Dự án mỏ khí Lô B - Ô Môn được Nhật đầu tư: Muộn còn hơn không bao giờ

© Ảnh : HandoutChuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn (Chuỗi dự án khí điện Lô B)
Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn (Chuỗi dự án khí điện Lô B) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau nhiều vướng mắc được giải quyết, cuối tháng 3/2024, tập đoàn Mitsui của Nhật đã chính thức đầu tư 560 triệu USD vào dự án Lô B - Ô Môn. Chia sẻ với Sputnik, TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đánh giá, dù muộn song sự kiện này mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án tiếp theo.

Vướng mắc lớn đã được giải quyết

Mới đây, dự án mỏ khí Lô B nhận được Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) từ Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (thuộc Tập đoàn Mitsui). FID từ Công ty Mitsui Oil Exploration (MOECO) là một diễn biến tích cực quan trọng, cho thấy sự cam kết và đồng thuận của tất cả các bên liên quan trong việc hỗ trợ dự án Lô B trước thời hạn tháng 4. Dự kiến đạt được FID còn lại từ PTTEP Thái Lan và PVN vào nửa đầu năm 2024. Đánh giá về sự kiện này, TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chia sẻ:
“Dự án Lô B Ô Môn ra được Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) là một sự kiện được chờ đợi từ lâu và rất lâu. Bởi vậy, thành công của tuyên bố này là một dấu ấn rất quan trọng. Ngạn ngữ của Nga có một câu rất hay, đó là “Thà muộn còn hơn không bao giờ”. Dự án này tuy chờ đợi muộn và lâu, nhưng ở thời điểm ra được quyết định đầu tư là dấu mốc quan trọng. Mở ra cơ hội cho nhà đầu tư, đưa mục tiêu của dự án theo đích mới nhất theo thiết lập của các bên”, ông nói.
© Ảnh : TS. Nguyễn Quốc ThậpTS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam
TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam
Trước đó, vào tháng 8 năm 2023, Petrovietnam thông báo rằng, các bên tham gia vào việc phát triển mỏ khí Lô B không đạt được sự đồng thuận về điều kiện FID của các đối tác nước ngoài. Cụ thể, tại thời điểm FID phải có cam kết tiêu thụ khí của ít nhất 3 nhà máy điện kèm theo thời điểm nhận khí của các nhà máy này.
Thế nhưng, sau rất nhiều nỗ lực đàm phán nhằm tháo gỡ vướng mắc, tập đoàn đầu tư Mitsui của Nhật đã tuyên bố đầu tư khoảng 84 tỷ yên (560 triệu USD) cho dự án Lô B - Ô Môn.
Dự án khí Lô B là Chuỗi dự án khí - điện có quy mô lớn tại Việt Nam với sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3/năm trong giai đoạn ổn định cho khoảng 20 năm.
“Tôi cho rằng giữa đối tác nước ngoài và Việt Nam vướng mắc lớn là không còn. Nhưng để đạt được hiệu quả đầu tư như nhà đầu tư mong muốn còn liên quan đến tiến độ, thực hiện các cam kết ra sao. Những lo ngại này là điều dễ hiểu. Khi nhà đầu tư FID, có nghĩa rằng họ đã cân nhắc các khía cạnh. Quan trọng nhất, làm sao có thể kiểm soát được rủi ro không đáng có”, TS. Thập nêu quan điểm.
Dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2024
Mitsui Nhật Bản quyết định bắt đầu phát triển mỏ khí Block B tại Việt Nam

Tín hiệu vui cho chuỗi dự án khí LNG

Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, sự kiện này đánh dấu quan trọng cho một phần của chuỗi dự án, trong khâu thượng nguồn. Không chỉ vậy, dự án sẽ đóng vai trò chiến lược cung cấp nguồn năng lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cho khu vực miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, mang về nguồn thu lớn và ổn định cho Chính phủ cũng như các nhà đầu tư Việt Nam.
“Điều đáng mừng nữa là khi nhìn thấy tín hiệu có nguồn năng lượng, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp để họ xem xét đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới. Bên cạnh đó, khi thấy dự án này chuyển động, sẽ có nhiều nhà đầu tư khác quan tâm. Theo đó, các chính sách vĩ mô, thể chế sẽ được điều chỉnh phù hợp. Tôi hy vọng, tính lan tỏa dự án này kéo theo dự án khác, nhất là các chuỗi dự án khí LNG. <...> Quan trọng, vẫn là hiệu quả kinh tế dự án mang lại là rất lớn. Đối với dự án này, thuế và phí chiếm gần 50%. Chính phủ Việt Nam thu về thượng nguồn khoảng 20 tỷ USD của vòng đời dự án. Rõ ràng, việc dự án đưa vào vận hành có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế”, TS. Nguyễn Quốc Thập nhấn mạnh với Sputnik.
Chuỗi dự án khí Lô B (gồm các khâu thượng nguồn (nhà máy khí), đường ống và hạ nguồn (nhà máy điện)) có tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ USD. Khí tự nhiên từ Lô B sẽ cung cấp cho 4 nhà máy điện gồm Ô Môn I, II, III và IV trên 20 năm. Khi đi vào vận hành, các nhà máy điện Ô Môn này sẽ cung cấp điện với tổng công suất khoảng 3.800 MW, đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng quốc gia.
Kho cảng LNG Thị Vải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2023
Cơ hội cho các nhà cung cấp khí LNG của Nga tại thị trường Việt Nam
Dự án dự kiến bắt đầu khai thác từ cuối năm 2026, với công suất khai thác hàng ngày ước tính 490 triệu feet khối khí. Xét về khía cạnh này, người đứng đầu Hội Dầu khí Việt Nam nhận định, dự án này có ý nghĩa trong tiến trình chuyển dịch năng lượng.
“Chúng tôi nhìn nhận, theo lộ trình 2050 mà hiện giờ chúng ta mới bắt đầu, thực ra là hơi chậm. Như đã nói, thà chậm còn hơn không bao giờ. Bây giờ làm sao để triển khai tích cực nhất. Dự án này đưa vào sẽ giảm nhà máy điện than. Bởi phát thải điện than cao hơn phát thải nhà máy điện khí. Còn bài toán tổng phát thải ròng bằng 0 đòi hỏi nhiều công cụ, nhiều chính sách vĩ mô hơn nữa”, chuyên gia chỉ ra.

Dự án vào ồ ạt, nguồn nhân lực ở đâu?

Hiện Việt Nam chưa có nhiều dự án khí đầu tư. TS. Thập đánh giá, các doanh nghiệp đã chờ đợi dự án này từ lâu. Nên ắt đã có sự chuẩn bị nhất định. Ở từng thời điểm, có thể có những thiếu hụt. Song các đơn vị, các nhà thầu đã có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực. Đồng thời, tính linh hoạt trong việc sử dụng nhân lực cao hơn giai đoạn trước đây.

“Sự kiện FID của dự án là sự kiện quan trọng trong tổng thể an ninh năng lượng quốc gia. Dự án Lô B chiếm tỷ trọng quan trọng trong bức tranh này với quy mô đầu tư lớn. Như vậy, lực lượng lao động từ nay đến 2030, từ thượng nguồn - trung nguồn - hạ nguồn (gồm 3 nhà máy điện và 1 nhà máy điện nâng cấp) sẽ phải huy động nguồn lực lao động lớn. Đây là tín hiệu mừng cho nhu cầu lao động", vị chuyên gia đánh giá.

Theo ông, tiến độ dự án cũng là một thách thức. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã có, kể cả trong thời kỳ Covid-19 có những dự án về đích đúng hạn, ông tin mọi việc sẽ theo đúng quỹ đạo.

Rà soát chính sách

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 1/2/2024. Trong đó, xác định có 9 dự án nhiệt điện khí trong nước và 10 dự án nhiệt điện LNG là các nguồn điện quan trọng, ưu tiên phát triển của ngành Điện đến 2023.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2023
EVN lo Việt Nam phải mua khí LNG với giá cao gây áp lực lên giá điện
Ông Thập cho biết, hiện khối lượng công việc tạo hành lang pháp lý cho chuỗi này đang tích cực triển khai. Các nhà đầu tư vẫn đang rà soát và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước chỉnh sửa các quy định về thủ tục, trình tự đầu tư ở các Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch hay các Nghị định hướng dẫn. Làm sao sớm hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến điện khí.
“Sẽ còn rất nhiều việc cần làm, liên quan đến phụ tải các nhà tiêu thụ điện cuối cùng, cần hiện diện và khẳng định trong hợp đồng mua bán điện. Cần cam kết tiêu thụ điện của các nhà máy này. Cả chuỗi dự án mới thành hiện thực. Chờ đợi những sửa đổi - đây là thách thức. Nhưng tôi tin rằng, tích cực 2025 hoặc nửa đầu 2026 Việt Nam sẽ có Nghị định mới ban hành phù hợp”, ông Thập tin tưởng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала