Việt Nam giành vị trí thứ tư tại Thế vận hội mới

© ẢnhĐội tuyển Việt Nam
Đội tuyển Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Đăng ký
Đội tuyển Việt Nam giành vị trí thứ tư và thắng 9.000 USD từ quỹ giải thưởng tại cuộc thi đấu thể thao quốc tế Cybathletics lần đầu tiên được tổ chức tại Kazan, thủ đô của Cộng hòa Tatarstan thuộc LB Nga.

Cybathletics khác những môn thể thao Paralympic như thế nào?

Cybathletics tương tự như các môn thể thao Paralympic, nhưng có một điểm khác biệt cơ bản. Trong các môn thể thao Paralympic, vận động viên chỉ dùng sức mạnh của chính mình. Còn đấu thủ Cybathletics được phép sử dụng các phương tiện phục hồi chức năng kỹ thuật hiện đại, giúp mở rộng khả năng thể chất của họ.
© ẢnhĐội tuyển Việt Nam
Đội tuyển Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Đội tuyển Việt Nam
Cybathletics là cuộc thi đấu giữa những người có chân tay giả. Đây là tổ hợp các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho những người khuyết tật có thể chuyển sang hoạt động đời sống và lao động đầy đủ. Cybathletics chứng tỏ rằng sự phát triển và ứng dụng phương tiện phục hồi chức năng kỹ thuật tiên tiến trả lại cho con người những chức năng đã mất hoặc bị hạn chế, thay đổi tinh thần và thái độ tự tôn của người khuyết tật đối với bản thân cũng như thái độ bình đẳng của cộng đồng xã hội đối với người khuyết tật.

Cuộc thi đấu độc đáo diễn ra thế nào?

Cuộc thi ở Kazan thu hút phần tham gia của các đội tuyển quốc gia từ mười nước. Đó là Nga, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Saudi Arabia, Iran, Ai Cập, Nam Phi và Nigeria. Ban tổ chức cuộc thi tại Nga đã mời các đội tuyển quốc gia của các nước này, đảm bảo thanh toán vé máy bay hai chiều, cung cấp chỗ ở và ăn uống cho họ tại Kazan.
Mỗi đội có bốn vận động viên. Một người mang cánh tay giả, người thứ hai có chân giả và hai người còn lại sử dụng xe lăn điện. Đại diện cho Việt Nam là hai vận động viên xe lăn Nguyễn Thanh Tùng từ tỉnh Bến Tre (đội trưởng) và Nguyễn Hải Yến từ thành phố Quảng Ninh, cũng như Nguyễn Thị Ngọc Dung với cánh tay giả từ thành phố Long An và chàng trai Hà Nội Nguyễn Đức Lễ với một chiếc chân giả.
Các vận động viên các nước được Ban tổ chức cuộc thi cung cấp xe lăn điện, còn tay chân giả là phụ tùng riêng của mỗi người. Nhân tiện phải nói thêm, chị Nguyễn Thị Ngọc Dung đã sử dụng tay giả của công ty «Motorica» ở Matxcơva. Công ty này là nhà phát triển và sản xuất chân tay giả chính thức đầu tiên của Nga, có đặc điểm là cơ sở duy nhất trên thế giới lắp đặt chân tay giả cho trẻ em từ 2 tuổi.
Người Việt đeo tay giả của Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Người Việt đeo tay giả của Nga - ngôi sao của giải vô địch ở Matxcơva
Mỗi đội phải làm việc cùng nhau để vượt qua một hành trình gồm mấy chặng. Vận động viên mang cánh tay giả bắn cung, xếp các đồ vật có hình dạng khác nhau vào hộp, dùng chìa khoá mở cửa, kéo dây bằng cánh tay giả và chặn đối thủ để bảo vệ các thành viên khác trong đội mình. Thành viên thi có khớp háng giả cần di chuyển trên bề mặt dốc nghiêng, bước qua những chiếc hộp bị lật, đi dọc theo thanh xà với vật nặng bê trên tay, lên dốc và xuống bậc thang.
Vận động viên sử dụng xe lăn điện kéo dây, mở cửa và đưa xe di chuyển qua các ô cửa, lái bánh xe một bên dọc theo thanh dầm và leo lên đoạn đường nối. Trong khi đó, đội trưởng trên xe lăn điện chỉ đạo hành động của toàn đội, sử dụng hỗ trợ của tai nghe thần kinh, đưa ra tín hiệu bắt đầu chặng thi kế tiếp sau khi hoàn thành giai đoạn trước.
Đội tuyển Việt Nam, như chúng tôi đã thông báo, đứng ở vị trí 4/10. Đội Nga chiếm giải nhất, Saudi Arabia - thứ hai còn Ai Cập - thứ ba. Indonesia xếp thứ 6, Malaysia - thứ 8, Ấn Độ - thứ 10.

Ý kiến ​​của đại diện Việt Nam

”Ban tổ chức cuộc thi đã làm hết sức mình và đạt kết quả rực rỡ”, ông Đào Hồng Đức lãnh đạo đội tuyển Việt Nam, Phó Giám đốc Công ty Chỉnh hình Việt Đức nhận xét.
«Tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm và đón tiếp nồng nhiệt của các bạn ở Nga. Việc tham gia cuộc thi đấu này giúp tôi có những nhận thức quan trọng, chẳng hạn như ý nghĩa cao cả từ nỗ lực hỗ trợ người khuyết tật để giúp họ tự tin vào khả năng của bản thân và sống tự lập. Cuộc thi đấu là cơ hội tốt đẹp để tôi và các thành viên trong nhóm tiếp cận với các công ty sản xuất chân tay giả của Nga, cũng như gặp gỡ giao lưu với những con người đáng ngưỡng mộ với chân tay giả đến từ các nước khác».
© ẢnhNữ thành viên mang cánh tay giả tham gia thi đấu
Nữ thành viên mang cánh tay giả tham gia thi đấu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Nữ thành viên mang cánh tay giả tham gia thi đấu

Lần đầu tiên có Giải vô địch Cybathletics thế giới

Cuộc thi đấu ở Kazan thực chất là giải vô địch thế giới đầu tiên về môn Cybathletics, ý nghĩa mà cả Ban tổ chức và lãnh đạo các đội tham gia đều ghi nhận. Liên minh Các nhà phát triển và cung cấp thiết bị kỹ thuật phục hồi chức năng “Cybathletics” của Nga cùng với đại diện của 10 quốc gia tham gia cuộc thi đã ký Bản Ghi nhớ về dự định thành lập Liên đoàn Cybathletics Quốc tế.
Mục tiêu chính của việc thành lập Liên đoàn là tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc phát triển các liên đoàn thể thao Cybathletics quốc gia. Cũng có dự kiến tạo lập các nền tảng đặc biệt ở các nước tham gia Liên đoàn, nơi các vận động viên Cybathletics có điều kiện thể hiện kỹ năng của họ còn các nhà phát triển và sản xuất chân tay giả quốc tế có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

«Mục tiêu của chúng tôi là thu hút người khuyết tật tham gia các hoạt động thể thao với sự hỗ trợ của phương tiện phục hồi chức năng công nghệ cao, thúc đẩy phát triển một môi trường không rào cản và xã hội hóa người khuyết tật.

Nga đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các phương tiện phục hồi chức năng. Đất nước chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kiến ​​thức và đóng góp cho sự phát triển của phong trào trên toàn thế giới», ông Andrei Davidyuk, sáng lập gia kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên đoàn «Cybathletics» cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала