Thảm kịch tại Crocus: Ai thả con chó khủng bố vào Moskva?

© Sputnik / Kirill Kallinikov / Chuyển đến kho ảnhHậu quả của vụ nổ súng tại Tòa thị chính Crocus
Hậu quả của vụ nổ súng tại Tòa thị chính Crocus - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2024
Đăng ký
“Con chó khủng bố được thả ra” là của ai và ai đã thả “con chó khủng bố” đó vào Moskva? Mục đích của kẻ đó là làm người dân trong nước Nga hoang mang, gây rối loạn trong nước và gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của chính quyền Nga.
Liên quan tới vụ tấn công khủng bố vào dân thường tại Trung tâm hòa nhạc Crocus City Hall ở TP Krasnogorsk, ngoại ô Moskva, các lực lượng chức năng Nga đã bắt giữ 11 người, trong đó có 4 kẻ xả súng.
Theo thông tin chính thức, tới thời điểm hiện tại đã xác định 143 người đã bị bắn chết hoặc bị chết ngạt và hơn 120 người hiện đang chữa trị tại các bệnh viện.

Về tính chất nghiêm trọng của vụ khủng bố

Vụ tấn công khủng bố vào khu phức hợp giải trí Crocus City Hall ở Krasnogorsk là đặc biệt nghiêm trọng. Đến 19h tối 23/3/2024 (giờ Hà Nội) con số người thiệt mạng đã lên đến 143 người, vượt xa con số thống kê sơ bộ ban đầu là khoảng 60 người chết.
Xét về con số người thiệt mạng và bị thương, vụ khủng bố này còn nghiêm trọng hơn vụ khủng bố do các phần tử Chechnya ly khai thực hiện ngày 26/10/2002 ở Nhà hát Dubrovka do Movsar Barayev, cháu trai thủ lĩnh ly khai Arbi Barayev (đã chết trước đó) cầm đầu, khiến 129 người thiệt mạng, trong đó có 42 tên khủng bố. Vụ khủng bố này cũng nghiêm trọng như vụ khủng bố bắt cóc con tin tại trường trung học Beslan ngày 1/9/2024, ngày khai giảng năm học mới, khiến 334 người thương vong.

“Tính chất nghiêm trọng của vụ khủng bố vừa qua còn ở chỗ nó không phải là một vụ bắt cóc con tin rồi chuyển thành thảm sát như hai vụ ở Dubrovka và Beslan trước đó. Bọn khủng bố đã nã đạn vào các nạn nhân ở cự ly gần và không hề có bất kỳ một cảnh báo nào. Ngoài ra, những kẻ khủng bố còn sử dụng bom cháy, gây náo loạn hiện trường để chạy thoát thân chứ không “tử chiến” như trong hai vụ Dubrovka năm 2002 và Beslan năm 2004”, - Nhà bình luận quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.

Nhà bình luận Nguyễn Hoàng cũng lưu ý một điểm là hệ thống truyền thông Mỹ và phương Tây loan tin rằng, những kẻ khủng bố đã “về căn cứ an toàn”. Đây là lời nói dối đầu tiên của họ về vụ này. Cơ quan An ninh Nga đã công bố số lượng 11 tên khủng bố đã bị bắt, trong đó có 4 kẻ trực tiếp xả súng.
Thông tin từ Cơ quan An ninh Nga còn cho biết một số kẻ khủng bố trước khi bị bắt đã tìm đường trốn sang Ukraina.
Nghi phạm khủng bố tại Crocus thừa nhận nhận nhiệm vụ giết tất cả những người trong hội trường - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
Multimedia
Nghi phạm khủng bố tại "Crocus" thừa nhận nhận nhiệm vụ giết tất cả những người trong hội trường

Đã có thể phác họa chân dung của kẻ đứng sau vụ khủng bố đẫm máu tại Crocus

“Những chi tiết ban đầu nói trên cộng với những thông tin kiểu “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” của bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây có thể cho chúng ra phác họa chân dung của kẻ đứng sau vụ khủng bố đẫm máu này. Điều mà tôi đang tìm kiếm và cũng đã phán đoán ra một phần là kẻ nào, tổ chức nào đứng đằng sau vụ khủng bố này. Còn những kẻ thực hiện nó thì Cơ quan An ninh Nga đã bắt được chúng, mặc dù chưa hẳn là toàn bộ”, - Nhà bình luận quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

“Ai thả con chó ra?” là tên một trò chơi trên mạng Internet của giới trẻ Việt Nam những năm 2005-2010. Tuy nhiên, đối với giới nghiệp vụ an ninh thì điều này ám chỉ những kẻ đứng đằng sau các vụ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các vụ án giết người, xâm hại sức khỏe hoặc các vụ khủng bố.
“Trong số các nhóm tội phạm được coi là tổ chức khủng bố toàn cầu thì ISIS là cái tên quá quen thuộc. Cùng với Al Qaeda, nó đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng với những vụ tàn sát giết người hàng loạt không ghê tay. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ một chút, người ta có thể nhận thấy ngay rằng một số vụ phạm tội giết người ở Châu Âu và ở cả Mỹ có nhiều dấu hiệu của các nhóm khủng bố, nhưng các cơ quan điều tra ở các nước này đều công bố thông tin rằng đó là các vụ phạm tội đơn lẻ, thủ phạm hành động không có tính tổ chức. Tại sao vậy?”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, BCA đặt câu hỏi.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm cũng đặt một số những câu hỏi khác: Bẵng đi hàng chục năm kể từ sau khi tình hình Syria tạm ổn định và một số thủ lĩnh hàng đầu của ISIS* bị tiêu diệt, cái tên ISIS hầu như biến mất trên các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ, phương Tây và nhiều nước khác. Nhưng bây giờ, “nó” lại đột ngột đứng ra nhận trách nhiệm vụ khủng bố này nhưng lại không thể đưa ra được những minh chứng. Tại sao vậy ?
Tiếp theo, hai tuần trước đây, người Mỹ thông báo cho các công dân của họ ở Nga rằng nhiều khả năng một vụ tấn công khủng bố sẽ diễn ra ở Nga và khuyến cáo người Mỹ không nên đến các nơi tụ tập đông người ở Nga. Phải chăng họ đã biết trước một vài điều gì đó sắp diễn ra ?
“Thêm vào đó, mặc dù chưa có kết luận chính thức từ Cơ quan An ninh Nga nhưng người đứng đầu Cơ quan tình báo Ukraina đã phủ nhận sự dính líu của họ vào vụ khủng bố. Việc này có dáng dấp của một vụ “không khảo mà xưng”, thậm chí còn có vẻ là “người tung kẻ hứng” giữa Washington và Kiev”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Vụ tấn công khủng bố tại Tòa thị chính Crocus - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
LIVE: Khủng bố kinh hoàng tại phòng hòa nhạc ngoại ô Moskva, nhiều thương vong

“Có thể tạm kết luận rằng “chủ nghĩa khủng bố” nói chung và ISIS* nói riêng không phải là “kẻ thù của nước Mỹ”, mặc dù cựu tổng thống Mỹ George W. Bush (“Bush con”) đã tuyên bố như vậy. Ngược lại, chúng là “đồng minh có điều kiện” của người Mỹ, giúp người Mỹ duy trì vị trí “Cảnh sát toàn cầu” của họ. Chúng như những “con chó dại” được “nuôi nhốt” ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng tiền đóng thuế của người dân xứ cờ hoa. Khi cần đến nó để gây bất ổn ở chỗ này, chỗ kia trên thế giới mà không còn biện pháp nào khả dĩ hơn thì những “con chó dại” này sẽ được thả ra và hoành hành, gây tội ác”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

“Khả năng dính líu của Cơ quan tình báo Ukraina vào vụ khủng bố tối 22/3/2024 vừa qua là rất cao, ít nhất cũng là sự trợ giúp. Bằng chứng gián tiếp chính là thái độ “không khảo mà xưng” của vị giám đốc cơ quan này cũng như sự nhanh nhảu cảnh báo trước của các đại sứ quán Mỹ và Anh tại Moskva”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Việc cảnh báo của Mỹ và Anh chẳng khác gì chuyện “lạy ông tôi ở bụi này”

Cách đây chừng 2 tuần, ngày 8/3, Mỹ và Anh đã cảnh báo công dân của họ về mối đe dọa tấn công vào “các cuộc tụ tập lớn” ở Moskva.
“Việc cảnh báo này chẳng khác gì chuyện “lạy ông tôi ở bụi này”. Thâm ý của người Mỹ và người Anh là nhằm che đậy dư luận về sự liên quan của họ với hàm ý “chúng tôi đã biết trước rồi nhé, các ông hãy cẩn thận”. Nhưng đó là trò trẻ con để nhằm tự tô vẽ bản thân và chối tội trước mà ai ai cũng biết”, - Nhà bình luận quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Nhà bình luận Nguyễn Hoàng cũng bình luận thêm rằng, logic của những lời gọi là “cảnh báo trước” ấy rất giống với “lời thú tội nhanh nhảu” của ISIS*. Và logic của vấn đề còn là “trọng chứng hơn trọng cung”. Đưa ra lời thú tội đó không kèm theo minh chứng thì rõ ràng đó là sự lừa bịp. Cũng như đưa ra cảnh báo mập mờ mà không nêu được dự kiến về thời gian và địa điểm có thể diễn ra một vụ khủng bố nào đó thì cũng chẳng khác gì “biết mà nói dối là không biết”.
Những điều trên đây càng làm rõ hơn việc “con chó được thả ra” là của ai và ai đã thả “con chó khủng bố” đó vào Moskva. Mục đích của kẻ đó là để làm người dân trong nước Nga hoang mang và gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của chính quyền Nga.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала