Lý do Trung Quốc muốn vào CPTPP lúc này và ảnh hưởng đến Việt Nam

© AFP 2023 / STRСontainer ở cảng Trung Quốc.
Сontainer ở cảng Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
Đăng ký
Vì sao đột nhiên Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP vào lúc này? Toan tính và ý định của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình khi nộp đơn gia nhập Hiệp hội Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là gì?
Khả năng Trung Quốc gia nhập thành công CPTPPP và Việt Nam sẽ hưởng lợi ra sao, bị ảnh hưởng thế nào nếu Bắc Kinh là thành viên của Hiệp định náy?

Vì sao Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP?

Như Sputnik đã đưa tin, chính quyền Trung Quốc đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay một số nước gọi là TPP11) cuối ngày 16/9/2021 vừa qua.
Vì sao Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP vào lúc này? Các chuyên gia đánh giá về ý định muốn tham gia Hiệp hội Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cũng như khả năng Bắc Kinh được các nước thành viên CPTPP chào đón.
Đại diện cơ quan chức năng, doanh nghiệp tại phiên thảo luận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Việt Nam ‘được hưởng lợi lớn’ nếu chính quyền Biden quay lại CPTPP?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến CPTPP hồi năm 2020. Cho đến khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các tài liệu đến Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O'Connor, giới quan sát quốc tế bắt đầu mổ xẻ điều gì ẩn giấu đằng sau việc Trung Quốc ‘gõ cửa’, xin vào CPTPP.
Trung Quốc là quốc gia thứ hai xin gia nhập CPTPP. Giới chuyên gia cho rằng, động thái này của Bắc Kinh là nhằm củng cố tầm ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo kinh tế của quốc gia tỷ dân trong thương mại toàn cầu.
Bloomberg cho hay, CPTPP hiện là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới với 11 nền kinh tế có quy mô 13,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Nếu Trung Quốc được gia nhập, CPTPP sẽ trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, vượt qua Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico – Canada (USMCA) với quy mô 21,1 nghìn tỷ USD hay cả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với quy mô 26 nghìn tỷ USD (Trung Quốc đã tham gia ký kết năm 2020, Ấn Độ vì nhiều lý do, trong đó có vì sự hiện diện của Bắc Kinh mà chưa quyết định tham gia).
Các chuyên gia cũng lưu ý, CPTPP hơn hẳn RCEP về các cam kết cải cách sâu rộng hơn giữa các quốc gia. Tầm ảnh hưởng về mặt địa lý của CPTPP cũng lớn hơn so với RCEP.
Báo chí Mỹ coi mong muốn gia nhập CPTPP của Bắc Kinh là nhằm nâng cao vị thế của Trung Quốc, mở rộng tầm ảnh hưởng, tăng độ mở của nền kinh tế và khẳng định tiếng nói khi quyết định các quy tắc thương mại thế giới trong tương lai.
Ông Hosuk Lee-Makiyama, Giám đốc Trung tâm Kinh tế chính trị Quốc tế châu Âu tại Brussels đánh giá, việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP là một tính toán hoàn toàn hợp lý của giới lãnh đạo Trung Quốc.
“Trung Quốc đang thúc đẩy sự phục hồi kinh tế và đây sẽ là “chiêu bài” giúp họ thực hiện điều đó”, chuyên gia kinh tế - luật kiêm nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung tâm Kinh tế chính trị Quốc tế châu Âu tại Brussels khẳng định.
Ngoài ra, theo một báo cáo gần đây của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) ước tính, Trung Quốc tham gia CPTPP có thể mang về cho quốc gia này thêm 298 tỷ USD vào năm 2030.
“Nếu xin gia nhập hiệp định này thành công, Trung Quốc cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong khối và củng cố hơn nữa vị thế của Bắc Kinh với thương mại và đầu tư trong khu vực”, Viện PIIE nêu rõ.
Điều đáng lưu ý hơn nữa, chính quyền Trung Quốc xin tham gia CPTPP trong bối cảnh tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp. Đây là nền kinh tế thống trị khu vực châu Á và là đối tác thương mại chính của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Họp báo Bộ Ngoại giao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Anh kinh nghiệm gia nhập CPTPP
Các nước như Australia, Singapore, New Zealand và Nhật Bản là thành viên CPTPP và là đồng minh thân cận của Mỹ. Tuy nhiên, cùng với 4 quốc gia này, Trung Quốc cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được đàm phán thành công vào tháng 11/2020.
Điểm đáng lưu ý là đề nghị gia nhập CPTPP của Trung Quốc được đưa ra “chưa đầy một ngày” sau khi Australia, Mỹ và Anh tuyên bố sẽ thiết lập một thỏa thuận ba bên (AUKUS) về tàu ngầm năng lượng hạt nhân nhằm gắn kết hợp tác quốc phòng hơn nữa và ứng phó trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc không thích AUKUS nhưng hiện tại, quốc gia này sẽ cần đàm phán với các bên về việc gia nhập CPTPP.
Chuyên gia Sourabh Gupta thuộc Viện nghiên cứu Mỹ - Trung tại Washington khẳng định với tờ Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (SCMP) rằng, Trung Quốc muốn bắt đầu đàm phán trước khi Anh gia nhập hiệp định vì nguy cơ việc gia nhập của họ bị phủ quyết sẽ cao hơn nếu Anh đã là một thành viên.

Chuyên gia bình luận khả năng Trung Quốc gia nhập thành công CPTPP

Bloomberg cho rằng, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ không đơn giản bởi Trung Quốc và Australia đang vướng vào một cuộc tranh chấp kinh tế và thương mại. Bắc Kinh và Canberra liên tục “ăn miếng trả miếng”.
Trung Quốc áp đặt thuế quan lên hàng xuất khẩu của Australia, mặc dù hai quốc gia đã có thỏa thuận thương mại tự do. Thứ trưởng Bộ Thương mại Australia Dan Tehan cho rằng, tất cả 11 quốc gia thành viên CPTPP sẽ cần phải nhất trí để bắt đầu các cuộc đàm phán, đồng thời, nhấn mạnh Trung Quốc sẽ phải nói chuyện trực tiếp với các quốc gia khác.
Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2020
Việt Nam nói về tập trận quân sự Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP
Canada - một thành viên CPTPP khác cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc liên quan đến Huawei và loạt sự việc căng thẳng khác giữa Bắc Kinh và Ottawa.
Ngoài ra, muốn vào CPTPP, Trung Quốc phải “bước qua cửa” Nhật Bản, quốc gia giữ vai trò chủ tịch CPTPP năm nay và có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Lịch sử quan hệ căng thẳng giữa hai nước khiến Tokyo chẳng mấy vui vẻ chào mừng sự gia nhập của Trung Quốc với tư cách thành viên mới của CPTPP.
Quan chức Nhật Bản khẳng định sớm tham vấn với các thành viên còn lại của khối về đơn gia nhập của Trung Quốc nhưng không nói rõ khung thời gian cụ thể cũng như khả năng “say Yes” với ý định của Bắc Kinh.
Chuyên gia Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện Chính sách xã hội châu Á bình luận về khả năng Trung Quốc gia nhập CPTPP đánh giá, “rất khó, nếu không muốn nói là không thể”.
Theo chuyên gia, vấn đề gia nhập hiệp định của Trung Quốc có thuận lợi hay không sẽ tùy thuộc vào việc chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình có chấp nhận điều chỉnh các quy tắc đang áp dụng với doanh nghiệp nhà nước, lao động, thương mại điện tử, luồng dữ liệu tự do, cũng như các cam kết mở cửa thị trường toàn diện hay không. Hay thứ mà Bắc Kinh muốn chỉ là “làm bá chủ” và chỉ đạo tất cả các nước thành viên còn lại.
The Diplomat dẫn phân tích của tác giả Shannon Tiezzi bình luận quan điểm của tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) cho rằng, việc gia nhập CPTPP để khẳng định “vị trí dẫn đầu trong thương mại toàn cầu” của Bắc Kinh và khiến Mỹ “ngày càng bị cô lập”. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như thế.
“Trung Quốc khó có khả năng thực sự tham gia CPTPP. Hiệp định bao gồm các tiêu chuẩn cao, vượt xa việc xóa bỏ thuế quan, các quy định hướng dẫn tiếp cận thị trường; quyền lao động và mua sắm của chính phủ”, The Diplomat nhấn mạnh.
Xét về lý thuyết, Trung Quốc có thể chấp nhận các điều khoản nghiêm ngặt hơn của CPTPP như “điều kiện cần” thiết để gia nhập.
The Diplomat khẳng định, một số nhà phân tích, đặc biệt là ở Trung Quốc cho rằng, đây sẽ là một cách để bắt đầu những cải cách trong nước đầy khó khăn của chính Trung Quốc, một động lực tương tự cũng diễn ra trong quá trình Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên, một số yêu cầu trong CPTPP sẽ thách thức sự kiên quyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước.
EVFTA sẽ có tác động tích cực đến dệt may Việt Nam trong dài hạn bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2019
Sự thật buồn: Hơn 70% doanh nghiệp dân doanh Việt Nam "không biết gì" về CPTPP và EVFTA
Nhật Bản cũng tỏ ra miễn cưỡng trước việc phải xem xét đơn của Trung Quốc. Bộ trưởng Kinh tế quốc gia Nishimura Yasutoshi thậm chí tuyên bố rằng phải xác định xem liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn cực kỳ cao của CPTPP hay chưa, đặc biệt là về minh bạch, trợ cấp nhà nước, tự do lưu chuyển dữ liệu, mở các thỏa thuận mua sắm chính phủ cho cạnh tranh bên ngoài.
Ngay sau đơn của Trung Quốc, Quốc hội Mỹ cũng kêu gọi nền kinh tế lớn nhất thế giới tái gia nhập CPTPP. Quan chức Hoa Kỳ cho rằng, tương lai của công nghệ, thương mại và quốc phòng sẽ được dẫn dắt bởi Trung Quốc, Mỹ hoặc các đồng minh.
“Nếu Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong việc xây dựng các liên minh trên khắp Thái Bình Dương, tại sao Mỹ lại không thể? Hãy trở lại vị trí lãnh đạo thay vì rút lui hèn nhát”, Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Sasse nêu quan điểm.
Tác giả Shannon Tiezzi cũng dẫn một số ý kiến ​​cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách pha loãng, “hạ thấp bớt các tiêu chuẩn” những quy định cao của CPTPP thông qua quá trình trở thành thành viên. Nói dễ hiểu, Trung Quốc đang muốn rút ruột CPTPP từ bên trong.
Với rất nhiều trở ngại, các chuyên gia cho rằng, có thể, Trung Quốc sẽ dung hòa được các bất đồng, khác biệt, dùng lợi ích để thuyết phục các bên, tuy nhiên, nhiều khả năng việc gia nhập CPTPP của Bắc Kinh sẽ phải cần một quá trình rất lâu dài, không dễ dàng.
“Điều quan trọng là Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất để CPTPP mở rộng vị thế. Anh cũng đang đàm phán để gia nhập CPTPP, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan cũng rất quan tâm đến Hiệp định này”, Diplomat khẳng định.

Thuận lợi cho Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập CPTPP

Hải quan Việt Nam thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Trung năm 2020 đạt 133,1 tỷ USD, tăng 13,82% so với năm 2019.  Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,95%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,18 tỷ USD, tăng 11,55%.
Công nghiệp Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2019
Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP
Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt 91,41 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 28,54 tỉ USD (tăng 23,25%) còn nhập khẩu đạt 62,86 tỷ USD (tăng 49, 87%).
Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các quốc gia ASEAN.
Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường tỉ dân này.
Ngày 16/9, Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nếu được chấp nhận, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP.  Hiện hiệp định bao gồm 11 nước: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc xin tham gia CPTPP sẽ mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các nước thành viên CPTPP.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm, nếu Trung Quốc được phê chuẩn gia nhập CPTPP, hàng hoá của Việt Nam và các quốc gia trong khác trong khối sẽ được miễn thuế nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, hàng hóa Việt Nam cũng tăng lợi thế cạnh tranh tại thị trường khổng lồ này.
Ông Hiếu phân tích, khi bán hàng cho Trung Quốc mà không phải chịu thuế nhập khẩu thì đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, để cạnh tranh với các đối tác khác của Trung Quốc.
“Khi doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thuế nhập khẩu vào Trung Quốc, chúng ta có thêm cơ hội tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu”, chuyên gia đánh giá.
Theo ông Hiếu, nông sản là mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất trong chuyện này. Đây là nhóm hàng phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2019
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Úc triển khai Hiệp định CPTPP
Về thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, khu vực Châu Á chiếm 41,5% thị phần; Châu Mỹ chiếm 31,3%; Châu Âu chiếm 11,3%; Châu Phi chiếm 1,9%; Châu Đại Dương chiếm 1,5% thị phần.
Chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản trong 8 tháng của Việt Nam đạt gần 6,1 tỉ USD (chiếm 18,9% thị phần), với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 25,5% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vào thị trường này.
Do đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định với Lao Động cho rằng cho rằng Việt Nam nên tiếp tục tăng cường xuất khẩu nông sản và thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, điện tử và hàng tiêu dùng cũng là nhóm được hưởng lợi nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP. Đây đều là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Hàng hóa Việt Nam đối diện thách thức nào khi Trung Quốc vào CPTPP?

Bên cạnh thuận lợi, việc Trung Quốc tham gia CPTPP cũng mang lại không ít thách thức.
Đầu tiên, hàng nội địa của doanh nghiệp Việt sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng Trung Quốc bán tại Việt Nam. Đáng lưu ý, Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu với Trung Quốc và có thể cán cân thương mại trong tương lai sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.
Dây chuyền lắp ráp xe Mazda của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam). Đây là biểu tượng thành công về hợp tác sản xuất trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô giữa Việt Nam và Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2019
CPTPP sẽ tác động thế nào tới từng ngành kinh tế Việt Nam?
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, điều này được chứng minh rất rõ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát thời gian vừa qua. Khi Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hàng hoá của Việt Nam cũng rất khó khăn bởi nguồn cung bị đứt gãy. Điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
“Vì vậy, sự lệ thuộc về nguồn cung nguyên liệu vào một quốc gia sẽ làm tăng mức độ rủi ro về thương mại cho Việt Nam”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.
Do đó, để phân bổ rủi ro, Việt Nam cần đa dạng thương mại hóa thị trường nhập khẩu, tập trung chiếm lĩnh thị trường nội địa, cải thiện chất lượng sản phẩm, hàng hoá để tạo tính cạnh tranh trên thị trường.
“Trường hợp nếu Trung Quốc tham gia CPTPP, chúng ta làm được việc giảm tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc và chuyển sang các quốc gia khác thì Việt Nam sẽ giảm thiểu được rủi ro”, TS. Hiếu phân tích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала