Việt Nam muốn mua điện gió từ Lào vì rẻ

© Ảnh : Leafletnhà máy điện gió
nhà máy điện gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2024
Đăng ký
Bộ Công Thương nhìn nhận, nhập nguồn điện từ Lào về Việt Nam là cần thiết, sẽ tăng khả năng đảm bảo cung ứng, giảm nguy cơ thiếu điện cho miền Bắc năm 2025 và các năm tiếp theo.
Đặc biệt, đang có đề xuất mức giá mua điện gió từ Lào sau năm 2025 giảm mạnh, chủ đầu tư cũng sẵn sàng làm đường truyền tải, đấu nối, giúp giảm chi phí.
Dự án Nhà máy Điện gió Trường Sơn, công suất 250 MW tại tỉnh Bolikhamxay, kế hoạch vận hành vào quý IV/2025, sẵn sàng đầu tư bằng nguồn vốn tự có của Dự án để làm đường dây 220 kV mạch kép, với chiều dài 75 km đấu nối vào ngăn lộ 220 kV tại Trạm biến áp 220 kV Đô Lương (Nghệ An).

Bộ Công Thương: Nhập nguồn điện từ Lào về Việt Nam là cần thiết

Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ Công Thương vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng về chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối nhà máy điện gió Trường Sơn từ Lào về Việt Nam. Trước đó, như Sputnik đã thông tin, bản thân Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã có kiến nghị về việc nhập điện gió từ Lào về Việt Nam.
Từ cuối năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng chủ trương trên để giảm nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc.
Trong khi đó, nêu tại công văn trình Chính phủ ngày 6/3, Bộ Công Thương tham mưu, đề xuất Chính phủ chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ dự án điện gió Trường Sơn, có công suất 250MW.
Đồng thời bổ sung quy hoạch đường dây 220kV mạch kép điện gió Trường Sơn - Đô Lương, các dây dẫn và trạm biến áp để đấu nối, tiếp nhận công suất từ dự án điện gió Trường Sơn nhằm bán điện về Việt Nam.
Bộ Công Thương nhấn mạnh việc nhập khẩu điện từ dự án điện gió Trường Sơn (Lào) công suất 250 MW về Việt Nam "phù hợp" chủ trương nhập khẩu điện theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ hai nước.
Hiện, EVN cho biết, tổng công suất nguồn điện tại Lào được duyệt chủ trương nhập khẩu về Việt Nam đến năm 2025 khoảng 1.977 MW, thấp hơn quy mô 3.000 MW theo hiệp định đã ký.
Ngoài ra, việc nhập khẩu và đấu nối đường dây 220 kV cũng được Bộ Công Thương nhìn nhận là phù hợp với Quy hoạch điện VIII.
Theo quy hoạch điện 8, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào có thể lên tới 5.000-8.000 MW vào năm 2030, tăng lên 11.000 vào năm 2050. Mặt khác, ngành điện cũng quy hoạch 550 km đường dây dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển các nguồn khu vực, gồm nhập khẩu.
Trạm thu phát sóng - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2024
Việt Nam sẽ phủ sóng 5G toàn quốc, EVN cam kết không để thiếu điện
Vnexpress dẫn đánh giá từ Bộ Công Thương Việt Nam nêu rõ: "Nhập nguồn điện từ Lào về Việt Nam là cần thiết, sẽ tăng khả năng đảm bảo cung ứng, giảm nguy cơ thiếu điện cho miền Bắc năm 2025 và các năm tiếp theo".
Theo ước tính, miền Bắc có thể thiếu khoảng 3.632 MW công suất tiêu thụ vào cao điểm mùa khô (các tháng 5-7). Trong trường hợp lưu lượng nước về cực đoan, năm 2025 sẽ xuất hiện thiếu điện ở khu vực miền Bắc, với sản lượng thiếu hụt khoảng 6,8 tỷ kWh trong các tháng 5, 6, 7 của năm 2025.
Bộ Công Thương dự báo, thiếu công suất các tháng cao điểm mùa khô tại miền Bắc có thể tiếp tục xảy ra.
Giai đoạn 2026-2030, với tiến độ các nguồn điện đang được triển khai, miền Bắc chỉ được bổ sung nguồn điện rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải tăng thêm hằng năm.
Trong khi đó, miền Trung và miền Nam có thể đảm bảo cung ứng điện, nhưng do không có dự phòng nguồn, năm 2025 có thể thiếu điện, nếu các yếu tố bất lợi cùng xảy ra.
Dự án điện gió Trường Sơn, công suất 250 MW của Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Việt Lào dự kiến vận hành quý IV/2025.
Như vậy, nếu được duyệt chủ trương nhập khẩu, dự án này sẽ được đấu nối vào trạm biến áp 220 kV Đô Lương (Nghệ An) để dẫn điện về Việt Nam.
Nhằm đáp ứng tiến độ và thời gian vận hành vào quý 4/2025, chủ đầu tư dự án điện gió Trường Sơn sẽ thực hiện đầu tư toàn bộ công trình lưới điện đấu nối từ nhà máy điện gió Trường Sơn (trên đoạn lãnh thổ Việt Nam) bằng nguồn vốn tự có.
Bộ Công Thương khẳng định, việc chủ đầu tư đầu tư hạ tầng đấu nối phần trên lãnh thổ Việt Nam thay vì EVN, sẽ giúp EVN giảm một phần chi phí đầu tư, áp lực tiến độ triển công trình đến năm 2025.
Cùng với đó, giá điện nhập khẩu sẽ được thực hiện theo Hiệp định giữa Chính phủ hai nước, EVN thỏa thuận với chủ đầu tư đảm bảo không vượt mức trần.
Chuyển đổi xanh – Kinh tế tuần hoàn: Gia Lai có 17 dự án điện gió được quy hoạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2024
Công suất điện gió Lào muốn bán cho Việt Nam vượt khả năng tiếp nhận của lưới điện khu vực

Giá còn rẻ hơn

Trước đó, chủ đầu tư dự án này đã gửi đề xuất bán điện cho EVN với giá trần điện gió từ Lào về Việt Nam là 6,95 cent một kWh, với các dự án điện vận hành thương mại trước 31/12/2025.
Mức này được EVN đánh giá cạnh tranh hơn nhiều các nguồn điện gió trong nước vận hành thương mại trước 1/11/2021, với điện gió trên đất liền 8,5 cent và điện gió trên biển 9,8 cent một kWh. Nếu so với các nguồn điện gió chuyển tiếp đang áp theo khung giá điện của Bộ Công Thương 6,42-7,34 cent một kWh (1.587-1.816 đồng), giá điện nhập từ Lào cao hơn.
Trong một diễn biến liên quan, báo Đầu tư ngày 7/3 cho hay, Công ty Mua bán điện (EPTC) vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc tính toán khung giá phát điện nhập khẩu từ Lào, với mức giá mới cho điện gió sau năm 2025 sẽ là 5,51 UScent/kWh.
Mức 5,51 UScent/kWh giảm mạnh so với mức giá trần 6,95 UScent/kWh đang áp dụng cho một số dự án bán điện trước khi bước sang năm 2026.
Đề xuất về mức giá mua điện gió từ Lào sau năm 2025 giảm mạnh lập tức được các nhà đầu tư rất quan tâm bởi, theo báo Đầu tư, nhiều dự án đã lên kế hoạch triển khai để bán điện về Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài dự án Trường Sơn, EVN cho biết đã nhận được đề xuất từ 7 dự án điện gió của Lào, tổng công suất gần 4.150 MW, muốn bán điện cho Việt Nam.
Đánh giá việc giá điện gió từ Lào sẽ rẻ hơn từ năm 2026, chuyên gia năng lượng Phan Xuân Dương bình luận với báo Đầu tư bày tỏ, nếu không kịp về đích trước ngày 1/1/2026 để có cơ hội hưởng giá điện với trần ở mức 6,95 UScent/kWh, thì đây sẽ là thách thức cho các nhà đầu tư khi giá điện giảm như đề xuất mới đây của EPTC.
Nhiều nhà đầu tư điện gió tại Lào cho hay, họ sẵn sàng đầu tư đường truyền tải về đến trạm đấu nối của Việt Nam là bởi nhìn thấy cơ hội kiếm tiền nếu tính giá trần 6,95 UScent/kWh và được bao tiêu điện trong 20 năm.
"Ở các khu vực làm điện gió, tốc độ gió trên 7,5 m/s đã là tốt rồi. Riêng khu vực Savan khá tốt, tốc độ trên 8 m/s và đều, nên hiệu suất lên tới 40-48%. Như vậy, mỗi năm, các dự án điện gió ở đây có thể vận hành được 3.800-4.200 giờ, là mức rất tốt", - ông Đ.L., một người đang tham gia đầu tư một số dự án điện gió tại Lào xác nhận với báo Đầu tư.
Với các thiết bị từ Trung Quốc, chi phí đầu tư điện gió cũng không cao như trước. Bình luận việc giá điện gió được EPTC đề xuất giảm, ông Đ.L cho rằng, mức này thì vẫn có những doanh nghiệp làm được, nhưng phải có điều kiện đi kèm.
Đó là tỷ lệ vốn tự có/vốn vay thấp nhất cũng phải là 40/60. Nếu vốn tự có cao hơn nữa thì càng tốt và làm ăn bài bản.
"Những chủ đầu tư định chơi bài tay không bắt giặc, mỡ nó rán nó, hoặc chỉ theo kiểu bỏ tiền chạy dự án rồi nâng giá hợp đồng EPC để vay được nhiều, sau đó bán dự án, sống chết kệ người mua sau sẽ không dễ tham gia", - ông Đ.L khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала