Việt Nam tăng cường bảo vệ biển đảo của mình

© REUTERS / Trevor Hammond Biển Đông
 Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Đăng ký
Quan hệ quốc tế và những vấn đề an ninh, cuộc chiến cam go chống coronavirus và thành tựu kinh tế - đó là những đề tài chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam, đăng tải trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài trong tuần này

Sputnik gửi đến các bạn tổng quan đánh giá hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Chính sách đối ngoại và đối nội

Tờ East Asia Forum có bài viết công phu phân tích về sự kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây. Tờ báo này lưu ý rằng, không giống như các diễn đàn lớn của Đảng Cộng sản kỳ trước, lần này không có kiến ​​nghị và thư ngỏ nào gửi đến các nhà lãnh đạo, cũng ít thấy tin đồn hoặc những cuộc bàn tán rôm rả trên mạng xã hội. Tình huống gộp chung chức vụ Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước sẽ không lặp lại: đứng đầu Việt Nam sẽ lại là một «bộ tứ», như vậy đảm bảo tính tập thể khi thông qua các ra quyết định. Lần đầu tiên kể từ năm 1991, trong số bốn vị trí chính quan trọng nhất không có ai là người miền Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư BCH TƯ cho nhiệm kỳ thứ ba, như vậy ông đã là trường hợp ngoại lệ cả về số nhiệm kỳ và độ tuổi. Bộ Chính trị bầu chọn những người giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng và an ninh xã hội, cũng như có trình độ học vấn kinh tế và kinh nghiệm công tác trong các lĩnh vực này. Với thành phần như vậy, Bộ Chính trị đủ khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho những năm tới, trong đó có đấu tranh chống tham nhũng, đảm bảo sự trong sạch của Đảng khỏi những phần tử «tự chuyển hóa», giữ vững ổn định chính trị và hiệp lực thúc đẩy phát triển kinh tế, - bài báo kết luận.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đến dự họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư lần 3, Đại hội XIII có vi phạm điều lệ hay không?

Ẩn bản Lowy Institute viết về những thăng trầm trong quan hệ giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Triều Tiên, mối bang giao đã có độ dài 70 năm trong năm 2020. Một trở ngại cho việc mở rộng quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay là thực tế Bắc Triều Tiên cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân và đang chịu những lệnh trừng phạt do quốc tế áp đặt chống Bình Nhưỡng. Chỉ khi nào CHDCND Triều Tiên lại hội nhập với cộng đồng quốc tế, như Việt Nam đã làm vào đầu những năm 1990, thì hai nước mới có thể trở thành bạn bè gần gũi. Đáng tiếc là ngày tươi sáng ấy có vẻ là tương lai xa xôi, - tác giả bài báo nêu nhận xét cảm thán.

Thể hiện lập trường kiên quyết qua công trình trên các đảo

Một số ấn phẩm đã đăng tải các bài viết xung quanh báo cáo gần đây của tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), nói về việc Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên quần đảo Trường Sa. Báo cáo cho biết rằng các điểm hoả lực dành cho hệ thống phòng không và phòng thủ bờ biển đã được lắp đặt tại phần lớn các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, trong đó nâng cấp đáng kể nhất là ở đảo Đá Tây và đảo Sinh Tồn. Báo cáo cũng nói rằng công việc xây dựng của Việt Nam có ý nghĩa khẳng định nhấn mạnh lập trường của Hà Nội trong quan hệ với Trung Quốc trên bình diện này, cũng như để đảm bảo sự răn đe nhất định với các căn cứ của Trung Quốc luôn nằm trong tầm tay. Như các chuyên gia nhận xét, hiện thời tại các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa có ba loại công trình bê-tông: hình thuôn - dùng cho phòng không, hình bán nguyệt - tiện lợi cho hệ thống phòng thủ bờ biển và những bệ tròn với kích thước nhỏ hơn.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Sở hữu Hải quân hiện đại nhất Đông Nam Á, Việt Nam làm gì để thành cường quốc biển?

Trong bối cảnh đó, các tác giả báo cáo nhắc nhớ thông báo năm 2016 về việc Việt Nam bố trí tổ hợp tên lửa EXTRA trên quần đảo này. Kích cỡ không lớn của các bệ phóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cũng như ngụy trang. Các khẩu đội tên lửa EXTRA đủ sức triệt hạ mục tiêu trên tất cả các đảo thuộc quần đảo mà Trung Quốc hiện kiểm soát, rõ ràng đây là yếu tố kiềm chế nghiêm túc. Ngoài ra trên tất cả 10 hòn đảo lớn nhất của mình, Việt Nam đã xây dựng những hệ thống radar nhỏ dễ triển khai và ẩn tránh, cùng một số tòa nhà hành chính.

Vấn đề vaccine ở Việt Nam: Mua của nước ngoài và tự điều chế thử nghiệm

Việt Nam đang đương đầu với đợt bùng phát thứ ba của đại dịch coronavirus, và rất nhiều bài viết, thông tin trên báo chí Nga và nước ngoài được dành phản ánh cuộc đấu tranh của Việt Nam chống dịch bệnh. Business Insider dẫn số liệu cho biết rằng nhờ thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam được Viện Lowy (Australia) đưa lên vị trí thứ hai sau New Zealand trong bảng xếp hạng gồm 98 quốc gia, trong khi Hoa Kỳ đứng ở vị trí gần «đội sổ» là thứ 94. Tuy nhiên, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra lại cho rằng Việt Nam đã làm tốt hơn New Zealand và xác định các yếu tố tạo nên thành công đó như sau: truy vết tiếp xúc, thử nghiệm chiến lược và cập nhật thông báo rõ ràng. Ông cũng ghi nhận sự tin tưởng cao độ mà người dân dành cho Chính phủ và thái độ nghiêm túc chấp hành các chỉ thị của Chính phủ.

Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu đáp từ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Việt Nam tuyên bố không thiếu vaccine Covid-19 để tiêm cho dân
Nhiều ấn phẩm khác nhau đưa tin Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt cho phép trong nước sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 «Sputnik V» do Nga sản xuất. Chính quyền sở tại cũng đang tiến hành đàm phán với công ty Pfizer về việc cung cấp 30 triệu liều vaccine vào năm 2022, còn hiện thời Việt Nam đã nhận được lô vaccine «AstraZeneca» đầu tiên. Trong năm nay, đất nước sẽ nhận hơn 120 triệu liều vaccine này. Đồng thời, ngày 26 tháng 2, ở Việt Nam bắt đầu giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng với vaccine Nanocovax ngừa coronavirus do công ty dược phẩm Nanogen của Việt Nam điều chế.

Thời sự kinh tế

Như mọi khi, có nhiều bài viết phân tích và thông tin nói về diễn trình phát triển kinh tế của Việt Nam. East Asia Forum kể rằng do đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đã gia tăng sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số, bao gồm ngân hàng trực tuyến, ví điện tử và tiền di động, kết quả là đưa Việt Nam vào tốp ba nước dẫn đầu ở Đông Nam Á có thương mại điện tử phát triển năng động nhất. 

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Xuất siêu kỷ lục, Việt Nam kỳ vọng vào xuất khẩu để có thêm kỳ tích kinh tế
Tờ Nikkei Asia Review đưa tin rằng nhà kinh doanh Nhật Bản Mitsubishi Corp. rút khỏi dự án nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 tại Việt Nam trong bối cảnh quốc tế ngày càng lo ngại vì biến đổi khí hậu. Các chuyên gia dự đoán xuất khẩu thủy hải sản từ Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 11% so với năm 2020 nhờ sự phục hồi đáng kể của nhu cầu tiêu dùng và sự thúc đẩy của các hiệp định thương mại.

Assemblymag viết rằng nhà sản xuất điện tử Foxconn, đối tác lắp ráp cơ bản của Apple, đang sửa soạn xây dựng cơ sở mới trên địa bàn Việt Nam, chuyên sản xuất máy tính bảng và máy tính, trong chừng mực công ty Apple có kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm iPad và MacBook ra bên ngoài Trung Quốc.

Còn cổng thông tin Krasnaya vesna của Nga thông báo rằng gần như 100% thiết bị di động xuất khẩu từ Việt Nam là sản phẩm mang thương hiệu Samsung nổi tiếng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала