Nhà đầu tư Hàn Quốc không rút khỏi Việt Nam dù bị đối thủ Trung Quốc cạnh tranh

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhCông ty TNHH Sunfeel Việt Nam (KCN Phú Hội, huyện Đức Trọng) tạo việc làm cho 135 lao động tại địa phương.
Công ty TNHH Sunfeel Việt Nam (KCN Phú Hội, huyện Đức Trọng) tạo việc làm cho 135 lao động tại địa phương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Đăng ký
Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang bị các đối thủ Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Việt Nam thời gian gần đây.
Mặc dù dè chừng hơn, nhưng theo đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc không cân nhắc rút khỏi Việt Nam, hay thậm chí, họ cũng không tính cắt giảm đầu tư, bất chấp những khó khăn hiện tại.

Doanh nghiệp Hàn Quốc bị cạnh tranh mạnh ở Việt Nam

Công ty Hàn Quốc lo bị đối thủ Trung Quốc vượt lên tại Việt Nam, điều này được phản ánh trong phân tích mới đây của Nikkei Asia.
Trong nhiều năm qua, các ông lớn Hàn Quốc như Samsung Electronics hay LG đều là doanh nghiệp dẫn đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện đang bị các đối thủ Trung Quốc cạnh tranh rất mạnh tại Việt Nam, theo nhận định của Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) Kim Hyong-mo.

"Xét về lượng đầu tư lũy kế từ 1988, Hàn Quốc đứng đầu với 85,8 tỷ USD, vượt qua Singapore và Nhật Bản. Nhưng những năm gần đây, chúng tôi đang phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc (về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)", Nikkei Asia dẫn lời ông Kim Hyong-mo, Trưởng đại diện KCCI.

Năm 2023, Hàn Quốc xếp thứ 4 về FDI đổ vào Việt Nam, đứng sau Hong Kong, Trung Quốc và Singapore. Theo đó, vốn từ Hong Kong đạt gần 4,7 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn FDI, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2022. Vốn FDI từ Trung Quốc là gần 4,47 tỷ USD, cao hơn 0,7 tỷ USD so với Hàn Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Đới Hoà Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Huawei và loạt ‘ông lớn’ Trung Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam
Trong số các khoản đầu tư của Hàn Quốc được công bố năm ngoái là khoản đầu tư 1 tỷ USD của LG Innotek, công ty liên kết của LG Group, vào Hải Phòng để mở rộng sản xuất mô-đun camera của điện thoại thông minh.
Trong quý 1/2024, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án FDI đầu tư mới vào Việt Nam, chiếm gần 28% trong số 644 dự án mới được cấp phép.
Ngoài các lĩnh vực truyền thống như khách sạn, da giày hay đồ gỗ, thì dòng vốn đầu tư Trung Quốc thời gian gần đây đang tăng mạnh vào công nghiệp kỹ thuật cao, như linh kiện, phụ tùng máy móc, điện tử, năng lượng sạch, bán dẫn.
Chẳng hạn, Tập đoàn Jinko Solar Holding đã rót 1,5 tỷ USD vào dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện ở Quảng Ninh. Trong khi đó, Tập đoàn Runergy cũng đã đổ tiền xây dựng nhà máy vật liệu bán dẫn trị giá 293 triệu USD ở Nghệ An.
Theo ông Kim Hyong-mo, các công ty Hàn đến nay vẫn còn thận trọng với các khoản đầu tư mới do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
"Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi mở rộng đầu tư vào Việt Nam do chi phí lao động tăng cao, đặc biệt khi các công ty Trung Quốc cũng tăng hiện diện ở đây", ông Kim nhận định.

Giới đầu tư Hàn băn khoăn về thuế tối thiểu toàn cầu

Trưởng đại diện KCCI cho rằng, môi trường đầu tư ổn định, cởi mở và lợi thế địa chính trị đã tiếp tục giúp định vị Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, có những thách thức tác động đến động lực đầu tư, như mức lương tối thiểu tăng bình quân khoảng 6% từ 1/7; tình trạng thiếu lao động tay nghề cao; hạn chế về hạ tầng (gồm thiếu điện); cũng với các quy định chặt chẽ về đánh giá môi trường, phòng cháy chữa cháy,…
Quách Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Nhà đầu tư chần chừ vào Việt Nam vì sợ thiếu điện
Ngoài ra, theo Nikkei dẫn lời đại diện KCCI, việc Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024 với thuế suất 15% cũng làm giảm sức hấp dẫn, khi làm giảm đi các ưu đãi trước đây với nhà đầu tư nước ngoài.
“Quyết định áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu của Việt Nam là điều có thể hiểu vì nước này đang tìm cách đảm bảo nguồn thu từ thuế từ các công ty đa quốc gia”, ông Kim Hyong-mo bày tỏ.
KCCI ghi nhận, trong 14.600 tỷ đồng doanh thu thuế tăng thêm năm 2024, các doanh nghiệp Hàn Quốc chịu đến 10.000 tỷ đồng.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) tại Việt Nam đã đề cập những vấn đề này tại cuộc gặp của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp FDI hồi giữa tháng 3 vừa qua.
Bên cạnh đó, Kocham cũng nhắc đến một số khó khăn khác liên quan đến việc gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ, thị thực, hoàn VAT và thủ tục phê duyệt giao dịch M&A.

Các công ty Hàn Quốc không cân nhắc rút khỏi Việt Nam

Trước câu hỏi liệu các công ty Hàn Quốc có chuyển sản xuất từ Việt Nam sang nước khác như Ấn Độ hay không, đại diện KCCI cho rằng, việc tìm kiếm các địa điểm đầu tư thay thế hoàn toàn không dễ dàng.
Theo ông Kim, các doanh nghiệp thành viên KCCI mà ông đã tiếp xúc, trao đổi gần đây đều cho biết họ không cân nhắc đến việc rút khỏi Việt Nam hay cắt giảm đầu tư, mặc cho những thách thức hiện tại.
"Các công ty Hàn Quốc đã khẳng định vững chắc vị thế của mình thông qua thương mại, đầu tư và tiếp tục hoạt động sản xuất tại Việt Nam", báo Vnexpress dẫn lời Trưởng đại diện KCCI
Các nữ người mẫu tạo dáng bên xe điện GAC Motors GE3 (Trung Quốc) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2024
Trung Quốc đầu tư hơn 800 triệu USD xây nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam
Ông Kim cũng nhận định, tình hình kinh tế Việt Nam thời gian qua đang có dấu hiệu cải thiện, khi GDP quý đầu năm 2024 ghi nhận mức tăng 5,66%, con số tích cực nhất trong 4 năm qua.
Ông Kim đánh giá, quan hệ ngoại giao đang được tăng cường giữa Hà Nội và Washington cũng dự kiến sẽ mang lại những tác động tích cực.
Bên cạnh đó, FDI vào Việt Nam từ các công ty đa quốc gia rút khỏi Trung Quốc có thể tăng lên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала