Việt Nam cứu SCB. Ngân hàng Nhà nước cho SCB vay tiền để làm gì?

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2024
Đăng ký
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về số tiền mà Ngân hàng trung ương của Việt Nam cho SCB vay.
Khi SCB xảy ra sự cố mất thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước với vai trò, chức năng cũng như các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, phải thực hiện biện pháp can thiệp, ổn định tình hình, tránh để xảy ra đổ vỡ, khủng hoảng, gây mất an toàn hệ thống.

Sai phạm ở SCB là do cá nhân gây ra

Trước đó, tại phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB và các đơn vị liên quan, trong phần đối đáp, đại diện Viện Kiểm sát nhận định, thực tế, bà Lan không có nhiều tài sản như bà tuyên bố.
Trước khi hợp nhất 3 ngân hàng thì bà Lan có rất nhiều khoản vay tại SCB (cũ) và Ngân hàng Tín Nghĩa.
Theo đại diện VKS, số tiền mà bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt là tiền huy động của người dân và “Ngân hàng Nhà nước đang phải gồng mình cho SCB vay để chi trả cho người dân và không biết khi nào thu hồi được”.
Đáng chú ý, Viện Kiểm sát nhấn mạnh, khoảng hơn 1.000 tài sản của bà Trương Mỹ Lan bị kê biên, chỉ có khoảng 60 tài sản bà mua trước năm 2012, còn lại hơn 94% tài sản mua từ tiền chiếm đoạt của SCB.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Chiêu trò của cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai bị lật tẩy
Thiệt hại vụ án là 677.000 tỷ đồng là cơ sở đánh giá trách nhiệm hình sự của bị cáo. Trong vụ án này bà Trương Mỹ Lan đã thực hiện quy trình cho vay ngược, hợp thức các khoản vay nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của SCB.
Phát biểu tại cuộc họp báo quý 1/2024 sáng nay ở Hà Nội, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trả lời báo chí về việc cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vay tiền để cứu nhà băng này khỏi khủng hoảng.
Theo Phó Thống đốc, vụ án Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan do Tòa án nhân dân TPHCM xét xử, trong đó có sai phạm của ngân hàng SCB, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là tất cả những sai phạm này “do cá nhân gây ra”.
Xét về cơ chế, chính sách, quy định về cho vay và quản lý của Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng đã có quy định đầy đủ, chặt chẽ.
Theo báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam dẫn lời Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, khi ngân hàng SCB rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí được xem như khủng hoảng thì cũng giống như nhiều nước trên thế giới, chức năng của Ngân hàng Trung ương là khi có một ngân hàng thương mại gặp khó khăn, đều phải có giải pháp kịp thời để can thiệp, đảm bảo cho ngân hàng đó không đổ vỡ và không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại.
“Chính vì thế, NHNN phải có những giải pháp hành động một cách kịp thời”, - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Ông nhấn mạnh, SCB là một trong những ngân hàng có quy mô lớn, có tổng tài sản lớn, do đó những giải pháp để xử lý cũng đòi hỏi thủ tục và quy mô hỗ trợ lớn.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 UBTV Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói gì về lỗ hổng kiểm toán ở SCB?

SCB đang hoạt động ổn định

Thông tin thêm về số tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã cho vay để hỗ trợ Ngân hàng SCB, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ:
“Khi SCB xảy ra sự cố mất thanh khoản vào tháng 10/2023, NHNN có chức năng và luật pháp cũng quy định điều khoản yêu cầu Ngân hàng Trung ương phải thực hiện biện pháp ổn định ngân hàng này”.
Đặc biệt, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhắc lại, SCB không phải là ngân hàng đầu tiên xảy ra sự cố.
Trong vòng 10 năm qua cũng đã có những ngân hàng yếu kém, có những ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Đơn cử, cách đây 8 – 9 năm có 3 ngân hàng thương mại bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, buộc phải xử lý.
“Đây cũng là quy luật vận động của nền kinh tế, ở ngay các nước trên thế giới cũng có thể xảy ra, chứ không riêng Việt Nam. Chính vì thế, phải có một giải pháp về chính sách được luật hóa để quy định các biện pháp can thiệp để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động cho ngân hàng đó, cũng như ổn định hệ thống, an ninh trật tự xã hội”, - Phó Thống đốc nhắc lại.
Trong các biện pháp hỗ trợ của NHNN để đảm bảo sự ổn định SCB, trong đó có những khoản cho vay của Ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng yếu kém nhưng đều được thực hiện theo đúng quy định pháp luật đã cho phép.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2024
Dư âm sự cố rút tiền hàng loạt vẫn còn, sớm có phương án xử lý SCB
Các biện pháp thực hiện này đều rất chi tiết, góp phần đảm bảo được ngay sự ổn định hệ thống
Phó Thống đốc Đào Minh Tú tái khẳng định: “Đến nay, ngân hàng SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng một lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này”.
Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu một cách rất khẩn trương, tích cực vấn đề này.
Việc cho SCB vay tiền, Phó Thống đốc khẳng định, cho vay thì phải đảm bảo thu hồi nợ, việc cung ứng tiền dù nhiều hay ít Ngân hàng Nhà nước đều có công cụ để điều hòa lượng tiền đưa ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала