Việt Nam: Xôn xao dân chê trâu giống ở Thái Nguyên

© Ảnh : Việt BắcNgười dân xã Văn Hán từ chối nhận trâu giống kém chất lượng, chấp nhận bỏ không chuồng trại .
Người dân xã Văn Hán từ chối nhận trâu giống kém chất lượng, chấp nhận bỏ không chuồng trại . - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Đăng ký
Nhiều người dân từ tâm trạng vui mừng khi biết tin nằm trong danh sách được nhận trâu hỗ trợ giảm nghèo, bỗng chuyển sang “ngỡ ngàng” khi tận mắt thấy trâu giống trong chương trình.
Theo người dân, trâu giống hỗ trợ “gầy nhom, nhìn dài thượt như miếng xương khô”, chất lượng lẫn hình thể không đạt nên không dám nhận về, sợ trâu ốm chết. Ngoài ra, khoản tiền đối ứng cao cũng khiến người dân e ngại.

Dân “chê” trâu giống hỗ trợ ốm yếu, không đạt

Theo báo Lao động, cuối tháng 12/2023, bà Đàm Thị Hồng, một hộ nghèo ở xóm Thịnh Lâm, xã Văn Hán (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) vui mừng khi biết tin mình nằm trong danh sách những hộ sẽ được địa phương hỗ trợ trâu giống phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, đến khi xem tận mắt để nhận con giống, bà Hồng ngỡ ngàng khi thấy trâu giống hết sức gầy gò, yếu ớt. Lo lắng trâu giống sẽ ốm rồi chết, bà Hồng từ chối nhận hỗ trợ. Khu chuồng trại bà chuẩn bị sẵn vẫn để không suốt 4 tháng qua.
"Đây là loại trâu chăn cám, tôi xem thì thấy trâu bé như con bê con, gầy nhom, nhìn dài thượt như miếng xương khô, nói chung là trâu không đạt. Nếu mang về nuôi mà trời lạnh buốt như vừa rồi thì sớm muộn cũng chết", - báo Lao động dẫn lời bà Đàm Thị Hồng.
© Ảnh : Việt BắcChuồng trại đã chuẩn bị sẵn nhưng không thể đón trâu giống hỗ trợ.
Chuồng trại đã chuẩn bị sẵn nhưng không thể đón trâu giống hỗ trợ.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Chuồng trại đã chuẩn bị sẵn nhưng không thể đón trâu giống hỗ trợ.
Chung tình cảnh nói trên, hộ anh Vi Văn Quý (xóm Thịnh Lâm, xã Văn Hán) cũng nằm trong danh sách nhưng đã từ chối nhận trâu giống. Theo anh Quý, ngoài việc chất lượng giống không đạt, giá trâu giống cũng quá đắt đỏ đi kèm với khoản tiền đối ứng cao.
Cụ thể, anh Quý cho biết, một con trâu có hình thể và cân nặng tương đương trên thị trường hiện có giá chỉ từ 6 - 7 triệu đồng. Trong khi đó, giá trâu dự án thông báo lại từ 15 - 20 triệu đồng/con.
Chưa hết, các hộ dân khi nhận trâu giống còn phải đóng thêm khoản tiền đối ứng hơn 3 triệu đồng tùy theo kích thước và cân nặng của trâu giống.
"Mang về nuôi, tôi cũng nơm nớp lo trâu ốm chết, trong khi vẫn phải bỏ ra 3 triệu đồng nộp cho xã để xoay vòng. Người dân chúng tôi vẫn có mong muốn nhận trâu giống để thoát nghèo, tuy nhiên con giống phải đảm bảo yêu cầu về giá cả thực tế, cân nặng, sức khỏe", - anh Quý chia sẻ.

Xã tính đổi sang hỗ trợ dân trồng chè

Liên quan đến vấn đề này, chính quyền xã Văn Hán đã tổ chức cuộc họp với các gia đình thuộc diện được hỗ trợ để lấy ý kiến. Kết quả cho thấy, đa số người dân không đồng ý nhận trâu giống dự án. Đến nay, xã Văn Hán vẫn chưa có thông tin về phương án giải quyết.
Được biết, việc hỗ trợ trâu giống thuộc Dự án Cung cấp hàng hóa, dịch vụ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Văn Hán.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Loan (thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ) là đơn vị trúng thầu, chịu trách nhiệm cung cấp 49 con trâu giống thịt cho 49 hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo tại địa phương.
© Ảnh : Việt BắcChuồng trại đã xây xong nhưng các hộ nghèo xã Văn Hán (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) vẫn từ chối nhận trâu giống hỗ trợ giảm nghèo.
Chuồng trại đã xây xong nhưng các hộ nghèo xã Văn Hán (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) vẫn từ chối nhận trâu giống hỗ trợ giảm nghèo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Chuồng trại đã xây xong nhưng các hộ nghèo xã Văn Hán (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) vẫn từ chối nhận trâu giống hỗ trợ giảm nghèo.
Nói với báo Lao động hôm 12/3, Chủ tịch UBND xã Văn Hán Nguyễn Xuân Hiền cho biết, dự án hỗ trợ trâu giống trên địa bàn đang bị tạm dừng triển khai do các hộ dân trong danh sách được hỗ trợ không đồng ý nhận.
"Nguyên nhân bởi các hộ cho rằng giá trâu cao, thể trạng không đạt. Trong khi đó, người dân còn phải đối ứng 40% tổng giá trị con giống và 20% tiền vốn xoay vòng. Một con trâu giá 15 triệu thì người dân bỏ ra 9 triệu đồng rồi", - ông Hiền nói.
Vị lãnh đạo xã cho biết, hiện địa phương đang xem xét, lấy ý kiến đổi sang phương án hỗ trợ người dân trồng chè. Với những hộ vẫn có nguyện vọng nhận trâu thì cần cam kết nộp đủ các khoản tiền đối ứng, tiền vốn xoay vòng thì chính quyền sẽ tạo mọi điều kiện để người dân nhận trâu giống.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала