Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý về Kỳ họp thứ 7

© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngChủ tịch Quốc hội Vương ĐÌnh Huệ điều hành phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Vương ĐÌnh Huệ điều hành phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Đăng ký
Theo kế hoạch, Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5. Quốc hội dự kiến sẽ xem xét nhiều nội dung về lập pháp, kinh tế - xã hội và các vấn đề quan trọng khác trong 26 ngày làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 là rất lớn.

Lịch họp kỳ họp thứ 7

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 là rất lớn.
Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo Nghị quyết chứa quy phạm pháp luật; cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác cùng nhiều tài liệu gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu.
Ông Vương Đình Huệ lưu ý một số nội dung đến nay vẫn chưa có tờ trình, báo cáo và hồ sơ kèm theo, đề nghị các cơ quan báo cáo làm rõ tiến độ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Việt Nam sẽ siết chặt quản lý cổ vật
Trình bày báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 là 26 ngày.
Theo ông Cường, Quốc hội dự kiến khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào sáng 27/6, trong đó có bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ Bảy (ngày 25/5 và ngày 8/6). Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, kỳ họp thứ 7 được tổ chức theo 2 đợt. Cụ thể: đợt 1 là 17 ngày (từ ngày 20/5 đến ngày 8/6); đợt 2 là 9 ngày (từ ngày 17/6 đến sáng 27/6).
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời, có 20 nhóm nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.
Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị tăng thời gian thảo luận ở hội trường của dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lên 1 ngày.
Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đồng ý với đề nghị của Thường trực Ủy ban Xã hội về thời gian thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đối với nội dung về kết quả thực hiện mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, trên cơ sở ý kiến của Thường trực Ủy ban Xã hội, Tổng Thư ký Quốc hội dự kiến có thể bố trí thảo luận nội dung này cùng với các phiên thảo luận ở tổ và hội trường về kinh tế - xã hội.
Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị giữ nguyên việc bố trí thời gian 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp như dự kiến.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày tờ trình.

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến quan trọng về dự án Luật Dược

Bàn nhiều vấn đề quan trọng

Ngoài phiên khai mạc, bế mạc, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, phiên chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp trên VTV, VOV và Truyền hình Quốc hội Việt Nam đối với một số nội dung.
Trong đó, đề xuất phát trực tiếp phiên thảo luận "Giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".
Đồng thời, đề xuất bố trí truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam phiên thảo luận ở hội trường về một số dự án luật, báo cáo có tác động lớn, được cử tri và Nhân dân quan tâm.
Tại kỳ họp thứ 7, dự kiến, có 6/10 dự án luật dự kiến trình Quốc hội thông qua, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Có 10/11 dự án luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu, bao gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Tổng Thư ký Quốc hội kiến nghị truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam phiên thảo luận ở hội trường báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tiếp tục Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2024
Yêu cầu làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường vàng

Đại biểu than phiền nhiều

Phát biểu tại phiên họp, về phía Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, Chính phủ có sự quan tâm chuẩn bị từ sớm, từ xa.
Ngay sau Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường, Thủ tướng Chính phủ có 10 văn bản chỉ đạo các Phó Thủ tướng, bộ trưởng chuẩn bị.

“So với kỳ họp trước thì Chính phủ có chuyển động tốt hơn để hồ sơ được chuẩn bị đảm bảo chất lượng và kịp thời”, Phó Thủ tướng ông Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Đồng tình với đánh giá rằng, khối lượng công việc tại Kỳ họp thứ 7 là rất lớn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ phải trình Quốc hội trên 50 hồ sơ, hiện nay Chính phủ đã chuẩn bị xong 27 hồ sơ.
“Trên tinh thần phiên làm việc hôm nay, Chính phủ sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ”, ông Khái nói.
Trên cơ sở cơ bản nhất trí với báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần tích cực, khẩn trương của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan hữu quan trong chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan đề cao trách nhiệm, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để chuẩn bị nội dung cho kịp thời; sớm gửi hồ sơ để đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp chuyên đề pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2024
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 5 dự án luật
“Tình trạng gửi chậm tài liệu thì đại biểu than phiền nhiều. Nên nội dung nào đã có ý kiến của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kết luận rồi thì đôn đốc, cái nào có trước gửi trước và gửi càng sớm càng tốt”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định tới thời điểm này không còn thời gian để xem xét thêm các nội dung khác.

Công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng

Theo cổng TTĐT Quốc hội, báo cáo tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ 6 diễn ra trong 0,5 ngày ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhưng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp bất thường đã hoàn thành chương trình đề ra.
“Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm quy trình, thủ tục theo quy định, nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt được sự đồng thuận rất cao của các vị đại biểu Quốc hội”, đồng chí Bùi Văn Cường nói.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Đồng chí Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Bí thư Vĩnh Phúc có thêm nhiệm vụ mới
Hồ sơ tài liệu trình Quốc hội được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng; các thông tin liên quan đến nhân sự được chuẩn bị rõ ràng, cung cấp kịp thời, tạo thuận lợi để Quốc hội xem xét, quyết định. Các vị đại biểu Quốc hội đã nghiên cứu, thể hiện rõ chính kiến đối với các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, kết quả của Kỳ họp đã thể hiện sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự phối hợp chặt chẽ của toàn hệ thống chính trị; sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các cơ quan hữu quan; tinh thần trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội; sự theo dõi, giám sát và chia sẻ của cử tri và Nhân dân cả nước; sự tham gia, đưa tin kịp thời, chính xác của các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала