Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Những tuyến đường biển nguy hiểm từ Liên Xô sang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Thuyền trưởng tàu Liên Xô “Izhma”
Thuyền trưởng tàu Liên Xô “Izhma” - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt. Trong bài mạn đàm trước, chúng tôi đã bắt đầu nói về việc chính các tuyến đường biển đã đảm bảo cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí của Liên Xô cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Những năm 1953-1991, Liên Xô đã đưa sang Việt Nam 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 đại bác và súng cối, hơn 5.000 pháo cao xạ chống máy bay, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 chiến đấu cơ, 120 máy bay trực thăng, trên 100 tàu chiến. Đã đưa vào hoạt động 117 cơ sở quân sự. Và phần lớn sự trợ giúp này được cung cấp trong những năm không quân Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại chống miền Bắc Việt Nam. Khi đó Liên Xô đảm bảo hơn 3/4 tổng khối lượng viện trợ mà Việt Nam nhận được từ nguồn nước ngoài, cần thiết trước hết để đẩy lui cuộc xâm lược cũng như duy trì hoạt động của cơ cấu kinh tế-xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính ra tiền thì lượng cung cấp này bằng khoảng 2 triệu USD/ngày - cần nhớ rằng tiền thời đó có giá trị "nặng ký" hơn hiện nay - và cứ như thế suốt trong tất cả những năm tháng chiến tranh. Toàn bộ nguồn cung cấp này đều là viện trợ không hoàn lại.
Tàu khu trục Gaydamak - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Những trang sử vàng
Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam DCCH chuyển bằng đường biển: những năm 1954-1964

Tại sao hàng viện trợ được vận chuyển bằng đường biển chứ không phải bằng đường bộ?

Trong giai đoạn đầu tiên của chiến tranh, các vũ khí, thiết bị quân sự và vật tư khác được chuyển tới Việt Nam chủ yếu là bằng đường sắt thông qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, thời đó quan hệ Xô-Trung không mấy thân thiện. Những toa tàu với hàng hóa từ Liên Xô thường xuyên bị gỡ niêm phong, các thiết bị quân sự bí mật phải chịu sự kiểm tra bất hợp pháp của chuyên gia Trung Quốc và nhiều mặt hàng bị đánh cắp. Trong tình hình đó, ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định đưa hàng tới Việt Nam bằng đường biển, trực tiếp từ các hải cảng Biển Đen và Viễn Đông của Liên Xô.
Khi đó, Bộ trưởng Bộ Vận tải Hàng hải của Liên Xô đã dẫn ra con số như sau: nếu tính riêng một năm 1970 và đem tất cả các hàng hóa chuyển bằng đường biển từ Liên Xô sang Việt Nam trong năm đó chất lên các toa tàu đường sắt, thì đoàn xe lửa chở hàng như vậy sẽ có chiều dài 800 km.

Những tuyến đường biển hữu nghị

Các thủy thủ Liên Xô chuyển hàng bằng hai tuyến đường. Tuyến ngắn từ cảng Viễn Đông, vượt qua khoảng 3.000 hải lý và mất 10 ngày đêm. Tuyến dài từ các cảng vùng Biển Đen. Do việc đóng cửa tàu kênh đào Suez hồi ấy, tàu bè từ Biển Đen buộc phải đi vòng qua châu Phi, kéo dài hành trình thêm 14.000 hải lý, tức là xa thêm đến 26.000 km. Lộ trình này mất 45 ngày đêm.
Trong những năm không quân Mỹ dội bom xuống miền Bắc Việt Nam, trung bình mỗi tháng có 40 con tàu Liên Xô đi theo những lộ trình này tới Việt Nam và neo lại bốc dỡ hàng tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả. Các tuyến đường biển ở đoạn cuối thực sự là hành trình chiến đấu. Bởi tàu phải qua các vùng biển mà Mỹ coi là khu vực hoạt động chiến sự của mình. Trên đường đến các cảng miền Bắc Việt Nam, các tàu Liên Xô chở hàng viện trợ nhiều lần trở thành mục tiêu pháo kích và ném bom của lực lượng Mỹ.
© Ảnh : CCBHọc lái máy bay chiến đấu
Học lái máy bay chiến đấu - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Học lái máy bay chiến đấu

Tin tức thời sự về những vụ khiêu khích của Mỹ

Dưới đây là báo cáo của thuyền trưởng tàu Liên Xô “Izhma” được gửi vào tháng Hai năm 1965:
“Tôi đang theo dõi các phản lực cơ, máy bay chiến đấu và trực thăng của Mỹ thường xuyên bay trên tàu. Trong 35 phút qua, mấy máy bay phản lực đã bay lượn trên tàu mô phỏng cuộc tấn công. Trước tàu chúng tôi xuất hiện chiếc tàu sân bay Mỹ với 8 tàu hộ tống. Hạm đội tàu sân bay đang xích lại gần với chúng tôi”.
Bộ Vận tải Hàng hải của Liên Xô ở Matxcơva hầu như hàng ngày đã nhận được những báo cáo tương tự như vậy từ các tàu biển đang trên đường tới bờ biển Việt Nam. Vào tháng 6 năm 1968, tàu “Poronaisk” đã đưa đến Hải Phòng nhóm chuyên gia kỹ thuật Liên xô để phát triển các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các tổ hợp tên lửa. Trên đường đi qua Biển Đông, các tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ bao gồm cả hàng không mẫu hạm “Enterprise” đã theo sát tàu Liên Xô. Các máy bay trực thăng cất cánh từ tàu sân bay cố gắng ép buộc tàu Liên Xô đi lệch hướng.
Khi đó tàu “Nhà luyện kim Kurako” đã là một trong những chiếc tàu chở hàng khô nhanh nhất của Liên Xô. Vào tháng Sáu năm 1968, tàu đã thực hiện chuyến đi thứ hai tới Việt Nam, vận chuyển kim loại và phân bón. Trên tàu cũng có một số máy bay trực thăng dành cho quân đội nhân dân Việt Nam. Tính tổng cộng khoảng 9 nghìn tấn hàng. Hai ngày cuối cùng trước khi đến Hải Phòng, các tàu chiến và máy bay Mỹ đã giám sát thường xuyên chiếc tàu Liên Xô. Dưới đây là một vài đoạn trong nhật ký thuyền trưởng:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô V.Petrov tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Những trang sử vàng
Hà Nội «đặt cược niềm tin» vào Matxcơva và đã được đền đáp xứng đáng
“Ngày 3 táng 6, 11.00 giờ. Chiếc máy bay Mỹ bốn lần bay trên tàu ở độ cao 150 mét. Ở đằng xa xuất hiện hàng không mẫu hạm.
17.00 giờ. Chiếc máy bay Mỹ bay trên tàu chúng tôi ở độ cao 30 mét, tạo ra một tình huống khẩn cấp. Chúng tôi thấy hàng không mẫu hạm ở khoảng cách 4 dặm.
22.00 giờ. Ở phía trái xuất hiện một hàng không mẫu hạm thứ hai cách tàu chúng tôi ba dặm. Chiếc máy bay Mỹ chiếu đèn pha vào tàu chúng tôi.
Ngày 4 tháng 6, 14.00 giờ. Chiếc tàu tuần tra số 852 của Mỹ theo sát tàu chúng tôi trong một vài phút, sau đó hướng đến phía Nam.
15.00 giờ. Chiếc máy bay trực thăng của Mỹ 6 lần bay quanh tàu ở độ cao cột buồm.
16.00 giờ. Lại một lần nữa có máy bay trực thăng bay vòng quanh ở độ cao 60 mét”.
Tại cuộc gặp với giám đốc cảng Hải Phòng, thuyền trưởng đã nói: “Những nỗ lực của Mỹ đe dọa chúng tôi đều là uổng công vô ích. Đối với các thủy thủ Liên Xô, việc vận chuyển hàng viện trợ cho nhân dân Việt Nam anh em đang đấu tranh để giành chiến thắng là một vinh dự lớn!”.
© AP Photo / U.S. Air ForceMáy bay ném bom B-57 của Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam
Máy bay ném bom B-57 của Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Máy bay ném bom B-57 của Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала