“Chất xám” không đi XKLĐ, “chất xám” đi định cư luôn

© Depositphotos.com / VietboxNhà máy chế biến thủy sản.
Nhà máy chế biến thủy sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2024
Đăng ký
XKLĐ không liên quan tới “chảy máu chất xám”. Còn nói về “chảy máu chất xám” trong giới trí thức, chúng ta có thể nói thẳng về một hiện thực cay đắng: “Chất xám” không đi XKLĐ, “chất xám” đi định cư luôn. Hiện tượng này đang là một trong những thực trạng đáng báo động ở Việt Nam.
Xuất khẩu lao động được đáng giá là một điểm sáng trong nền kinh tế đang dần dần khôi phục của Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam nhận được một lượng tiền kỷ lục do các công nhân xuất khẩu lao động (XKLĐ) chuyển về nước - 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022. Đặc biệt, con số này bằng 2/3 tổng vốn đầu tư nước ngoài đã sử dụng vào Việt Nam - 23,2 tỷ USD. Và như vậy, với lượng tiền này, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 tại Đông Nam Á về số lượng tiền XKLĐ gửi về nước, chỉ sau Philippines.
Khách mời của Sputnik hôm nay là Tiến sỹ kinh tế Lê Hòa. Câu chuyện xoay chung quanh đề tài XKLĐ và “chảy máu chất xám” của Việt Nam.

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đưa 23.195 người đi XKLĐ

Sputnik: Tình hình thị trường du học và xuất khẩu lao động nước ngoài của Việt Nam trong năm 2024, theo các chuyên gia, vẫn đang và sẽ tăng cao. Thống kê chung cho thấy, đa số - khoảng 95% các lao động Việt thường chọn đi các nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đài Loan. Còn lại một phần nhỏ thì sang Châu Âu, Châu Mỹ.
Xin ông cho biết về các thị trường XKLĐ chính của Việt Nam và những đặc điểm của chúng.
Tiến sỹ kinh tế Lê Hòa:
Nói tới các thị trường XKLĐ chính của Việt Nam, trước hết phải nói đến Nhật Bản. Đây là thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với gần 56 nghìn lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 46 nghìn lao động, Hàn Quốc gần 2.500 lao động, Trung Quốc gần 1.400 lao động, Hungary gần 1.200 lao động, Singapore 1.015 lao động trong năm 2023.
Nông dân dùng máy kéo chặn đường cao tốc A4 ở phía đông Paris hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình của công đoàn nông dân toàn quốc đòi tăng lương và giảm thuế   - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2024
Người Việt tại châu Âu hiểu rõ, ở đây đang suy thoái thế nào
Thị trường XKLĐ tiềm năng Nhật Bản, dù được “khai phá” từ năm 1992 đến nay, nhưng nó vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Nhật Bản cũng là quốc gia đã đón nhiều lượt người lao động Việt Nam nhất với hơn 350.000 lao động đến làm việc.
Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm của Việt Nam với Chương trình có tên là EPS. Khi đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động sẽ có mức thu nhập ổn định rơi vào khoảng từ 1.000 – 1.500 USD/tháng (tương đương 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ), mức lương này sẽ phụ thuộc vào từng công việc khác nhau. Tuy nhiên thách thức đối với người lao động theo Chương trình EPS là phải họ trải qua kỳ thi năng lực tiếng Hàn do phía Hàn Quốc phối hợp với Việt Nam tổ chức. Kết quả kỳ thi chỉ có thời hạn 2 năm.
Nhiều lao động Việt Nam lựa chọn Đài Loan (Trung Quốc). Số lượng người Việt đi XKLĐ sang Đài Loan chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản. Mức lương tại thị trường này trung bình chỉ từ 16 tới 20 triệu VNĐ, trong khi đó ở Nhật Bản từ 25 tới 36 triệu VND. Lao động Việt Nam sang đây làm việc trong các ngành nghề như xây dựng, may, cơ khí…
3 thị trường trên chiếm tới 90% lượng lao động Việt Nam đi XKLĐ. 10% còn lại rải khắp các thị trường khác, từ châu Á tới châu Âu, châu Mỹ, cả châu Phi
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đưa được 23.195 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 18,56% kế hoạch năm 2023.

Không nên mừng rỡ trước những “thành tựu” về XKLĐ mà phải tập trung vào việc tạo sản xuất trong nước

Sputnik: Như vậy, XKLĐ là chính sách có định hướng của chính phủ Việt Nam. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2024, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với ổn định, duy trì các thị trường hiện có, Bộ sẽ phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam. Ông có bình luận gì về chính sách khuyến khích XKLĐ của chính phủ Việt Nam?
Tiến sỹ kinh tế Lê Hòa:
Theo Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp.
Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.
Trên thực tế, việc thực hiện 5 chính sách trên khó có thể nhận thấy trong xã hội Việt Nam. Mấy chục năm thực hiện chính sách này rồi mà việc phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về có thấy đâu. Trong số các mục đích XKLĐ như góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, chúng ta chỉ có thể thấy 2 mục đích đạt được mà cũng chỉ mang tính tạm thời: Đó là giải quyết việc làm (lao động Việt Nam ra nước ngoài bán sức lực để kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình), tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong nước vẫn thiếu trầm trọng công ăn việc làm cho một lực lượng lao động trẻ rất lớn. Mấy chục năm rồi nhưng vẫn chỉ là XKLĐ. Chúng ta có thấy lực lượng lao động đó trở về nước được sử dụng hay không, chưa nói tới việc được sử dụng hiệu quả?
© Ảnh : Báo Điện tử Chính phủDuy trì vận hành ổn định ở công suất 107% thông qua các giải pháp kỹ thuật
Duy trì vận hành ổn định ở công suất 107% thông qua các giải pháp kỹ thuật - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2024
Duy trì vận hành ổn định ở công suất 107% thông qua các giải pháp kỹ thuật
Hiện nay, có thể thấy, nguồn lao động trong nước không còn dồi dào, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhu cầu rất lớn về nhân lực. Chính phủ đang có định hướng hợp tác về lao động phải chuyển sang chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao. Nhưng nói là nói vậy thôi, để làm được điều nó trước hết phải tạo sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề... Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục khuyến khích XKLĐ đấy thôi. Theo tôi, không nên ca ngợi hay mừng rỡ trước những “thành tựu” về XKLĐ mà phải tập trung vào việc phát triển sản xuất trong nước.

“Chất xám” cần những nhiệm vụ khoa học, không sẽ tiếp tục “chảy” ra nước ngoài

Sputnik: Theo ông, chính sách khuyến khích XKLĐ của Chính phủ Việt Nam có thể dẫn tới điều gì, có nguy cơ chảy máu chất xám không?
Tiến sỹ kinh tế Lê Hòa:
Những ngành nghề chủ yếu của lao động Việt Nam đi XKLĐ là nghề bếp; cơ khí; nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn; xây dựng; nghề may; ch6e 1bie61n thực phẩm; giúp việc; điều dưỡng…Đó là những nghề tay chân, những công việc thô sơ.
Nếu hàng chục năm cứ XKLĐ kiểu đó thì làm gì có chất xám mà chảy! Đó là nói về lực lượng lao động xuất khẩu.
Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2024
Đảng đang bảo vệ an ninh quốc gia như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa
Còn nói về “chảy máu chất xám” trong giới trí thức, chúng ta có thể nói thẳng về một hiện thực cay đắng: “Chất xám” không đi XKLĐ, “chất xám” đi định cư luôn. Hiện tượng này đang là một trong những thực trạng đáng báo động ở Việt Nam. Đáng chú ý, việc "chảy máu chất xám" không chỉ xảy ra trong tầng lớp trí thức dày dạn kinh nghiệm, có trình độ, mà còn xảy ra ngay trong tầng lớp trí thức trẻ được học hành, đỗ đạt cao, học vị cao, thậm chí có rất nhiều người là thủ khoa xuất sắc, kể cả tốt nghiệp trong nước, kể cả tốt nghiệp ở nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam đã nói nhiều về cơ chế, chính sách giữ, thu hút những người có trình độ cao, có kinh nghiệm, những nhân tài. Ở Việt Nam người ta nói nhiều đến tiền lương, đến điều kiện sống, những yếu tố này rất quan trọng, nhưng theo tôi, trước tiên vẫn chính là điều kiện làm việc, khả năng nghiên cứu khoa học và được làm việc đúng chuyên ngành.
Như GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ , Đại học Năng lượng Moskva (MEI) đã từng phát biểu: “Chúng tôi cần không chỉ có đồng lương mà là những nhiệm vụ khoa học công nghệ mình có thể đóng góp được. Chúng tôi về nước, được trả mức lương rất cao, nhà, biệt thự rất lớn, nhưng không có nhiệm vụ để làm thì chúng tôi cũng sẽ lại ra đi. Đó là một thực tế”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала