Bản án kỳ lạ tham nhũng không đồng ở Việt Nam: Không ngờ lại có kết cục này

© Depositphotos.com / AndreyPopovTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Đăng ký
Cựu trưởng thôn và nhóm bị cáo là cựu cán bộ thôn Vệ Xá (ở Bắc Ninh) kêu oan khi bị tuyên án tù vì giao đất trái thẩm quyền để lấy tiền xây dựng đường giao thông nông thôn và nhà văn hoá thôn. Họ không ngờ đi "vác tù và hàng tổng" bao nhiêu năm lại có kết cục này.
Xoay quanh vụ việc, luật sư đã phân tích các khía cạnh của vụ án và cho rằng, trong vụ án này, hành vi của các bị cáo không hội đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cấp trên giao chỉ tiêu làm đường giao thông và nhà văn hoá thôn

TTXVN cho biết, vừa qua, TAND thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) mới đây đã mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Lê Văn Nhường (62 tuổi, cựu Trưởng thôn Vệ Xá, xã Đức Long, thị xã Quế Võ) 7 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngoài ra, 3 bị cáo khác gồm cựu bí thư chi bộ, cựu phó chủ nhiệm hợp tác xã và cựu kế toán thôn cũng bị tuyên từ 3 năm 6 tháng đến 6 năm 6 tháng về cùng tội danh trên. Hiện cả 4 người đã có đơn kháng cáo kêu oan.
Theo hồ sơ vụ án, giai đoạn 2014 - 2019, UBND xã Đức Long giao nhiệm vụ cho thôn Vệ Xá tìm nguồn thu trong nhân dân để làm vốn đối ứng xây dựng đường giao thông nông thôn và nhà văn hóa thôn.
Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2024
Bà Trương Mỹ Lan lĩnh án tử: Vẫn còn cơ hội được sống?
Do khi đó đời sống bà con người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, không thể huy động đóng góp, Chi bộ và Ban Thanh lý thôn Vệ Xá, trong đó có 4 bị cáo trên, đã thống nhất giao thầu lâu dài đất ao, thùng (khu vực trũng, ngập nước…) cho người dân trong thôn để có tiền nộp cho xã làm vốn đối ứng.
Sau 2 lần thực hiện, Ban Thanh lý thôn Vệ Xá đã giao thầu tổng cộng 9 thửa đất ao, thùng cho 9 hộ dân, thu về hơn 1,1 tỷ đồng, sau đó đem nộp toàn bộ số tiền này vào tài khoản của UBND xã Đức Long.
Quá trình giao thầu đất, thôn Vệ Xá có tổ chức hội nghị xã viên, lấy ý kiến đông đảo bà con. Hiện cả tuyến đường giao thông nông thôn và nhà văn hóa thôn đều đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, mà một phần chính là nhờ nguồn vốn đối ứng thu được từ việc giao đất.
Đến tháng 4/2023, Công an thị xã Quế Võ ra quyết định khởi tố vụ án. Ông Lê Văn Nhường cùng 3 người khác bị bắt giam, 2 - 3 tháng sau được tại ngoại. Đến tháng 3/2024, toà mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án như đã nêu.
TAND thị xã Quế Võ cho rằng nhóm cựu cán bộ thôn Vệ Xá đã giao đất lâu dài trái thẩm quyền, về bản chất là bán đất. Theo HĐXX, việc này còn gây thiệt hại cho các hộ dân được giao đất, bởi các thửa đất này đều không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

“Không ngờ lại có kết cục này”

Báo Thanh niên dẫn lời nhóm cựu cán bộ thôn Vệ Xá khẳng định, họ làm việc hoàn toàn vì lợi ích của thôn, của xã.
Từ khi lấy ý kiến người dân trong thôn rồi ký hợp đồng giao đất, họ "chưa bao giờ có ý nghĩ vun vén lợi ích cho bản thân". Trên thực tế, họ cũng không được hưởng bất cứ đồng nào, vì toàn bộ tiền thu được đều nộp hết vào tài khoản của xã để làm đường và xây nhà văn hóa thôn.
Xét xử cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng và 12 bị cáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Buồn cho ông Đỗ Hữu Ca: Vì sao cựu Giám đốc Công an Hải Phòng lĩnh án nặng nhất?
"Nhận quyết định khởi tố, bắt giam, chúng tôi như chết đứng, không ngờ đi "vác tù và hàng tổng" bao nhiêu năm lại có kết cục này", ông Nhường ngậm ngùi.
Theo ông, thời điểm được UBND xã giao nhiệm vụ huy động nhân dân làm vốn đối ứng xây dựng nông thôn mới, đời sống bà con thôn Vệ Xá rất khó khăn, để có tiền thì không có cách nào khác ngoài giao đất ao, thùng.
Cựu trưởng thông cho biết, đây đều là những khu vực trũng, ngập nước, hiệu quả sản xuất không cao, không có lối ra vào, hoặc sắp đến hạn thanh lý do đã được giao thuê từ nhiều năm trước.
"Ký hợp đồng xong, không phải nhà nào cũng đủ tiền nộp ngay, chúng tôi phải ứng tiền gia đình, thậm chí đi vay, để có tiền nộp cho xã. Nói vậy để thấy chúng tôi làm rất vô tư, hoàn toàn vì lợi ích cộng đồng", ông Nhường bộc bạch.
Vị cựu trưởng thôn cho biết, tin tưởng mình làm với động cơ trong sáng, chưa kể việc giao đất đã từng thực hiện từ các thế hệ cán bộ thôn trước đây mà "không có vấn đề gì", nhóm lãnh đạo thôn Vệ Xá cứ thế triển khai để mong sớm có tiền xây dựng công trình nông thôn. Tất cả chưa bao giờ nghĩ sẽ vướng vào vòng lao lý.
"Năm nay đã 62 tuổi, phải nhận bản án gần 8 năm tù, như thế không khác gì bản án tử với cuộc đời tôi, không biết có cơ hội trở về với gia đình nữa không", ông Nhường chia sẻ.
Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa ngày 11/4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn ai liên quan giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát?

Các bị cáo tâm tư trước cáo buộc "lợi ích cục bộ địa phương"

Theo TAND thị xã Quế Võ, các bị cáo đã "vì lợi ích cục bộ của địa phương" thông qua việc bán đất trái phép để xây dựng đường nông thôn và nhà văn hóa. HĐXX dẫn hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, cho biết đây chính là động cơ vụ lợi vật chất không chính đáng.
Ông Lê Văn Nhường và các cựu cán bộ thôn Vệ Xá đều tỏ ra "rất tâm tư" với cáo buộc này. Theo họ, việc giao thầu đất để lấy tiền đối ứng đã mang lợi ích không phải của một vài người, mà cho cả thôn Vệ Xá, cho xã Đức Long, rộng hơn là huyện, tỉnh…
Trước khi xây dựng, tuyến đường liên thôn bằng đất, nắng thì bụi, mưa thì lầy; nhà văn hóa không có nên người dân phải sinh hoạt nhờ ở đền, chùa rất bất tiện. Sau này, khi các công trình được xây dựng, đường bê tông được đổ kiên cố, thuận lợi đi lại; nhà văn hóa khang trang, giúp người dân địa phương có nơi sinh hoạt cộng đồng đúng nghĩa… Từ đó mà xã Đức Long đã về đích nông thôn mới.
"Nếu bảo vun vén lợi ích gì đó cho một vài người thì đã đành, ở đây chúng tôi làm hoàn toàn vì cái chung cho bà con. Đường xây xong đâu phải mỗi dân thôn Vệ Xá được lưu thông, bất cứ ai cũng có thể đi qua, vậy mà tòa nhận định là lợi ích cục bộ, thấy tâm tư quá", ông Nhường đau xót.
Đây cũng là ý kiến của gần 300 người dân thôn Vệ Xá, trong đó có cả những hộ được giao đất (đồng thời là bị hại). Họ đã làm đơn xin giảm án hoặc xin miễn trách nhiệm cho các bị cáo.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2024
Tài xế tông chết bảo vệ Vinhomes Ocean Park bị tuyên tù chung thân

Ý kiến luật sư

Xoay quanh vụ việc trên, luật sư Phạm Huỳnh Công (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, dấu hiệu chủ quan bắt buộc cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là "vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân khác".
Thế như, ở vụ án này, cả 4 bị cáo đều không có ý thức vụ lợi, lợi ích nhóm hoặc động cơ cá nhân nào khác. Họ triển khai giao thầu đất với mục đích duy nhất là để lấy nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới, là vì cái chung, vì người dân chứ không tơ hào cho bản thân.
Luật sư cho rằng, TAND thị xã Quế Võ dẫn Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao để kết luận hành vi của các bị cáo "vụ lợi vật chất không chính đáng" là trái với bản chất về ý thức của các bị cáo.
Lý do, các bị cáo đã thực hiện theo chủ trương chung của địa phương, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Lợi ích ở đây thậm chí không bó hẹp trong thôn Vệ Xá của các bị cáo, mà của cả xã, huyện, tỉnh và quốc gia.
Theo luật sư, hành vi giao thầu đất ao, thùng được sự nhất trí của hàng trăm xã viên trong thôn. Khi ký hợp đồng giao đất, ngoài 4 bị cáo còn có nhiều người khác trong thôn. Ở đây, các bị cáo trong vụ án chỉ là người đại diện thực hiện chứ không có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn nào cả.
Trong các bản hợp đồng giữa Ban Thanh lý thôn Vệ Xá với người dân được giao đất, đều ghi rõ đây là "hợp đồng giao thầu đất thùng, gồ, ao". Dù các bị cáo không có thẩm quyền làm việc này, nhưng rõ ràng cũng không phải là hành vi bán đất như TAND thị xã Quế Võ đã quy kết.
Chưa kể, toàn bộ số tiền thu được từ giao đất đã được thôn Vệ Xá đều được giao nộp cho UBND xã làm vốn đối ứng xây đường và nhà văn hóa. Đến nay, chưa có tài liệu nào chứng minh số tiền này bị thất thoát, hoặc "vào túi cá nhân". Thậm chí, dù các bị cáo tự nguyện nộp tiền để khắc phục hậu quả nhưng tòa đã phải tuyên trả lại vì cả 9 hộ dân (được xác định là bị hại) đều "chưa yêu cầu giải quyết".
Luật sư Công lưu ý, việc các bị cáo ký hợp đồng giao thầu đất với 9 hộ dân "chẳng rõ thể loại hợp đồng nào trong pháp luật dân sự", cũng không đúng quy định pháp luật về đất đai; hợp đồng không có dấu, công chứng. Do đó, nó đương nhiên vô hiệu - không có hiệu lực pháp luật.
Bà Nguyễn Phương Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Không kháng cáo, bà Nguyễn Phương Hằng vẫn phải tới phiên toà phúc thẩm
Theo điều 8 bộ luật Hình sự năm 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật này, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Trong vụ án này, hành vi của các bị cáo không mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, lại cũng không có ý thức chủ quan vụ lợi, nên không hội đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo quan điểm của những người làm công tác pháp luật thì từ Bí thư Chi bộ, trưởng thôn và một số cán bộ đảng viên và người dân khác có việc làm xâm hại đến trật tự quản lý của Luật Đất đai. Nhưng họ đã mạnh dạn tháo gỡ khó khăn, vì lợi ích chung của tập thể, vì lợi ích của chương trình xây dựng Nông thôn mới Quốc gia.
“Quế Võ năm 2019 đã được Thủ tướng ký công nhận là đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong thành tích này, có sự đóng góp của nhân dân thôn Vệ Xá và 04 bị cáo vừa bị TAND huyện tuyên phạt hơn 21 năm tù”, TTXVN dẫn lời tiến sĩ, luật sư Công nhấn mạnh.
Chuyên gia cho rằng, các cơ quan tư pháp của Quế Võ và sắp tới là tỉnh Bắc Ninh rất cần soi chiếu lại quan điểm đấu tranh phòng chống tội phạm của mình, để không xảy ra hiện tượng thui chột năng lực năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ ở địa phương và quan trọng hơn là không làm oan người vô tội.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала