Việt Nam giữa các dự án hội nhập của Mỹ và Trung Quốc

© AFP 2023 / Nicholas Kamm TPP
TPP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ 5, ngày 17/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ không đưa việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Việc thay đổi tình hình chính trị tại Hoa Kỳ sau khi Donald Trump trở thành tổng thống đắc cử của Mỹ, cũng như thông tin về việc Hoa Kỳ công bố đình chỉ thảo luận về TPP trong Quốc hội trong mấy tháng còn lại trước khi Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ đã buộc Việt Nam đình chỉ việc phê chuẩn Hiệp định này. Trả lời phỏng vấn độc quyền của Sputnik, chuyên gia Anton Tsvetov từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược cho biết:

Cuộc gặp của các nước tham gia TPP - Sputnik Việt Nam
TPP có phải là nỗi thất vọng của Việt Nam?
Thông tin về việc Hiệp định TPP sẽ không được phê chuẩn tại kỳ họp lần này của Quốc hội (tức là ít nhất cho đến mùa xuân năm 2017) đã được biết ngay từ tháng Chín. Khi đó đã công bố danh sách các tài liệu sẽ được xem xét tại kỳ họp mùa thu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên bố rằng, thời điểm phê chuẩn TPP phụ thuộc vào tình hình thế giới và kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Có chú ý đến việc cả hai ứng cử viên đều nói về ảnh hưởng tiêu cực của TPP, cũng  như đến quan điểm phổ biến về Hiệp định này như một công cụ địa kinh tế nhằm kiềm chế Trung Quốc, thì không nên vội vã thể hiện sự nhiệt tình quá mức và trở thành một trong những nước đầu tiên phê chuẩn TPP.

Triển vọng vô cùng mờ mịt của TPP là một tin xấu đối với Hà Nội. Hầu hết các tính toán đã chỉ ra rằng, chính Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định này. Trước hết, các chuyên gia đã nói về khả năng giảm chi phí và gia tăng xuất khẩu, đặc biệt sang Hoa Kỳ, mà ngay hiện nay đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam. Ngành công nghiệp dệt may cũng có lợi thế đặc biệt. Chính phủ Việt Nam đã hy vọng vào việc gia tăng dòng đầu tư nước ngoài, chuyển sang Việt Nam các cơ sở sản xuất từ ​​các nước khác trong khu vực Đông Nam Á với các điều kiện tương tự nhưng không tham gia vào TPP, ví dụ, Thái Lan.

Ngoài ra, tại Việt Nam phổ biến quan điểm rằng, Hiệp định TPP sẽ là một kích thích từ bên ngoài cho cuộc cải cách kinh tế rất cần thiết trong nước. Các quy tắc TPP sẽ buộc Việt Nam phải đẩy nhanh cuộc cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động không hiệu quả và đã từ lâu kìm hãm tăng trưởng kinh tế, cũng như cải cách luật lao động, trong đó có liên quan đến hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập.

Đáng lẽ trong mấy năm sắp tới có thể diễn ra những cuộc cải cách và chuyển đổi rất quan trọng, nhưng, bây giờ tất cả điều này có triển vọng mờ mịt. Có vẻ là các quan chức Việt Nam đã phản ứng khá bình tĩnh: mấy tuần gần đây, dù cảm nhận thấy tình hình không rõ ràng xung quanh TPP, nhưng Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Công Thương đều nói rằng, nếu không có hiệp định lớn này, Việt Nam vẫn tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế và lĩnh vực đầu tư toàn cầu.

Đến nay Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do, các thỏa thuận này đang hoạt động hiệu quả, trong đó có thỏa thuận về khu vực thương mại tự do EAEU-Việt Nam. Trong thời gian tới sẽ phê chuẩn thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, bây giờ khi TPP đứng hàng thứ yếu, các quan sát viên đều quan tâm chú ý đến các phương án thay thế — Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 thành viên ASEAN và 6 đối tác kinh tế quan trọng ASEAN + 6, cũng như Hiệp định FTAAP là Khu vực Tự do Thương mại châu Á — Thái Bình Dương của APEC.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Tại sao Việt Nam từ chối phê chuẩn TPP?

Việt Nam tham gia cả hai quá trình này, trong đó hiệp định RCEP là thực tế hơn. Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập trong khuôn khổ RCEP trong bối cảnh dự án TTP đang phát triển thành công và có triển vọng hoàn tất quá trình đàm phán trước cuối năm nay, nhưng, tất nhiên, hiện nay thấy được rõ điều đó không thể thực hiện được. Khác với TPP, hiệp định RCEP không phải là một thỏa thuận hợp tác sâu rộng và sẽ không cung cấp cho Việt Nam khả năng tiếp cận thị trường Mỹ. Đối với Việt Nam, khả năng tiếp cận thị trường Mỹ là một lợi thế quan trọng nhất của TPP bởi vì Việt Nam bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc và muốn gia tăng xuất khẩu sang Mỹ để có cân bằng trong cán cân thương mại. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn tiếp tục hỗ trợ định dạng RCEP vì đây là một dự án lớn đầy hứa hẹn nhất trong khu vực. Ngoài ra, RCEP là một dự án an toàn hơn từ quan điểm chính trị. Việc tái lập quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã gây ra sự quan ngại của Bắc Kinh, do đó, nếu Việt Nam "trở lại" quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc ít nhất bằng cách tham gia các khối kinh tế lớn, thì điều đó sẽ có lợi cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ duy trì thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc. Ngoài ra, những bất hòa chính trị giữa Bắc Kinh và Hà Nội cùng với tranh chấp lãnh thổ vẫn đang tiếp tục là một nguyên nhân khiến Việt Nam tìm kiếm những phương pháp tự bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng quá mức của người láng giềng phương Bắc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала