“Bát cơm” của người Việt có bị đe dọa bởi xâm nhập mặn?

© iStock.com / Thirawatana PhaisalratanaNông dân canh tác một cánh đồng lúa
Nông dân canh tác một cánh đồng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng sống còn. Tuy nhiên nhiều phần của “bát cơm” đang có bị đe dọa.
Việt Nam phải đối mặt với thiệt hại mùa màng gần 3 tỷ USD mỗi năm do xâm nhập mặn. Thiệt hại có thể sẽ tập trung vào khu vực ĐBSCL, nơi được mệnh danh là “vựa lúa của Việt Nam”. Nơi đây nơi cung cấp lương thực và sinh kế cho hơn 100 triệu dân Việt Nam. Cũng là khu vực chiếm đến 90% số lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Theo ước tính, tổn thất mùa màng có thể lên tới 70 nghìn tỷ đồng (2,94 tỷ USD).

Ảnh hưởng là có…

Từ cuối tháng 1/2024 đến nay, ĐBSCL đã đối mặt với 2 đợt mặn xâm sâu vào đất liền. Trong vụ Đông Xuân 2023-2024, diện tích sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,5 triệu ha, cho đến nay đã thu hoạch 600.000 ha, phần còn lại đang trong vụ thu hoạch.
Nhận định về tốc độ xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL, trao đổi với Sputnik, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy đánh giá, tần suất 10 năm gần đây đang ngày một dày hơn, đặc biệt ranh mặn cao hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa, một trong những nguồn lực lớn nhất trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
“Một năm, ĐBSCL sản xuất từ khoảng 20-24 triệu tấn lúa và khu vực này chiếm đến 90% số lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Như vậy, xâm nhập mặn đang đe dọa phát triển bền vững. Với mức độ biến đổi khí hậu như hiện nay, mức độ xâm nhập mặn tại Việt Nam sẽ còn lên cao hơn nữa”, ông Thủy đưa ra dự báo.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Hai vụ cùng một lúc. Nga và Trung Quốc đã tạo ra một phương pháp trồng lúa mới
Ông Thủy phân tích, theo quy định, 4g/l hoặc 4 phần nghìn - như vậy là ngập mặn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
“Thứ nhất, vì đây là khu vực đồng bằng, nên không thể đắp đê. Thứ hai, tại đây có mùa gió chướng (thường kéo dài từ tháng 2-7, có năm kéo dài đến tháng 9). Triều dâng kết hợp mùa gió chướng. Thứ ba, mực nước từ sông Mekong chảy về rất ít, nước biển dâng cao. Thứ tư, việc đầu tư để điều tiết các dòng sông để chuyển nước nhằm giảm thiểu xâm nhập mặn, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”, chuyên ra chỉ ra 4 nguyên nhân.

…Nhưng “cơm vẫn sẽ đầy bát”

© iStock.com / vasilyGNgười nông dân thu hoạch lúa chín
Người nông dân thu hoạch lúa chín - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
Người nông dân thu hoạch lúa chín

“Do việc phát triển chưa bền vững, đồng thời chưa đủ biện pháp ngăn chặn. Tất nhiên xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng. Nhưng ở đây cần phân khúc rõ, ảnh hưởng đến giai đoạn nào, mức độ nào? Một năm, ĐBSCL có 3 vụ (vụ đông xuân, hè và thu). Với tình trạng xâm nhập mặn như hiện nay, từ nay đến năm 2027, sẽ có ảnh hưởng. Tuy nhiên, không đáng lo ngại”.

Ông Hoàng Trọng Thủy dẫn chứng nguyên nhân vì sao xâm nhập mặn sẽ không ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2024 - 2027. Từ năm 2010-2016 là thời kỳ xâm nhập mặn vào sâu nhất (75 km). Thời điểm này, năng suất xuất khẩu gạo vẫn đạt 5,8 - 6,5 triệu tấn/năm. Năm 2019 - 2020 cũng có một đợt xâm nhập mặn, nhưng chỉ sâu vào khoảng 65 km. Trục nông sản xuất khẩu cũng không dao động nhiều. Bởi trên thực tế, Việt Nam đã chủ động được giống lúa xuất khẩu.

“Cách đây khoảng 10 năm giống lúa Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhưng khoảng gần 5 năm gần đây, 85% giống lúa của Việt Nam đã chủ động được, thích ứng với thời tiết. Thậm chí, có giống lúa né được mặn, và né hạn. Chất lượng những giống lúa này hoàn toàn phù hợp với nhóm thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, vụ xuân (vụ có năng suất cao nhất) - chiếm 50% tổng sản lượng, tương đương 10–12 triệu tấn. Các giống nằm trong trục xuất khẩu (từ gạo thơm, gạo dẻo đến gạo đặc biệt,...), Việt Nam đều có thể chủ động được giống lúa từ nước ngoài”, chuyên gia chỉ rõ lý do.

Năm 2024 vụ đông xuân đạt khoảng 12 triệu tấn, nếu xâm nhập mặn như 2015 - 2016 là cực điểm, thì năng suất giảm 1 tấn/ha. Chuyên gia nông nghiệp tính toán, nếu lấy thời điểm này làm mốc để so sánh, năng suất của 526.000 ha bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tương đương 526.000 tấn lúa. Quy đổi theo gạo xuất khẩu, 1 tấn lúa cho ra 1 tạ gạo xuất khẩu. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu chỉ giảm 33.000 tấn. Hơn nữa, Việt Nam vẫn còn vụ hè thu (vụ né mặn) để có thể bù đắp số lượng thiếu hụt do xâm nhập mặn.
Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Việt Nam-Philippines sẽ có "cái bắt tay" bảo đảm an ninh lương thực?
Dự báo trong năm 2024, thế giới vẫn còn thiếu khoảng 5 triệu tấn gạo. Chuyên gia Thủy nhận định, Việt Nam vẫn có thể đảm bảo được sản lượng xuất khẩu rơi vào khoảng tư 6,5 - 7,2 triệu tấn.
Trong khi, Ấn Độ có khả năng sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo. Indonesia thông báo đã ký hợp đồng nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong tổng hạn ngạch bổ sung được giao là 1,5 triệu tấn từ 4 quốc gia gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar. Các nước Philippines, Châu Phi… cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu gạo; riêng Philippines dự kiến sẽ nhập 3,5-4 triệu tấn gạo trong năm 2024.
“Như vậy, có thể thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Điều này không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, kể cả vị trí xuất khẩu gạo thứ 3 mà Việt Nam đang nắm giữ. Thậm chí, Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng thị trường sang Châu Phi, như Uganda,...”, ông Thủy khẳng định.
Nói với Sputnik, ông Thủy cho hay, trong trường hợp thiếu, Việt Nam vẫn đủ sức để tạm nhập thóc, gạo từ Campuchia để bổ sung tái xuất vào trục nông sản xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung cho các thị trường nhập khẩu.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hàng triệu tấn lúa từ Campuchia?

“Tuy nhiên về lâu dài, tính đến năm 2030, mức độ ảnh hưởng sẽ cao hơn. Bởi hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào 4 yếu tố. Một là, hạt gạo xuất khẩu nằm trong Chiến lược quốc gia, bởi hạt gạo có tính chất bao trùm. Tính bao trùm nằm ở an ninh lương thực, quốc phòng, ổn định, đời sống và giá cả. Hai là, người trồng lúa chịu ảnh hưởng bởi tính biến động của thị trường, sự thay đổi của người tiêu dùng, Việt Nam vẫn chưa chủ động ứng phó. Thứ ba, xuất khẩu gạo mang tính độc lập. Cuối cùng, hạt gạo xuất khẩu mang tính chính trị. Như vậy, xét về xuất khẩu và cơ hội xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể”, vị chuyên gia khẳng định.

Làm gì để giữ chất lượng hạt gạo?

Vùng sinh thái của ĐBSCL khác hoàn toàn các vùng sinh thái khác. Tại đây vùng sinh thái phụ thuộc phần lớn vào nước.
“Có lẽ, chữ “Nước” là từ khóa của vùng sinh thái của ĐBSCL. Ở đây chia 3 khu: Vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trong 15 tỉnh, có khu vực Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười là khu vực trũng nhất. Chịu sự xâm nhập mặn lớn nhất. Đáng nói, đây lại là vùng trọng điểm sản xuất lúa của Việt Nam. Chắc chắn rằng, khi xâm nhập mặn ở cường độ cao thì diện tích lúa sẽ bị thu hẹp đi. Như vậy để giảm tốc độ đó, cách chủ động tốt nhất của Việt Nam hiện nay là chuyển dịch cơ cấu giống và xác định bộ lúa để thích ứng với độ mặn và đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường, nhóm thị trường nhập khẩu”.
Chuyên gia cũng nói thêm, muốn thay đổi một giống lúa để đảm bảo tiêu chuẩn của xuất khẩu sẽ mất ít nhất là 5 năm, trung bình là 7 năm. Trong khi, thị trường thay đổi hàng năm. Quan trọng nhất, giống lúa phải thay đổi để chịu được mặn, vừa đảm bảo được năng suất, vừa tăng giá trị sinh lời của hạt gạo.
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Việt Nam ra mắt giống lúa mới ưu việt giữa làn sóng cấm xuất khẩu gạo
Khi nguồn nước ngọt từ sông Mekong ít đi, Nguồn nước ngọt đảm bảo tưới tiêu cho toàn Việt Nam chỉ có khoảng 50% nguồn nước ngọt từ nội địa. Còn lại là nguồn nước ngọt từ thượng nguồn nước ngoài đổ về. Phía Bắc là sông Hồng, phía Nam là sông Mekong đều bị thủy điện chặn lại.

“Vấn đề đặt ra, cần phải có chiến lược quốc gia về nguồn nước cho sản xuất, chứ không đơn thuần là kế hoạch lâu dài. Có thể chuyển nước từ những con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu. Dựa trên việc chặn cống từ các cửa sông, nhằm điều tiết nước qua các con kênh. Phương án này là phù hợp với nguồn lực kinh tế của Việt Nam. Và sẽ mất khoảng vài thập kỷ”.

Do tính bao trùm của hạt gạo, chuyên gia đặt ra câu hỏi,Việt Nam có dám chững lại trong số lượng xuất khẩu để nâng cao giá trị của hạt gạo?
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Vinh danh 'cha đẻ' của nhiều giống lúa GS. Võ Tòng Xuân tại VinFuture 2023
Theo ông, để nâng cao giá trị sinh lời trên diện tích và trên sản phẩm, đòi hỏi cần sự vào cuộc của Chính phủ với quyết tâm thay đổi rất lớn về tổ chức sản xuất, về tập quán sản xuất. Từ đầu vào trong sản xuất, đến quá trình canh tác.
“Việt Nam cần gỡ được nút thắt lớn trong hạt gạo Việt Nam hiện nay - giá trị gia tăng thấp. Công cuộc số hóa, vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài cũng cần thể hiện rõ nét nhằm đánh giá chính xác nhu cầu của đối tác. Bên cạnh đó, một phần diện tích trồng lúa tại miền Bắc, dù ít, cùng cần trở thành gánh đỡ cho khu vực ĐBSCL”, ông Hoàng Trọng Thủy nêu quan điểm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала