớn hơn và đối tác thương mại lớn của mình, rằng họ không làm như vậy để thách thức lợi ích của Trung Quốc.

“Năm ngoái, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới tiếp đón cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc cạnh tranh chiến lược”, Huong Le Thu, Phó giám đốc Chương trình châu Á tại International Crisis Group, chia sẻ tại sự kiện Carnegie Endowment tháng này.

Theo vị chuyên gia, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với các nước khác “miễn là phù hợp với lợi ích quốc gia của mình.
“Vì vậy tôi không nghĩ có ai có thể lôi kéo Việt Nam rời xa bất kỳ quốc gia nào khác”, chuyên gia bày tỏ niềm tin về việc Việt Nam sẽ không chọn phe, đứng về phía quốc gia này chống lại nước khác.
Bà cùng cho biết thêm rằng Mỹ nên tìm cách cân bằng chính những kỳ vọng của mình, bởi chắc chắn rằng Hà Nội “sẽ không hợp nhất lợi ích của mình với Mỹ nếu điều đó không có lợi cho Việt Nam”.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cách tiếp cận này có thể sẽ giới hạn sự hợp tác quân sự với Mỹ.
“Hợp tác quân sự có đặc điểm là xây dựng năng lực, chia sẻ kiến thức, có thể chia sẻ thông tin ở một mức độ nhất định, đó là loại hoạt động mà Việt Nam có thể sẵn sàng tham gia”, theo ông Sơn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2023
Nỗ lực của Biden thất bại khi Việt Nam "không thể tách rời Trung Quốc"
Tuy nhiên, với các mức độ khác, sẽ là một câu chuyện khác.
“Theo tôi, về những hoạt động phức tạp hơn, như tập trận hoặc hình thức hợp tác sâu hơn, tôi cho rằng Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian hơn để sẵn sàng tham gia đầy đủ (với phía Mỹ)”, chuyên gia nêu quan điểm.
Tuy nhiên, điều này “không đồng nghĩa là hai bên sẽ không có sự sắp xếp trong tương lai”, Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2017, phát biểu tại sự kiện Carnegie.
Ông Osius cho biết, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội “rất tỉnh táo” khi đề cập đến khả năng cho phép tàu chiến Mỹ tiếp cận Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu như một phần của thỏa thuận thương mại thay vì trong thỏa thuận về căn cứ, điều mà chính sách quốc phòng của Việt Nam không cho phép.

Việt Nam không chọn bên

Như Sputnik đề cập, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng bốn không gồm không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

“Chúng tôi đang phát triển mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Việt Nam. Có rất nhiều điều trong số đó có thể được thực hiện theo cách rất thực tế nhằm củng cố mối quan hệ đối tác song phương Việt – Mỹ, bao gồm lĩnh vực an ninh, kể cả khi không có liên minh quân sự và không xây dựng căn cứ quân sự”, Ted Osius nhấn mạnh.

Với thành công trong đường lối ngoại giao cây tre thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định, từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Mỹ hành xử trịch thượng với Việt Nam nhằm chống Trung Quốc
Theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, trước những biến động phức tạp trên thế giới, Việt Nam đã kiên định tính độc lập, tự chủ trên cơ sở đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc đồng thời, nêu cao tinh thần hòa hiếu, linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược, từ đó xử lý đúng đắn hài hòa quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng, các nước lớn, đối tác quan trọng cũng như các tình huống phức tạp về biên giới trên bộ, trên biển, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm từ xa.
“Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
Phát biểu tại các diễn đàn đa phương, đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhiều lần nhấn mạnh quan điểm, Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia mà kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала