Đồng Việt Nam kiên cường trước đô la Mỹ

© iStock.com / Wara1982Đồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Đăng ký
So với các đồng tiền khác, đồng Việt Nam vẫn đang là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với đô la Mỹ (USD) trong tháng 1/2024.
Tại báo cáo chuyên đề vĩ mô tháng 2, nhóm chuyên gia phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, áp lực mất giá tiền đồng có thể xảy ra trong nửa đầu năm 2024.

Tiền đồng với biến động của đồng đô la Mỹ

Theo ghi nhận, trong tháng 1/2024, tỷ giá USD/VND biến động tăng mạnh nhưng trong biên độ cho phép.
Chốt tại ngày 25/1/2024, tiền đồng mất giá 1,4% so với đầu năm, sau đó hạ nhiệt chỉ còn 0,6% so với đầu năm đối với tỷ giá trên thị trường chính thức và 0,1% đối với tỷ giá trên thị trường tự do.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lý giải, nguyên nhân chính khiến tiền đồng mất giá trong tháng đầu năm là "do sự phục hồi của đồng USD", xuất phát từ việc nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed.
Bên cạnh đó, mức chênh lệch dương của lãi suất USD/VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn neo ở mức cao trong tháng đầu năm (tương đương 4,85 điểm %) cũng là yếu tố gây áp lực lên diễn biến của tiền đồng của Việt Nam.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong tháng 1/2024 dao động từ 0,05% đến 0,2% cho kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 0,2% đến 0,5% cho kỳ hạn trên 6 tháng.
Trong khi đó, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại trong tháng 1/2024 dao động từ 4,5% đến 5,5% cho kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 5,5% đến 7% cho kỳ hạn trên 6 tháng.
Mức chênh lệch lãi suất này tạo ra động lực cho việc chuyển đổi tiền đồng sang tiền USD, đặc biệt là trong bối cảnh đồng USD có xu hướng tăng giá.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2023
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Nhà nước chèo chống qua biến cố lịch sử như SCB

Tiền đồng giảm giá ít nhất

Nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt lưu ý, so với các đồng tiền khác, tiền đồng là một trong những đồng tiền giảm giá ít nhất so với đồng USD trong tháng 1/2024.
Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục thực hiện thêm biện pháp nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, tình hình kinh tế không khả quan trong tháng đầu năm khiến đồng NDT mất giá khoảng 1,1%.
Ở Nhật Bản, đồng Yên mất giá mạnh nhất (tương đương 3,8%) khi nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi tín hiệu thay đổi chính sách lãi suất âm từ ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

"Các đồng tiền khác trong khu vực ASEAN (trừ Việt Nam) đều mất giá từ 1 - 3% trong tháng 1/2024", - báo cáo nêu.

VDSC cho rằng, đặt trong tương quan về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương, đồng USD có lợi thế hơn hẳn trong giai đoạn đầu năm 2024.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, năm 2024 sẽ là năm tăng trưởng kinh tế cao nhất của Mỹ kể từ năm 1984, với mức tăng trưởng 4,2%. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 7,9%, thấp hơn mức 8,5% của năm 2023. Kinh tế Nhật Bản và khu vực ASEAN cũng dự kiến tăng trưởng chậm lại so với năm 2023, lần lượt là 1,5% và 5,2%.
Mặt khác, Fed đã bắt đầu thu hẹp quy mô mua tài sản từ tháng 11/2023 và dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2024, trong khi các ngân hàng Trung ương khác vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng hoặc thận trọng.

Tiền đồng có thể tiếp tục chịu áp lực trong nửa đầu năm 2024

Các chuyên gia kinh tế dự báo, một phần biến động tỷ giá trong thời gian tới cùng với việc đồng USD neo cao trong thời kỳ đầu của chu kỳ nới lỏng tiền tệ có thể gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.
"Diễn biến này có thể kéo dài ít nhất trong nửa đầu năm 2024", - TTXVN dẫn báo cáo lưu ý.
Dự báo này dựa trên phân tích giai đoạn Fed thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đồng USD biến động tăng giá mạnh trong giai đoạn đầu và duy trì sức mạnh suốt một thời gian sau đó khi lãi suất neo ở mức cao.
"Thời kỳ Fed cắt giảm lãi suất, các bước cắt giảm đầu tiên không tạo ra nhiều thay đổi với xu hướng của đồng USD và sự suy giảm của đồng USD chỉ diễn ra khi chu kỳ cắt giảm lãi suất đi đến hồi kết", - chuyên gia chỉ rõ.
Biến động giá dầu và giá vàng trong thời kỳ nới lỏng và thắt chặt chính sách của Fed khá thú vị. Theo đó, dầu thô trải qua biến động tăng và giảm mạnh nhưng xu hướng chung là tăng trong thời kỳ Fed nới lỏng và giảm trong thời kỳ Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong khi đó, giá vàng tăng giá trong cả hai thời kỳ.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2024
14-15 tỷ USD đổ về, Việt Nam vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Các kịch bản

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, hiện tại, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam không còn nhiều và dù nới lỏng cũng không mang lại tác động lớn đến sự tăng trưởng.
"Mặc dù vậy thì Việt Nam cũng không nên đảo chiều chính sách bởi vì sẽ gây ra những bất ổn về tỷ giá, lãi suất như giai đoạn 2022. Chính sự ổn định chính sách tiền tệ sẽ tạo tiền đề để hồi phục sản xuất, tiêu dùng trong nước", - tạp chí Kinh doanh và Phát triển dẫn lời PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nói.
Đối với kịch bản này, ông Huân dự báo tỷ giá trong năm 2023 sẽ vẫn duy trì ổn định bởi không có quá nhiều áp lực. Việt Nam vẫn đang là quốc gia xuất siêu, nhận lượng kiều hối lớn. Theo đó thì việc nguồn vốn FDI có thể gia tăng trong thời gian tới khi mà các hiệp định đối tác chiến lược, thương mại tự do được thông qua, đặc biệt là đối với Mỹ.
Cũng trong kịch bản tăng trưởng tuyến tính này, dự báo tỷ giá sẽ tăng khoảng từ 3-3,5% trong năm 2024. Mức tăng này cũng nằm trong tầm kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động ứng phó trước một số đợt tăng tỷ giá bất thường trong năm bởi yếu tố về mùa vụ. Tỷ giá cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến việc thực thi các mục tiêu chính của chính sách tiền tệ như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát.
kịch bản tăng trưởng GDP tích cực, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục nhanh thì tỷ giá sẽ gặp áp lực, VND có thể tăng giá từ 4-5% so với đồng USD, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải nhọc nhằn hơn trong việc điều hành tỷ giá.
"Việt Nam cũng sẽ cần phải đưa ra các chiến lược ứng phó sớm ở những thời điểm cao điểm, tránh bị động dẫn đến điều hành giật cục, ảnh hưởng đến các mục tiêu vĩ mô khác như là tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay như ảnh hưởng đến tâm lý của người dân gây ra tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ", - chuyên gia lưu ý.
Ở những lúc cao điểm thì Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc sử dụng dự trữ ngoại hối để cân bằng cán cân thanh toán hoặc là cho phép tỷ giá biến động trong biên độ cao hơn mức bình thường tuy nhiên cần phải phát đi thông điệp rõ ràng để tránh gây ra tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp, người dân.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2023
Lý do Ngân hàng Nhà nước khó hạ thêm lãi suất
Còn ở kịch bản tăng trưởng tiêu cực với xác suất xảy ra thấp, áp lực lên tỷ giá sẽ càng nhiều khi mà tăng trưởng kinh tế sụt giảm, FED tiếp tục tăng lãi suất và diễn biến các cuộc xung đột trên thế giới trở nên căng thẳng.
Và đối với kịch bản xấu này, tỷ giá có thể tăng hơn 10% nếu như tình hình thực sự xấu đi, áp lực tỷ giá lớn và thâm hụt kép (nghĩa là cả cán cân thanh toán, ngân sách đều thâm hụt mạnh) dễ khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương. Lúc này thì bắt buộc phải cho VND mất giá tương đối với USD, hạn chế dùng dự trữ ngoại hối để bình ổn.
"Dĩ nhiên thì xác suất của kịch bản này là thấp nhất nhưng với hiệu ứng thiên nga đen (xác suất nhỏ nhưng tác động lớn) thì chúng ta vẫn phải tính đến trường hợp này để có kế hoạch chủ động ứng phó một cách kịp thời", - PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nói và nhấn mạnh, Chính phủ cần phải xây dựng một đội ngũ mà như ở Mỹ gọi là Bộ đối phó với các tình huống khẩn cấp để nhằm ứng phó với những trường hợp này.
Bên cạnh việc điều hành chính sách tỷ giá ổn định thì Việt Nam cũng cần cân bằng cán cân thương mại với Mỹ. Trong đó, ưu tiên giảm thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ bằng việc gia tăng nhập khẩu để cho Mỹ có thể cân nhắc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần lưu ý về thao túng tiền tệ.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân đánh giá, chính động thái này sẽ đảm bảo an toàn cho Việt Nam trước đối tác rất lớn về thương mại như Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала