Thủ tướng nêu bài học quan trọng sau những vụ việc vừa qua

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nhìn lại từ nhiều vụ việc vừa qua, có thể thấy công tác giám sát, kiểm tra đạt hiệu quả thấp.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ khi bắt đầu triển khai công việc, từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn, “vừa mất thời gian, tiền bạc, con người”.

“Không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn”

Theo VOV, sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024.
Tại phiên họp, Chính phủ đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và trong 4 tháng đầu năm; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, chỉ rõ những kết quả, thành tựu đạt được thời gian qua; các tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm, nhận định tình hình thời gian tới.
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2024
Trung Nam kêu cứu khẩn cấp lên Chính phủ Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bám sát tình hình để phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn, “vừa mất thời gian, tiền bạc, con người”.
Thủ tướng nhận định, nhìn lại từ nhiều vụ việc vừa qua cho thấy, công tác giám sát, kiểm tra vẫn còn đạt hiệu quả thấp.
Trong tháng 5, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ quan trọng, gồm chuẩn bị hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội, cùng với những công việc đột xuất, như ứng phó với tình hình hạn hán, thiên tai…

Kinh tế chuyển biến tích cực

Theo báo cáo, trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu "tác động kép" của nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, lại có độ mở cao nên sức chống chịu, khả năng cạnh tranh vẫn hạn chế.
Đồng chí Vương Đình Huệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2024
Lãnh đạo Việt Nam phải là những cán bộ trung thực trong sáng như pha lê
Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ghi nhận chuyển biến tích cực, khá toàn diện. Tình hình kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, các ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng.
Thu ngân sách Nhà nước trong 4 tháng đầu năm ước đạt 43,1% dự toán năm, tăng 10,1% so với cùng kỳ, bảo đảm các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 4 ước đạt 61,20 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 4 tháng đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ; xuất siêu đạt 8,4 tỷ USD.
Trong tháng 4/2024, có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 55% so với tháng trước đó. Đồng thời, có hơn 29,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng lên 81,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала