Thắng Covid-19, cạnh tranh FDI với Trung Quốc ư? Việt Nam đừng vội mừng

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNTàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Kinh tế thế giới của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF) cho rằng, dù ứng phó thành công với dịch Covid-19 nhưng Việt Nam không nên quá phấn khích với chuyện hưởng lợi thu hút FDI từ việc định hình lại chuỗi cung ứng và dòng đầu tư trên thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, khả năng Việt Nam cạnh tranh thu hút FDI với Trung Quốc là không cao, do đó, cần tận dụng tốt “chiến lược Trung Quốc + 1”.

Đánh giá tác động của Covid-19 đến các yếu tố nền kinh tế Việt Nam

Ngày 23/7, Hội thảo “Dịch Covid-19 - ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Tổng thể 2 cẩu trục RMQC siêu trường siêu trọng. - Sputnik Việt Nam
Cú sốc Covid-19: Chờ đợi gì ở kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020?

Đây là sự kiện do Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức.

Tại Hội nghị, đánh giá “Tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đốiv ới hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam – Phân tích có tính đến yếu tố giới” do UNDP, Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Trung tâm Phân tích & Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành cho biết, doanh thu của cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bị giảm đáng kể.

Ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh do coronavirus buộc hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cắt giảm hoạt động kinh doanh, giảm số lượng người lao động, do sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu đầu ra và những gián đoạn trong cung ứng đầu vào.

Tại buổi hội thảo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (NCIF) đã trình bày báo cáo “Dịch Covid-19: Bối cảnh thế giới, triển vọng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020”.

Trong báo cáo của mình, NCIF nhận định, kinh tế thế giới và Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng mạnh dưới tác động của đại dịch do coronavirus.

Cả thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái lớn nhất trong nhiều thập kỷ, tăng trưởng sụt giảm nghiêm trọng hơn cả thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Hà Nội kết nối nông sản các vùng miền về tiêu thụ tại Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có cần "giải pháp thời chiến” để cứu doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, hoạt động kinh tế bị đình trệ đột ngột, thương mại và đầu tư suy giảm, thị trường tài chính thế giới bất ổn, nhiều xu hướng mới về kinh tế, địa chính trị thế giới cũng được hình thành và dự báo sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới, đặc biệt là xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, toàn cầu vẫn đứng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại do mở cửa kinh tế quá sớm ở một số nước.

Giám đốc NCIF Lưu Quang Khánh cho hay, dư địa tăng trưởng của nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm bị thu hẹp đáng kể. Trong bối cảnh hiện nay, “mở rộng thị trường”, “thúc đẩy đầu tư”, “kích thích tiêu dùng” là những động lực tăng trưởng.

Về dài hạn, điều thiết yếu là cần phải có những giải pháp vượt hơn thường lệ cho trạng thái bình thường mới của nền kinh tế. Về ngắn hạn, cần lấy tốc độ thực hiện chính sách là phương châm hàng đầu mới có thể sớm đưa nền kinh tế vào ổn định và tiếp tục phát triển.

Trong báo cáo, NCIF đưa ra các đánh giá, khuyến nghị để Chính phủ Việt Nam có biện pháp điều chỉnh các quyết định, chính sách và quá trình thực hiện bảo vệ sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi hoạt động của họ và đảm bảo việc làm cho người lao động.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen chỉ ra tầm quan trọng của việc kết hợp giữa hành động sớm, có dự báo và linh hoạt của Chính phủ, cùng với những sáng kiến của người dân, là bí mật làm nên thành công của Việt Nam trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19 và hạn chế những tác hại về mặt kinh tế-xã hội của đại dịch.

“Tôi tin rằng quản trị dựa trên dự báo và đổi mới sáng tạo cũng sẽ có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực phục hồi mạnh mẽ, bền vững, và có tính tới yếu tố giới của doanh nghiệp và người dân”, bà Caitlin Wiesen nói.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?
Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, bà Elisa Fernandez Saenz nhấn mạnh, nhà chức trách cần có biện pháp khắc phục một cách toàn diện hậu quả về sức khỏe và kinh tế-xã hội của đại dịch Covid-19, nếu không, điều này có thể sẽ dẫn đến bất bình đẳng giới và kéo lùi những thành quả thu được trong nỗ lực trao quyền cho phụ nữ trong những thập kỷ gần đây.

Theo nhận định của UN Women, đánh giá có tính đến yếu tố giới này sẽ đóng góp một cách hiệu quả cho những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng những giải pháp phù hợp với những nhu cầu cụ thể của phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời bảo vệ và phát huy những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Đừng vội mừng đón sóng FDI lớn từ xu hướng dịch chuyển sản xuất

Tại Hội nghị, TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Kinh tế thế giới của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF) nhận định, rất khó đánh giá tác động việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Vàng - Sputnik Việt Nam
Giá vàng Việt Nam và thế giới lên ‘cơn điên’: Nên mua vào hay bán ra?

Mặc có lợi thế đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng TS. Trần Toàn Thắng cho rằng Việt Nam không nên quá phấn khích với chuyện hưởng lợi thu hút FDI từ việc định hình lại chuỗi cung ứng và dòng đầu tư trên thế giới.

Theo ông Thắng, FDI vào Việt Nam sẽ tăng nhưng không tăng quá nhanh, và Trung Quốc vẫn có lợi thế lớn để giữ chân doanh nghiệp.

Trong khi đó, khả năng hấp thụ FDI của Việt Nam vẫn còn hạn chế. FDI vào Việt Nam tăng tương đối nhanh trong giai đoạn 2016-2017 từ 25 tỷ lên 35 tỷ USD vốn đăng ký, nhưng mức giải ngân thực tế chỉ tăng 1-2 tỷ USD/năm.

Qua đó, có thể thấy khả năng hấp thụ FDI của Việt Nam còn hạn chế do những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn cung trong nước, chất lượng lao động.

Nguồn lao động chất lượng cao của Việt Nam cũng bộc lộ rất nhiều điểm yếu, trong khi rất nhiều chuyên gia nước không thể nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam do dịch bệnh.

“Chính vì chất lượng lao động còn thấp đã khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào Việt Nam”, chuyên gia chỉ rõ.

Từ thực trạng đó, có thể nói khả năng để Việt Nam cạnh tranh thu hút FDI với Trung Quốc là không cao. Việt Nam cần tận dụng tốt “chiến lược Trung Quốc + 1” đã hình thành trước đó và xem đây là hướng đi phù hợp cho thu hút FDI.

Nhà máy ô tô Vinfast đem lại ngồn ngân sách lớn cho thành phố Hải Phòng.  - Sputnik Việt Nam
Mặc Covid-19, căng thẳng Biển Đông, thương chiến, Việt Nam vẫn là quốc gia sáng giá

TS. Trần Toàn Thắng cũng lưu ý, việc định hình lại chuỗi cung ứng và dòng chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay biến đổi theo 4 xu hướng khác nhau, gồm: chuyển sản xuất về gần, đa dạng hóa, khu vực hóa và nhân rộng chuỗi cung ứng.

Các xu hướng này khiến các chuỗi cung ứng trở nên ngắn hơn, phân bổ theo địa lý nhiều hơn. Trong đó, FDI có thể chảy ngược về các quốc gia rót FDI, đây là yếu tố sẽ khiến chuỗi cung ứng ngắn lại.

Trước đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức buổi tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II và 6 tháng đầu năm 2020 tại Hà Nội hôm 21/7 cho biết, xét về các đối tác có dòng vốn FDI mạnh mẽ nhất vào Việt Nam, trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,3 tỷ USD, chiếm 51,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc với 950,1 triệu USD, chiếm 11,3%; Đài Loan 775,2 triệu USD, chiếm 9,2%.

Tuy nhiên, trong báo cáo của mình, các chuyên gia của VEPR cũng nêu rõ, với các diễn biến phức tạp gần đây trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước khác, việc Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam nên được xem xét thận trọng, tránh để nước ta trở thành nước trung gian để Trung Quốc xuất khẩu sang các thị trường khác.

“Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến môi trường, bảo hộ lao động và chất lượng công nghệ cũng nên được đặc biệt xem xét với các dự án FDI từ Trung Quốc”, báo cáo chỉ rõ.

Các chuyên gia cảnh báo, kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI và thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu. Chưa kể đến chất lượng lao động thấp, hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề, tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh chất lượng còn thấp.

Trung Quốc vẫn có lợi thế lớn về thị trường và lao động

Về phần mình, chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành nhận định, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội toàn cầu, thậm chí về mặt chính trị, an ninh quốc phòng. Covid-19 vẫn đang mang lại những khó khăn rất lớn nếu chiếu theo các dự báo kinh tế thế giới.

Dây chuyền lắp ráp ô tô du lịch tại nhà máy của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.  - Sputnik Việt Nam
Con hổ mới của châu Á: Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới năm 2050?

Mặc dù dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã xuất hiện trước khi Covid-19 ập đến… nhưng vẫn gắn với những lợi thế so sánh về lao động, vị trí địa lý, kết nối hạ tầng. Quá trình này đã xuất hiện những biến chuyển mới, gồm dịch chuyển theo hướng dịch vụ kết nối và outsourcing (thuê ngoài), đề cao vai trò của nhân lực chất lượng cao và chuyên gia.

TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, Covid-19 làm tăng dịch chuyển các mặt hàng chiến lược không đơn thuần vì lợi ích kinh tế nữa mà gắn với câu chuyện chất lượng, địa chính trị và lòng tin giữa các quốc gia.

Ngoài việc chuẩn bị các yếu tố truyền thống như mặt bằng sạch, lao động có tay nghề, đảm bảo hạ tầng, thể chế tốt, chính sách ưu đãi thích hợp để đón FDI, Việt Nam đừng quá hồ hởi nghĩ rằng có thể đón được sóng FDI lớn từ việc dịch chuyển sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc, bởi Trung Quốc vẫn có lợi thế lớn về thị trường và lao động.

Đặc biệt, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng nếu giải ngân được hơn 90% gói 62 nghìn tỷ đồng trong thời gian tới đã là thành công. Bên cạnh đó, chính phủ cần có biện pháp thúc đẩy các chính sách, tài khoá, tiền tệ đồng bộ, thậm chí nên giãn luôn 2% phí công đoàn cho các DN có khi lên tới cả chục tỷ. Đặc biệt, cần chú ý đến việc giải ngân vốn đầu tư công.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
GDP Việt Nam tăng thấp lịch sử, kinh tế thế giới tê liệt vì Covid-19

Theo ông Võ Trí Thành, Chính phủ cũng rất chủ động khi lập Tổ công tác đặc biệt đón đầu nguồn vốn FDI, với Tổ trưởng là lãnh đạo Chính phủ. Tuy nhiên, việc dịch chuyển cũng không hề đơn giản có ngay mà phải tính đến cả cơ hội ngắn hạn và dài hạn.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã được giao trách nhiệm xây dựng chuẩn bị về các chương trình tương tự như “gói kích thích kinh tế ” trong năm 2021, “tư tưởng bên cạnh tiếp tục chống đỡ thì chuẩn bị cho phục hồi gắn với tái cấu trúc cải cách, bám theo chuyển dịch của thế giới về tiêu dùng đầu tư, chuyển đổi số”, chuyên gia Võ Trí Thành cho biết.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo gì tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Trong dự báo mới đưa ra ngày 23/7 trong Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu quý II/2020 mang tựa đề “The aftershock” (tạm dịch Cơn dư chấn), Ngân hàng Standard Chartered có những đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế Việt Nam.

Nhiều nghị quyết giúp các địa phương ở Nghệ An phát triển kinh tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đem lại bài học giá trị cho một thế giới đang chật vật hậu Covid-19

Trong phân tích của mình, Standard Chartered đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP 3% trong năm 2020 và lưu ý rằng đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. SC nhấn mạnh, nguyên nhân của việc sụt giảm tăng trưởng chính là do nhu cầu của thị trường thế giới suy yếu trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

“Tuy nhiên, nếu Việt Nam thực thi loạt chính sách tiền tệ và tài khóa trong nửa cuối năm có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tiến gần hơn tới mục tiêu từ 4-5% do Chính phủ đặt ra”, Standard Chartered nêu rõ.

Báo cáo của tổ chức này cũng chỉ ra rằng, dù những hoạt động kinh tế trong nước đang diễn biến hết sức khả quan, nhưng nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ bị tác động bởi nhiều thách thức từ môi trường bên ngoài dẫn đến ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng.

Chia sẻ quan điểm của mình, ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay với động lực chính đến từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, các thách thức từ nền kinh tế toàn cầu sẽ một phần nào đó làm suy giảm tốc độ tăng trưởng.

“Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu, chỉ sau Singapore. Bên cạnh đó, tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP của Việt Nam ở mức 198 nằm trong nhóm cao nhất châu Á. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng điện tử chiếm tỷ trọng lớn”, báo cáo của Standard Chartered nhấn mạnh.

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục phục hồi và góp phần thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong nửa cuối năm.

Ngoài ra, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5% trong năm nay và có mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung giảm 1,8 điểm phần trăm. Mức đóng góp vào tốc độ tăng GDP của lĩnh vực dịch vụ dự kiến giảm xuống 0,5 điểm phần trăm từ 2,8 điểm phần trăm của năm 2019.

Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ phải trả giá đắt nếu mở lại nền kinh tế lúc này?

Ở lĩnh vực xây dựng được dự báo sẽ chậm lại do yếu tố tâm lý thị trường và dòng vốn FDI giảm. Mặc dù vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể sẽ trở nên mạnh mẽ hơn so với giai đoạn 18 tháng trước nhờ chương trình kích cầu của Chính phủ.

Theo Ngân hàng Standard Chartered, gnành du lịch và những hoạt động liên quan của Việt Nam cũng như xu thế chung sẽ bị chững lại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng - dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm khi nền kinh tế đã mở cửa trở lại, nhưng sẽ thấp hơn so với mức tăng của năm 2019.

Một số chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered cũng dự đoán hoạt động thương mại của Việt Nam sẽ cải thiện trong nửa cuối năm khi nhu cầu thế giới phục hồi, mặc dù khó có thể trở lại như thời điểm trước khi xảy ra đại dịch do coronavirus.

“Hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ gia tăng trong ngắn hạn nhờ sức hút từ thị trường Trung Quốc, nhưng nhu cầu giảm sút trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng thương mại. Đồng thời, tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam có thể sẽ thấp hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại dự kiến sẽ tiếp tục thặng dư”, Ngân hàng này phân tích.

Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc
Chưa hết, về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, báo cáo của Standard Chartered lần này còn dự đoán dòng vốn FDI sẽ sụt giảm trong năm nay, đạt 13 tỷ USD. Tuy nhiên, các biện pháp của Chính phủ sẽ hỗ trợ dòng vốn FDI trong nửa cuối năm.

Cũng theo Ngân hàng Standard Chartered sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất không yêu cầu công nghệ cao sang Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là xung đột Mỹ - Trung sẽ phần nào bù đắp sự sụt giảm do yếu tố tâm lý đầu tư, từ đó, hỗ trợ dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала