Kẻ đánh nam sinh lớp 8 đến chết não có bị xử lý tội Giết người?

© МНОEm bé đang khóc
Em bé đang khóc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
Đăng ký
Luật sư cho rằng, vụ nam sinh lớp 8 bị đánh hội đồng đến chết não là rất tàn bạo, man rợ, coi thường pháp luật.
Cơ quan chức năng sẽ làm rõ động cơ, mục đích hành vi của kẻ thủ ác để xác định đây là tội Giết người hay Cố ý gây thương tích.

Hành vi tàn nhẫn, coi thường pháp luật

Mấy ngày nay, vụ nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên, Hà Nội bị hai anh em (12 tuổi và 16 tuổi) đánh đập, hành hung dẫn đến chết não sau mâu thuẫn ở sân bóng rổ đang khiến dư luận phẫn nộ.
Đáng nói, người chứng kiến cho biết, bố của 2 thiếu niên hành hung nạn nhân cũng có mặt tại hiện trường nhưng không can ngăn hành vi bạo lực của con trẻ dẫn đến hậu quả đau lòng.
TS. LS. Đặng Văn Cường – Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhận định, khi tiếp cận vụ việc như vậy thì bất kỳ phụ huynh nào cũng bàng hoàng, lo lắng cho sự an nguy của con em mình và thương xót cho nạn nhân.
Theo ông, việc đánh hội đồng một cháu bé lớp 8 (14 tuổi) đến mức nạn nhân chết não, không còn có khả năng kháng cự và rơi vào tình trạng sống thực vật là hành vi hết sức man rợ, tàn nhẫn.
người bị chết đuối - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
Thâu đêm tìm cháu bé 13 tuổi bị lật thuyền ở Lâm Đồng
“Họ đánh đập một cách tàn bạo không khác gì đánh kẻ thù, thể hiện ý thức coi thường pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em, xâm phạm quyền trẻ em, quyền con người, quyền công dân và có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự", VTC dẫn lời ông Cường.
Luật sư cho rằng, vụ việc này gây hoang mang dư luận, gây hệ lụy lâu dài đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ pháp lý cho gia đình nạn nhân. Cơ quan chức năng cũng cần khẩn trương vào cuộc xác minh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng theo pháp luật.

Làm rõ tội Giết người hay Cố ý gây thương tích

Chuyên gia cho rằng, trong vụ việc đau xót nói trên, nạn nhân bị đánh hội đồng đến mức bất tỉnh, chết não mới được buông tha. Rất có thể, các đối tượng hành hùng tưởng nạn nhân đã chết nên mới dừng tay. Đặc biệt, hành vi đánh hội đồng rất nghiêm trọng mà không ai phát hiện can ngăn, cứu giúp là điều thực sự đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
Luật sư Đăng Văn Cường cho biết, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ danh tính của các đối tượng và xác định hậu quả gây ra đối với nạn nhân.
Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy kẻ đánh cháu bé đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc Giết người, tùy theo tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra.
Bình Phước: Bé trai 9 tuổi bị cha dượng bạo hành dã man gây bức xúc dư luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Bắt khẩn cấp cha dượng bạo hành dã man con riêng của vợ
Nếu các đối tượng đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hậu quả được xác định là rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra sẽ xem xét động cơ đánh người có nhằm mục đích sát hại nạn nhân hay không, có thể dẫn đến chết người hay không. Đây là căn cứ để xác định hành vi này sẽ bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích hay Giết người.
Nếu kết quả xác minh cho thấy các đối tượng có mục đích sát hại nạn nhân hoặc hành vi có thể dẫn đến nạn nhân tử vong, các đối tượng này nhận thức được hành vi của mình có thể tước đoạt tính mạng nạn nhân nhưng vẫn cố ý thực hiện, nạn nhân không chết do được cấp cứu kịp thời thì sẽ xử lý các đối tượng về tội Giết người, theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại án lệ số 47/2021/AL.
Trong trường hợp này, hình phạt cho các đối tượng có thể là tù chung thân, tử hình đối với các đối tượng phạm tội đã đủ 18 tuổi; có thể lên tới 18 năm tù với các đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy các đối tượng không nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến chết người, không có mục đích sát hại nạn nhân và hành vi không dẫn đến chết người, các đối tượng này chỉ có thể bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích, theo Điều 134 Bộ luật Hình sự.
"Trong vụ việc này, độ tuổi của các đối tượng đã thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân, nguyên nhân sự việc, diễn biến hành vi của các đối tượng và hậu quả có thể xảy ra đối với nạn nhân là những vấn đề quan trọng để xác định có đủ căn cứ xử lý hình sự hay không, nếu xử lý thì sẽ xử lý về tội danh gì", luật sư cho hay.
 Cô gái khóc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2024
Nữ sinh ở nhà bạn quen qua MXH không về, mẹ nhận nhận được tin nhắn tống tiền

Lẻn vào chăm sóc

Trước đó, ngày 17/3, em N.H.Đ. (14 tuổi, học sinh lớp 8 trường THCS Việt Hưng) đến chơi bóng rổ tại sân đình Lệ Mật, quận Long Biên, Hà Nội. Tại đây, em Đ. và K. (12 tuổi) xảy ra mâu thuẫn. K. sau đó đã gọi bố và anh trai (16 tuổi) ra. Hai anh em K. xông vào đánh đập, hành hung Đ. làm em này bất tỉnh tại chỗ.
Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 108, hiện đã mổ não 2 lần. Do tiên lượng xấu, người mẹ đã đưa con trai về chăm sóc tại bệnh viện ở Phú Thọ.
Đáng chú ý, theo báo Pháp luật, trong quá trình chăm sóc con trai tại bệnh viện, một người bác của gia đình đã đánh con cháu bé đã vào trong phòng bệnh với mục đích chăm sóc cháu. Tuy nhiên, chị L. (mẹ cháu bé) không đồng ý và mời người này ra khỏi phòng bệnh.
"Tôi không rõ họ đến khi nào và vào phòng bệnh bằng cách nào nhưng tôi không cho đến gần con trai tôi. Đến giờ phút này nhà tôi không cần gia đình chị chăm cháu", báo PLO dẫn lời chị L.
Sau vụ việc, Chỉ huy Công an quận Long Biên cho biết đơn vị đã mời những người liên quan đến trụ sở để làm việc và lấy lời khai.
Hiện vụ việc đang được Công an quận Long Biên (TP. Hà Nội) thụ lý điều tra, làm rõ theo quy định.
Đàn ông bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2024
Bắt khẩn cấp HLV dạy võ hiếp dâm nhiều học trò

Xem xét vai trò đồng phạm của người bố

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm nhận định với báo Pháp luật TPHCM, đối với vai trò của người bố, cần xem xét vai trò đồng phạm.
Ông Thơm chỉ rõ, sau khi con xảy ra mâu thuẫn với người khác, người bố đã cùng 2 con đi xe máy đến gặp nam sinh Đ để “giải quyết”.
“Lẽ ra với việc nhỏ nhặt, mâu thuẫn thuẫn trẻ con thì người bố cần phải hỏi rõ con mình về sự việc rồi khuyên giải, nhưng đã bỏ mặc để cho 2 con xông vào đánh nam sinh mà không can ngăn”, luật sư nói.
Theo ông, nếu người bố có mặt, đứng ngay gần để mặc con xông vào đánh cháu bé thì là người giúp sức, ủng hộ về tinh thần. Hành vi của người bố trong trường hợp này cần xem xét với vai trò đồng phạm là có căn cứ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала