Nhân dân Nga biết gì về trận Điện Biên Phủ?

© SputnikCuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2024
Đăng ký
Những ngày này, lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ được tổ chức rộng rãi ở Việt Nam. Ở Nga, nhiều người cũng biết và nhớ về sự kiện lịch sử này, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được Molotov báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Liên Xô

Chiến công của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm lĩnh công sự của Pháp ở Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 được báo chí Liên Xô đưa tin ngay ngày hôm sau. Như vậy, báo Izvestia ngày 8/5/1954 đã đăng bài báo dẫn lời của phóng viên hãng Reuters từ Paris: “Hôm nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiếm đóng pháo đài Điện Biên Phủ”. Sau đó, những đánh giá về sự kiện này đã xuất hiện trên các trang báo chí.

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov khi báo cáo tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 24/6/1954 đã lưu ý: “Điện Biên Phủ thất thủ ở miền Bắc Việt Nam đã tạo nên làn sóng mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay có tác động đặc biệt mạnh mẽ đến đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam”.

Thật thích hợp khi nhắc lại rằng Molotov là trưởng phái đoàn Liên Xô tại Hội nghị Geneva, hội nghị mang lại hòa bình cho Đông Dương và sự công nhận toàn cầu về nền độc lập của Việt Nam, Campuchia và Lào.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh 30/4/2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2024
Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngay từ năm 1955, nhờ bộ phim “Việt Nam trên đường tới chiến thắng” của Roman Carmen, khán giả ở Liên Xô và các nước khác đã biết được nhiều điều về trận Điện Biên Phủ. Mặc dù Roman Carmen và các đồng nghiệp của ông đến Việt Nam sau khi chiến tranh đã kết thúc nhưng ông vẫn thể hiện một cách sinh động trận chiến Điện Biên Phủ và kết quả của nó. Ông sử dụng những đoạn phim thời sự đã được các nhà quay phim của Quân đội Nhân dân Việt Nam quay trước đó - cảnh máy bay chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn hạ máy bay Pháp và tấn công đoàn tàu chở lính Pháp. Một số cảnh trong phim này được dàn dựng như trong phim truyện: chẳng hạn Carmen ép quay cảnh tù binh Pháp, họ phải giơ tay trước máy quay để thể hiện sự đầu hàng của quân đội thực dân. Cảnh quay nổi tiếng của bộ phim này cũng được dựng lại: cảnh người lính Việt Nam giương lá cờ đỏ thắm với ngôi sao vàng tung bay trên boongke của tướng Pháp De Castries.

Cơ sở tạo nên chiến thắng: Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam

Thông tin về chiến thắng Điện Biên Phủ từ đó chiếm vị trí quan trọng trong các công trình nghiên cứu xuất bản ở Moskva về lịch sử Việt Nam và các nước châu Á, chúng đã được đưa vào trong tất cả các sách giáo khoa về lịch sử hiện đại.
Như vậy, trong tập VI “Lịch sử phương Đông” chúng ta đọc thấy: “Trong tiến trình chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi lịch sử trước Pháp, chấm dứt cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp”, - (trang 719).
Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko tại cuộc họp báo nhân dịp kỷ niệm 79 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Thống nhất đất nước, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2024
Các chiến sĩ Hồng quân đã giải phóng châu Âu khỏi ách đô hộ, cứu hàng triệu người từ "trại tử thần"
G.S. Kondratiev tiến hành việc phân tích chi tiết trận Điện Biên Phủ dưới góc độ khoa học quân sự vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước trong chuyên khảo tập thể “Cuộc đấu tranh vũ trang của các dân tộc châu Á vì tự do và độc lập”. Tác giả đã thể hiện trận đánh này là phần quan trọng nhất của toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau khi xem xét sự chuẩn bị của Pháp cho trận chiến này, Kondratiev viết: “Cuộc tấn công Điện Biên Phủ đối với đội quân non trẻ của Việt Nam là một bài kiểm tra về sự trưởng thành, về khả năng tiến hành các hoạt động tấn công trước phòng ngự vững chắc và sâu sắc của địch” (trang 93).

Tác giả tập trung chú ý đến các hoạt động chuẩn bị của những người Việt Nam yêu nước, công tác của tình nguyện viên khuân vác, “trận đánh chiến hào”, xem xét chi tiết cả ba giai đoạn cuộc tiến công của chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam vào các vị trí của Pháp.

Đưa ra kết luận về thành quả chiến thắng Điện Biên Phủ, tác giả viết: “Tinh thần chiến đấu cao đẹp và tinh thần yêu nước cách mạng của toàn dân và quân đội Việt Nam đã trở thành nguồn gốc thắng lợi chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam và là nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của Quân đội Việt Nam” đánh bại các đơn vị của quân xâm lược, những kẻ tiến hành cuộc chiếncho sự nghiệp bất chính, “bẩn thỉu” là xâm chiếm các dân tộc Đông Dương vì lợi ích của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Chiến thắng trước bọn thực dân đạt được nhờ sự ủng hộ rộng rãi của tất cả các lực lượng tiến bộ do Liên Xô dẫn đầu, dành cho nhân dân Đông Dương”, - (trang 99).

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được xây dựng mô phỏng chiếc mũ cối của bộ đội cụ Hồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Việt Nam tổ chức loạt triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Vấn đề hỗ trợ của Liên Xô đối với Việt Nam đã được nêu chi tiết trong bài phát biểu vào năm 2004 tại hội nghị kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của Anatoly Sokolov, thành viên Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Lục lọi trong kho lưu trữ, ông tìm được thông tin sau: Bộ Quốc phòng Liên Xô đã nhận được chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô năm 1953 cung cấp cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 144 khẩu pháo phòng không cỡ nòng 37 mm và 144 nghìn quả đạn pháo, 72 súng phòng không cỡ nòng 76 mm và 50 nghìn quả đạn pháo, cũng như 200 súng máy và 2 triệu viên đạn. Có thể tin tưởngchắc chắn rằng những vũ khí này đã đóng vai trò của mình trong cuộc chiến chống quân xâm lược Pháp.
Trong một số nghiên cứu của Liên Xô, thất bại thảm hại của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ được coi là nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào công việc nội bộ của Việt Nam. Mối liên hệ logic ở đây rất rõ ràng: Washington thấy rằng Pháp không thể đối phó với việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa và giải phóng dân tộc ở Đông Dương và người Mỹ đã xâm chiếm khu vực này.

Nghiên cứu độc đáo về trận Điện Biên Phủ được giáo sư đến từ St. Petersburg Vladimir Kolotov thực hiện. Năm 2014, ông công bố bài báo: “Tư duy chiến lược của vị chỉ huy quân đội Việt Nam Võ Nguyên Giáp trong thời khắc then chốt của thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ”, trong đó ông nghiên cứu từng hành động của vị tổng tư lệnh dưới góc độ sử dụng tư tưởng của các nhà tư tưởng cổ đại ở Viễn Đông, trong đó có Tôn Tử. Giáo sư V. Kolotov đánh giá cao tài năng lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cho rằng thành công của nhân vật kiệt xuất này trong lịch sử Việt Nam “nằm ở tính chuyên nghiệp đỉnh cao cũng như ở tình yêu vô tận và chân thành đối với quêhương, nhân dân mình” (trang 100) .

đại tướng Võ Nguyên Giáp - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Quyết định khó khăn nhất đời binh nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hôm nay, tôi xin nêu bật bài học của chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiến thắng vang dội đó thể hiện năng lực của Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, giáng đòn vào những kẻ xâm lược mạnh nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn giữ được năng lực này cho đến ngày nay. Và hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang Việt Nam ngày nay cũng như trước đây còn gắn liền với sự hợp tác kỹ thuật quân sự sâu rộng giữa Việt Nam và Nga. Việc Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị vũ khí do Nga sản xuất đảm bảo nhiều khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала