Thanh niên Việt Nam không nên ngại đi lính

© Ảnh : Báo Đất ViệtQuân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2024
Đăng ký
Thanh niên Việt Nam hãy tự tin nhập ngũ. Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ khẳng định, không có chuyện thanh niên đi lính, tham gia nghĩa vụ quân sự là cánh cửa đóng lại.
Theo tướng Bộ, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hiện nay của Việt Nam là rất đầy đủ, và Quốc hội đã rất cố gắng trong vấn đề này.
Về đề xuất Việt Nam có thể học Hàn Quốc, Israel bắt buộc 100% thanh niên nhập ngũ, tướng Bộ nhận định, hiện quy mô nền kinh tế của chúng ta chưa cho phép gọi 100% công dân nhập ngũ.

Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của công dân

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội, đã chia sẻ với phóng viên báo VOV về vấn đề thanh niên nhập ngũ.
Theo ông Bộ, Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất của một quốc gia có chủ quyền. Hiến pháp quy định và điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản quan trọng nhất trong xã hội.
Về quan hệ giữa Nhà nước và công dân, công dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Nhà nước chỉ là người đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lực của nhân dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ công dân, và công dân cũng có trách nhiệm bảo vệ chính mình, bảo vệ Tổ quốc mình.
Chính vì vậy, không chỉ Hiến pháp Việt Nam mà Hiến pháp bất kể nước nào cũng đều có quy định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và quyền cao quý của mỗi công dân.
Các chiến sĩ đội tuyển Việt Nam tại bãi tập quân sự Alabino gần thủ đô Maxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Việt Nam: Đề xuất 100% thanh niên đi nghĩa vụ quân sự gây chú ý
Mỗi năm, Việt Nam có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Tuy vậy, chỉ một lượng nhỏ trong số được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Có ý kiến cho rằng, số thanh niên không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự cần phải đóng tiền, vì đây là nghĩa vụ thay thế trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, để bảo đảm công bằng trong toàn dân.
Theo tướng Nguyễn Mai Bộ, đây không phải là vấn đề mới. Điều này đã được Quốc hội khóa XIII đưa ra thảo luận, nhưng chưa nhận được sự thống nhất cao. Do đó, ở lần sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự, tháng 6/2015, vấn đề này không được đưa vào luật.

"Theo tôi, đây là một vấn đề rất lớn và rất khó. Lớn là vì nó đụng chạm tới toàn dân, phải cân đối nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở đây, phải khẳng định hai nhóm, một nhóm xây dựng và một nhóm bảo vệ. Và câu chuyện thứ hai lớn hơn nữa, đó là liên quan tới người giàu, người nghèo, liên quan tới câu chuyện chất lượng quân đội. Điều này cực kỳ quan trọng. Chất lượng con người quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội", - VOV dẫn lời ông Bộ.

Có nên học tập Hàn Quốc hay Israel?

Có ý kiến đề xuất Việt Nam nên học tập Hàn Quốc hay Israel là yêu cầu 100% thanh niên đủ điều kiện tiêu chuẩn đều phải nhập ngũ.
Về vấn đề này, ông Bộ cho rằng đây là câu chuyện lý tưởng. Điều này bảo đảm sự công bằng giữa những người trong độ tuổi nhập ngũ. Ngoài ra, còn có kết quả đạt được của mỗi con người sau khi phục vụ, đạt được về phẩm chất, đạo đức, năng lực.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng cho ý kiến về các sản phẩm mẫu thử nghiệm quân phục tháng 7/2023. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2024
Mẫu quân phục, lễ phục mới của Quân đội nhân dân Việt Nam

"Thế nhưng, phải khẳng định một điều là quy mô nền kinh tế của chúng ta chưa cho phép gọi 100% công dân nhập ngũ. Rõ ràng, việc bảo đảm lẽ công bằng cũng phải làm bằng cách khác. Đó là quy định về chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ", - tướng Bộ nói.

Ví dụ, so với trước đây, Việt Nam đã rút ngắn tuổi quân; quy định về chế độ chính sách cho anh em nhập ngũ được hơn những người không tham gia nhập ngũ. Đây cũng là một cách xử lý.
Theo ông Bộ, thời gian 2 năm tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ tạo cho con người nền tảng đạo đức xã hội, nền tảng về kỹ năng, về tính kỷ luật. Những ai tham gia nghĩa vụ quân sự, thể hiện thái độ tích cực rèn luyện, có thể được quân đội cho đi học để phát triển thành sĩ quan quân đội.

"Tôi khẳng định là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam giàu thì không giàu, nhưng tôi khẳng định có cuộc sống dần dần sẽ tăng lên. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự nếu bạn nào xác định tốt, đây là một điều kiện rất tốt để xây dựng bản lĩnh, xây dựng phẩm chất đạo đức cho chính mình. Để từ đó chúng ta tham gia việc làm giàu cho mình và làm giàu cho xã hội", - ông Bộ nhấn mạnh.

Việt Nam đãi ngộ đầy đủ với hạ sĩ quan, binh sĩ

Về cơ chế, chính sách để khuyến khích động viên thanh niên nhập ngũ, ông Bộ cho rằng đây là vấn đề rất cần thiết và rất đúng. Điều 50, Luật Nghĩa vụ quân sự đã quy định rất rõ về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ. Khi còn tại ngũ, còn có chế độ chính sách đối với thân nhân là bố mẹ, vợ con. Sau đó là quyền lợi khi xuất ngũ. Chính sách như vậy là rất đầy đủ.
Về chế độ chính sách, khi xây dựng những dự thảo luật này thì Quốc hội và nhóm soạn thảo đã cố gắng đến mức tối đa, để trên cơ sở quy mô nền kinh tế, trên cơ sở bảo đảm tính khả thi nỗ lực hết sức để xây dựng chế độ chính sách đối với anh em binh sĩ khi nhập ngũ.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 đã thu hút sự tham gia của hơn 170 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2024
Thứ quân đội Việt Nam sở hữu, không phải nước nào cũng có
Hiện nay, có tình trạng một bộ phận thanh niên vẫn chưa hiểu rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Thậm chí, trên một số trang mạng xã hội Facebook*, Youtube, TikTok,… còn bày cách cho thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, vấn đề này có nhiều nguyên nhân. Ông kể lại, khi còn bé, ở làng có thanh niên nào đảo ngũ, bị người ta đeo cho cái bảng và một tờ giấy trước ngực với dòng chữ: Ai cũng như tôi thì mất nước.
"Đó là câu chuyện dùng công cụ đạo đức để lên án hành vi xấu, mà nó có giá trị rất lớn. Lúc ấy hội đoàn, tôi nói: Ông nào đảo ngũ ông đừng có nghĩ chuyện lấy vợ, không ai người ta lấy. Trong khi cả nước nô nức phấn khởi lên đường đi đánh giặc, mà ông lại đảo ngũ, ông lại đòi lấy vợ thế này thế kia", - ông Bộ nói.
Từ đó, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho rằng, đạo đức xã hội bị xuống cấp. Điều này dẫn đến việc có một bộ phận người ta "làm những hành vi, đó là hành vi đáng xấu hổ, nhưng người ta lại không xấu hổ".
Theo ông, có thể ở đâu đó, những vụ vi phạm trong quân đội là có. Tuy vậy, ông Bộ khẳng định nó không phải là tất cả.
Từ đó, ông Bộ có lời khuyên các gia đình và đặc biệt là các bạn thanh niên sắp nhập ngũ, hãy yên tâm là có chế độ chính sách đối với các bạn nhập ngũ, các bạn cần chịu khó rèn luyện.

"Sau khi hết nghĩa vụ quân sự, các bạn sẽ được, một là phẩm chất đạo đức, năng lực, cách nhìn giải quyết vấn đề và tính kỷ luật. Hai là, nếu bạn nào cố gắng nhiều hơn nữa, thể hiện tinh thần thái độ và mong muốn phục vụ trong quân đội, thì các bạn đi học sĩ quan. Cánh cửa các trường sĩ quan luôn mở rộng cho các bạn. Các bạn mới 18 tuổi thôi, cánh cửa còn rất rộng. Đừng coi vào trong quân đội là đóng cửa lại, không có câu chuyện đó", - ông Bộ nói.

*Hoạt động Meta bị cấm ở lãnh thổ Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала