Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Máy bay Mỹ tấn công các tàu hàng Liên Xô cập cảng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

© Sputnik / U. Churianov / Chuyển đến kho ảnhTàu Liên Xô trong cảng Hải Phòng
Tàu Liên Xô trong cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2024
Đăng ký
Trong bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về những trở ngại mà Hoa Kỳ gây ra cho các thủy thủ Liên Xô vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam trong những năm cuộc chiến trên không của Mỹ chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng” về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Trong những năm Mỹ thực hiện chiến tranh trên không đánh phá miền Bắc Việt Nam, hàng tháng có tới 40 tàu Liên Xô hoạt động trên các tuyến đường biển, tàu bơi từ 10 đến 45 ngày để đưa hàng hóa đến Hà Nội, Cẩm Phả và Hòn Gai. Ở vịnh Bắc Bộ, máy bay và tàu chiến Mỹ không ngừng tìm cách cản trở tàu hàng Liên Xô. Máy bay Mỹ tiến hành những cú bay thấp nguy hiểm mô phỏng đòn tấn công, ép các tàu đi lệch hướng. Có mặt trong các cảng của Việt Nam cũng là thực tế đầy nguy hiểm đối với các tàu Liên Xô.

Hồi ký của một người chứng kiến

Tôi tham khảo cuốn hồi ký của ông Nikolai Kovalev. Ông là đại diện đầu tiên của Bộ Hàng hải Liên Xô tại Việt Nam, văn phòng được thành lập theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ ký năm 1965.
Nikolai Kovalev đến Hải Phòng vào khoảng giữa tháng 10 cùng năm. Ngày 20 tháng 10, ông đã chứng kiến các chiến sĩ tên lửa Liên Xô tiêu diệt máy bay trinh sát không người lái của Mỹ, chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên đất Hải Phòng. Tổng cộng cho đến khi ông rời Việt Nam trở về quê hương năm 1968, đại diện Morflot đã chứng kiến 211 con chim kền kền Mỹ ​​bị tiêu diệt trên bầu trời thành phố cảng.
Tàu khu trục Gaydamak - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Những trang sử vàng
Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam DCCH chuyển bằng đường biển: những năm 1954-1964
Ông Nikolai Kovalev hồi tưởng về cảng Hải Phòng, khi ấy mới có sáu bến tàu trong đó chỉ ba bến có thể tiếp nhận tàu biển độ mướn nước đến 8 mét. Các bến không có cần cẩu và phương tiện bốc dỡ. Hàng hóa từ tàu được vận chuyển bằng xe tải hoặc tàu xà lan theo sông. Kho bãi cũng nhỏ cộng với sự hạn chế mặt bằng ảnh hưởng xấu đến tiến độ xử lý hàng. Một trở ngại nữa là biến động của mực nước thủy triều lên tới 4 mét.

Mục tiêu của không quân Mỹ là các cảng sông miền Bắc

Nhưng vấn đề chính làm giảm tốc độ bốc dỡ là những vụ đánh bom của máy bay Mỹ. Tại cảng Hải Phòng cũng như các cảng Hòn Gai và Cẩm Phả hàng ngày có từ 10 đến 13 tàu hàng của Liên Xô. Thời gian đầu, sự hiện diện của tàu Liên Xô là yếu tố bảo vệ các cảng không bị không kích. Nhưng chẳng bao lâu sau, những kẻ xâm lược coi nhẹ cả điều này. Ngày 19 tháng 4 năm 1966, máy bay Mỹ đã ném bom cảng than Cẩm Phả. Hôm đó, tàu Salsk của Liên Xô đang đậu trong bến. Ngày 15 tháng 2 năm 1967, một cuộc đột kích tiếp theo xảy ra khi tàu Khorol bốc than tại cảng Cẩm Phả, các tàu Tylmat và Mongugay đang đứng trong vũng tàu. Ngày 14 tháng 3 năm 1967, trong cuộc không kích vào Hải Phòng, một quả tên lửa bắn từ máy bay đã bay trên tàu Mozhaisk đậu ở bến tàu và phát nổ cách tàu khoảng 200 mét. Ngày 24 tháng 4 cùng năm, một tên lửa của Mỹ phát nổ trong nước không xa các tàu Balashikha, Magnitogorsk và Leninogorsk của Liên Xô. Từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 4 năm 1967, tàu Công nhân Bryansk thả neo trên sông Bạch Đằng. Trên tàu là 96 tấn đạn pháo phòng không. Các máy bay Mỹ vượt tốc độ âm thanh ở độ cao thấp chao lượn trên con tàu, ném các thùng chứa tên lửa cách tàu không xa.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô V.Petrov tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Những trang sử vàng
Hà Nội «đặt cược niềm tin» vào Matxcơva và đã được đền đáp xứng đáng
Ngày 10 tháng 5 năm 1967, gần 30 chiếc máy bay Mỹ đã đánh bom nhà máy xi măng, kho chứa dầu và kho bãi của cảng Hải Phòng, các tàu Simferopol, Bakuriani, Nagaevo và Kur của Liên Xô khi ấy đứng cách bến đậu chỉ khoảng 300 mét. Bốn máy bay Mỹ đã bị các tên lửa Liên Xô bảo vệ Hải Phòng bắn hạ. Ngày 29 tháng 6 năm 1967, hai máy bay Mỹ gây hư hại cho tàu Mikhail Frunze đang đậu trong cảng Hải Phòng.
Có thể tiếp tục rất lâu danh sách này. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, các thủy thủ Liên Xô đều thể hiện tính kiên nhẫn và lòng dũng cảm, tìm cách giúp đỡ đội ngũ các tập thể công nhân cảng Việt Nam.

Công việc của các thủy thủ Liên Xô không chỉ là giao hàng mà còn là bốc dỡ hàng

Đó không chỉ là việc hoàn thành bàn giao cho nước cộng hòa những mặt hàng thiết yếu — thiết bị quân sự, công nghiệp và nông nghiệp, lương thực thực phẩm. Như đã biết, các thủy thủ không có nhiệm vụ tham gia bốc dỡ hàng. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu chiến tranh, khi sắp tiến vào cảng Việt Nam các thủy thủ Liên Xô đã khẩn trương thỏa thuận để thúc đẩy tiến độ bốc dỡ. Họ thông báo trước khối lượng và tính chất hàng hóa trên tàu, số công nhân và thiết bị cần thiết - những thủy thủ rảnh rỗi tích cực tham gia việc bốc dỡ. Nhờ đó đã giảm đáng kể thời gian tàu neo tại cảng Việt Nam và tăng tần suất đi lại của các tàu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала