Sự thật bị hé lộ, đang đương chức cũng “vào lò”

© Fotolia / Numberone9018Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2024
Đăng ký
Việt Nam xử nghiêm cả lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý, Bí thư, Chủ tịch tỉnh đương chức ở Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, An Giang…cho thấy quyết tâm làm sạch đội ngũ của Đảng, không còn chuyện “tắm từ vai trở xuống”.
Việc xử lý cán bộ nghiêm minh thể hiện rõ cho quyết tâm của Đảng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tiêu cực, đúng phương châm không có "vùng cấm", không có ngoại lệ. Kể cả những người ở vị trí rất cao cũng không có ngoại lệ.

Ăn hối lộ hàng chục tỷ, chết có mang đi được đâu?

Như Sputnik đã thông tin, chỉ tính riêng vụ án của Hậu pháo (Nguyễn Văn Hậu) ở tập đoàn Phúc Sơn, một loạt lãnh đạo tỉnh đương chức, nguyên lãnh đạo ở Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long đã bị bắt.
Mới nhất, hôm 27/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) thông báo đã khởi tố bị can, bắt tạm giam và thực thi lệnh khám xét đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Phó Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quãng Ngãi.
Ở Vĩnh Phúc, lãnh đạo cấp dưới của cựu Bí thư Hoàng Thị Thuý Lan, ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã bị bắt.
Sự thật đã lộ ra, hiện đã có 6 bị can bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ", quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự gồm cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan, cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, Phó Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh, cựu Chủ tịch-Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ, cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Đặng Văn Minh và Cao Khoa.
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2024
Bộ Chính trị kiên quyết xử lý nghiêm tham nhũng trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Chưa hết, Nguyễn Văn Hậu còn khai đưa tiền, chuyển tiền cho nhiều người, trong đó có Đặng Trung Hoành, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
“Hậu đã chuyển cho Hoành 64 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cá nhân”, - theo lời Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, người được giao trực tiếp phụ trách vụ án ở Phúc Sơn thông tin tại họp báo mới đây.
Không riêng Vĩnh Phúc, ở Lâm Đồng, An Giang, một số cán bộ đang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh có vi phạm và cũng bị khởi tố.
Nêu ý kiến về những vụ việc vừa qua với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc xử lý những cán bộ lãnh đạo đang đương chức vi phạm, thể hiện tinh thần quyết tâm cao của Đảng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Lê Văn Cuông (Nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) nhìn nhận, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm vừa qua của Đảng có sự chuyển biến mạnh mẽ.
“Đặc biệt là vừa qua, một số cán bộ giữ chức vụ rất cao đương chức đã bị xử lý nghiêm khi vi phạm. Việc này cũng mang tính răn đe, cảnh báo đối với những người có ý định vi phạm. Nếu như không thực hiện tốt quy định của pháp luật sẽ bị xử lý”, - ông nói.
Từ đó, theo nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hoá, đã tác động đến suy nghĩ của người có chức quyền, cán bộ phải đổi mới tư duy, thực hiện đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đồng thời chống sự nhũng nhiễu.
Từ chối nhận các thư mục và tệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2024
Quảng Ngãi bố trí nhân sự thay thế sau 2 tuần Chủ tịch bị bắt vì tội Nhận hối lộ
Trong khi đó, theo thiếu tướng Sùng Thìn Cò (nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2, Đại biểu Quốc hội khóa XIV), quy định của Đảng, của pháp luật đều thể hiện sự nghiêm minh với hành vi tiêu cực, tham nhũng. Tuy nhiên, một số cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo vẫn tham nhũng.
Các vụ án về tham nhũng vừa qua được khởi tố và xét xử cho thấy, nhiều cán bộ nhận hối lộ rất lớn.
“Chúng tôi nhiều lúc băn khoăn về việc tại sao giờ có nhiều cán bộ nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng..., khi chết có mang đi theo được đâu. Như thôn ở chỗ tôi ở vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang, nơi đây giáp biên giới có 84 hộ, cả năm sản xuất, một hộ không làm được đến 100 triệu đồng, còn nghèo lắm...Nghe cán bộ nhận hối lộ cứ vài chục tỉ đồng, dân rất bức xúc”, - tướng Cò thẳng thắn.

Cứ để dân giám sát

Tướng Cò nêu câu hỏi, với cán bộ nhận hối lộ, tài sản kê khai như thế nào, rồi chi bộ có biết đảng viên có tài sản bất minh không, hay biết nhưng mọi người nể nang không dám nói.
Theo ông, muốn phát hiện sớm tham nhũng thì khâu quan trọng nhất vẫn là phát hiện tài sản có tăng bất thường không?
“Rõ ràng, chúng ta cần thêm công cụ giám sát hữu ích để việc kê khai của cán bộ phải đúng, không dám giấu giếm”, - Thiếu tướng Cò nêu quan điểm.
Nhằm giúp phát hiện bất thường về tài sản cán bộ sớm, ông cho rằng, chi bộ nên lấy phiếu kín thăm dò tài sản của các cá nhân trong cơ quan đơn vị. Ngoài ra, theo thiếu tướng Sùng Thìn Cò, cần phải tăng cường sự giám sát, tuyên truyền, xác minh mối quan hệ của cán bộ...
Phong bì trong tay của một doanh nhân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2024
Bắt 23 người đưa và nhận hối lộ ở Thanh Hoá: Không nộp tiền khó xong việc
Nhìn nhận vì sao cán bộ lại có thể tham nhũng nhiều đến thế, theo ông Nguyễn Bá Thuyền, cần phải nghiên cứu, có kẻ hở nào để cho lãnh đạo doanh nghiệp có hành vi chi phối, lũng đoạn, hối lộ cho quan chức dễ dàng như vậy.
“Rõ ràng, qua các vụ án được khởi tố, xét xử, chúng ta càng thấy vai trò của công tác cán bộ. Khi cán bộ tham nhũng được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, họ sẽ quy hoạch, đào tạo cán bộ quanh họ tạo thành lợi ích nhóm”, - vị chuyên gia nói.
Góp phần vào việc giám sát tài sản của cán bộ hiệu quả hơn, ông Thuyền đề nghị, trong việc kê khai tài sản của cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, người thân của họ cũng cần thực hiện việc kê khai để cơ quan chức năng giám sát.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2023
Cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Bộ Công thương nhận hối lộ
Cạnh đó, để thuận lợi cho hoạt động xác minh tài sản, bên cạnh việc thực hiện nghiêm theo quy định là niêm yết công khai tại trụ sở, hoặc tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ sắp được bổ nhiệm, thì theo ông, cần thực hiện công khai tại địa phương cán bộ sinh sống bởi người dân họ hiểu rõ nhất về quan hệ, tài sản, gia đình của cán bộ như nào, nên nhận xét, đánh giá về việc kê khai tài sản của cán bộ là khách quan.
“Theo tôi, việc kê khai tài sản cá nhân như đất đai vào mã số định danh sẽ hợp lý, hay như việc người mua hàng với số tiền lớn sẽ phải chứng minh khoản tiền đó từ đâu có. Cần thực hiện tổng thể các giải pháp đề kiểm soát hiệu quả tài sản của cán bộ. Từ đó, giúp phát hiện sớm cán bộ tham nhũng”, - ông Thuyền kiến nghị.

Không còn chuyện chỉ tắm từ vai trở xuống

Nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá Lê Văn Cuông cho rằng, nếu như trước đây, có những quan điểm e dè về công tác phòng chống tham nhũng chỉ "tắm từ vai trở xuống", chưa xử lý nghiêm, rất khó "đụng chạm" thì trong thời gian gần đây Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực cho thấy hoạt động chống tham nhũng thực sự đã không có "vùng cấm".
Theo ông, điều này mang lại niềm tin cho nhân dân về quyết tâm xử lý nghiêm cán bộ có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, các vụ án được xử lý nghiêm có tính răn đe rất lớn để cán bộ không dám vi phạm.
Ông Cuông cũng đánh giá Ban phòng chống tham nhũng của một số địa phương hoạt động rất tích cực, xứng đáng là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Chuyên gia khẳng định, Đảng rất nhân văn đối với những cán bộ vi phạm có hành động khắc phục thiệt hại gây ra sẽ được xem xét, giảm nhẹ mức án.
“Từ đó, chúng ta cũng đã thu hồi được đáng kể ngân sách bị thất thoát do vi phạm của cán bộ gây ra”, - nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cũng cho rằng, việc tăng cường xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực đã góp phần răn đe với cán bộ trong thực thi công vụ.
tham nhũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2023
Bê bối nhận hối lộ của cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam: Kế hoạch bại lộ
Lý giải vì sao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng quyết liệt như vậy nhưng số đảng viên bị kỷ luật càng ngày càng tăng, có phải cán bộ không biết sợ? thì Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phân tích trước đó cho rằng, cán bộ đã biết sợ nhưng số lượng bị xử lý kỷ luật tăng do một số nguyên nhân.
“Tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, nhiều sai phạm diễn ra đã lâu nhưng vừa qua chúng ta làm kiên quyết, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và hiện nay có thêm Ban Chỉ đạo ở địa phương cho nên việc phát hiện và xử lý tăng lên”, - ông Dũng nói.
Theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thì phải thực sự đoàn kết, trách nhiệm, phối hợp rất chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ với nhau. Trong thực thi nhiệm vụ phải hết sức gương mẫu, phối hợp rất chặt chẽ, công tâm, khách quan, có dũng khí, có bản lĩnh và đặc biệt là với động cơ trong sạch.
Đàn ông bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2023
Nhận tiền hối lộ, Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi bị bắt khẩn cấp
“Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết”, - ông Phan Đình Trạc khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала