Lý do Nguyễn Duy Hưng bị bắt: Lộ thêm nhiều thông tin về tập đoàn Thuận An

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Đăng ký
Trước khi ông Nguyễn Duy Hưng cùng loạt lãnh đạo tập đoàn Thuận An bị bắt, Thuận An nổi lên là nhà thầu xây lắp và tham gia nhiều dự án cầu lớn khắp Việt Nam.
Đáng nói, ban đầu, vốn điều lệ khi mới thành lập của tập đoàn Thuận An chỉ chưa đầy 4 tỷ đồng rồi tăng vọt lên thành 800 tỷ đồng. Tiếp đó, Thuận An đã trúng nhiều gói thầu có giá trị rất lớn.
Riêng tại tỉnh Quảng Nam, qua rà soát thông tin liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, doanh nghiệp này từng trúng thầu 2 dự án do các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tội danh khiến Chủ tịch Thuận An Nguyễn Duy Hưng bị bắt

Như Sputnik đã thông tin, vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Theo thông báo của Bộ Công an, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An bị điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về hành vi đưa hối lộ, quy định tại khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2024
Dấu vết tập đoàn Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng ở Đắk Lắk, Phú Yên
Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 3 Điều 222.
Được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An được thành lập vào tháng 8/2004 với vốn điều lệ chỉ vẻn vẹn có 3,9 tỷ đồng, do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, đầu tư bất động sản.
Năm 2014, vốn điều lệ tăng lên 300 tỷ đồng. Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho hay, 3 lớn góp vốn lớn nhất vào thời điểm này gồm: ông Nguyễn Duy Hưng góp 255 tỷ đồng, còn lại bà Nguyễn Thị Đoan Trang 39 tỷ đồng và ông Nguyễn Hải Kiêm 6 tỷ đồng.
Đến năm 2021, Thuận An tiếp tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng, gấp khoảng 200 lần khi mới thành lập và duy trì từ đó đến nay. Cùng với quá trình nâng vốn, Thuận An Group cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác thông qua các công ty con.
Đến tháng 1/2023, doanh nghiệp này đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (TAG). Người đại diện pháp luật là ông Trần Anh Quang kiêm Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Duy Hưng kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty.

Trúng nhiều gói thầu

Theo Vietnamnet, liên tục nhiều năm gần đây, Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng đã trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỷ đồng.
Với vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An hiện cũng đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành khắp Việt Nam.
Cụ thể, năm 2023, liên danh Tổng Công ty xây dựng số 1 – CTCP đầu tư xây dựng Trường Sơn - CTCP Tập đoàn Đạt Phương –Thuận An Group đã trúng gói thầu số 11-XL: Thi công xây dựng công trình cầu Đại Ngãi 2, tuyến và các công trình trên tuyến có giá gói thầu 2.073 tỷ đồng, giá trúng thầu 1.727 tỷ đồng.
Liên danh Thuận An Group - CTCP xây lắp và Cơ khí Phương Nam - CTCP xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam- CTCP tập đoàn xây dựng 168 Việt Nam trúng gói thầu xây lắp số 02: Thi công xây dựng đoạn Km22+000 - Km32+000 thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 với giá trúng 2.078 tỷ đồng.
Liên danh Thuận An Group - CTCP tập đoàn xây dựng 168 Việt Nam trúng gói thầu số 04-XL thi công xây dựng đoạn Km12+500 đến Km19+120 thuộc Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn I), đoạn qua tỉnh Hà Giang với giá trúng thầu là hơn 815 tỷ đồng…
Gói thầu số 5 thi công xây dựng dự án sửa chữa cầu Thăng Long, TP. Hà Nội có tên Thuận An trúng thầu tháng 7/2020 với giá 242,846 tỷ đồng; gói thầu XL10 thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, trúng thầu tháng 12/2019 với giá 639,407 tỷ đồng.
Thuận An cũng từng trúng thầu số 01EC thuộc dự án nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa - đường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Phú Yên), trúng thầu tháng 3/2019 với giá 496,034 tỷ đồng; gói thầu số 14 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A đoạn Km301+500 - Km333+200, tỉnh Nghệ An với giá trúng thầu là 60,006 tỷ đồng.
Công trình xây dựng nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương thuộc dự án Phát triển bền vững TP. Đà Nẵng, Thuận An trong vai trò liên danh cũng là nhà thầu thực dự án, với giá trị hợp đồng gần 120 tỷ đồng.
Các bị can bị khởi tố.

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2024
“Lửa lò cháy tới Bắc Giang”: Bắt Chủ tịch tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng
Ngoài xây lắp, tập đoàn Thuận An còn nổi lên là một nhà thầu trong các dự án làm cầu. Dữ liệu từ chính doanh nghiệp và trên trang thống kê về đấu thầu cho thấy, Thuận An tham gia làm cầu Sông Rút nằm trên tuyến cao tốc nối Hạ Long với Bạch Đằng; Cầu Cửa Hội - dây văng Extradosed bắc qua sông Lam; Cầu Vĩnh Tuy 2 - cửa ngõ ra vào Thủ đô Hà Nội; cầu Rạch Miễu 2...
Ngoài ra, dự án cầu Kỳ Lộ - cây cầu dài nhất (1,8km) trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh cũng do Thuận An thi công.
Báo chí cũng cho hay, Thuận An cũng chính là 1 trong 2 nhà thầu chính thi công cầu dây văng Máy Chai nối từ mương Cầu Tre (Ngô Quyền) sang đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng do một tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư.
Với cây cầu dây văng Đồng Việt nối tỉnh Bắc Giang với Hải Dương, Thuận An là nhà thầu đảm nhận khối lượng công việc lớn nhất dự án với giá trị thi công gần 800 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.

Có dự án gần 1.850 tỷ đồng ở Quảng Nam do Bộ GTVT làm chủ đầu tư

Tại Quảng Nam, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, qua rà soát, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh báo cáo “không có dự án nào” do các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư có liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
VOV dẫn thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh lưu ý, Công ty Cổ phần Phát triển xây dựng và thương mại Thuận An (tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An) từng trúng thầu 2 dự án giao thông do các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, ngày 31/12/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL17 sửa chữa, gia cường cầu Giằng, Quốc lộ 14D (tỉnh Quảng Nam).
Đây là dự án thành phần 2 - giai đoạn 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, gia cường các cầu trên quốc lộ đảm bảo đồng bộ tải trọng khai thác trên tuyến.
Theo kết quả lựa chọn nhà thầu, dự án này do liên danh Công ty Cổ phần Thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng - Công ty Cổ phần Phát triển xây dựng và thương mại Thuận An là đơn vị trúng thầu.
Giá trúng thầu dự án hơn 34,8 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá cố định, thời gian thực hiện hợp đồng 10 tháng.
Xét xử cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng và 12 bị cáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Buồn cho ông Đỗ Hữu Ca: Vì sao cựu Giám đốc Công an Hải Phòng lĩnh án nặng nhất?
Tiếp đó, vào ngày 19/12/2022, Cục Đường bộ Việt Nam cũng có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XD02: Thi công xây dựng đoạn Km40+00 đến Km71+500 thuộc Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 14E đoạn Km15+270 - Km89+700, tỉnh Quảng Nam.
Nhà thầu chính là liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long - Công ty Cổ phần Phát triển xây dựng và thương mại Thuận An - Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình Tây An.
Nhà thầu phụ là Công ty Cổ phần 134 Việt Nam. Giá trúng thầu dự án hơn 507,5 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện hợp đồng 650 ngày.
Hiện tại, tuyến Quốc lộ 14E đang được thi công và là một trong số các dự án giao thông trọng điểm tại tỉnh Quảng Nam. Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 14E có tổng chiều dài xây dựng khoảng 70,69 km, tổng mức đầu tư dự án hơn 1.848 tỷ đồng.
Dự án do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án 4 (Tổng cục Đường bộ) tổ chức quản lý thực hiện.
Thông tin trên báo Công an nhân dân còn cho hay, tập đoàn Thuận An còn trúng hàng loạt gói thầu thi công các công trình giao thông tại các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…
Thông báo trước đó của Bộ Công an nêu rõ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала