Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Không thể để bất cứ cú “nhỡ tay bấm nhầm nút” nào ở Biển Đông

© AP Photo / Rolex Dela Pena, Poolđảo Trường Sa
đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Đăng ký
Tình hình Biển Đông vốn đã căng thẳng không chỉ do chính sách “ngoại giao sức mạnh” của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông mà còn do các nước lớn trên thế giới điều chỉnh chiến lược để giải quyết những mâu thuẫn trong các xung đột lợi ích chiến lược, lợi ích toàn cầu.

Trong thời gian gần đây, các nước như Trung Quốc, Pháp, và Mỹ ở Biển Đông tăng cường hoạt động tại Biển Đông. Động thái của những nước này thể hiện điều gì?

“Hoạt động của các nước ở Biển Đông cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển, đã được quy định trong UNCLOS, đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/2.

Việt Nam có cần chỉ rõ đích danh, những tàu nước nào đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông?

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Sở hữu Hải quân hiện đại nhất Đông Nam Á, Việt Nam làm gì để thành cường quốc biển?

Việt Nam có cần chỉ đích danh những ai vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Khó ai có thể phủ nhận rằng, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc tàu chiến một số nước hoạt động trên Biển Đông là hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế về chủ quyền quốc gia trên biển như UNCLOS-1982 đã quy định cũng như tuyên bố của Việt Nam về các vùng biển thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông.

“Theo quy định của UNCLOS-1982, tàu thủy của các nước, kể cả tàu chiến, có quyền đi lại tự do trên các vùng biển quốc tế bao gồm các vùng biển nằm ngoài ranh giới chủ quyền của các nước ven biển. Cũng theo UNCLOS-1982, tàu của các nước có quyền “đi qua không gây hại” đối với các vùng biển thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển có chủ quyền ở đó với điều kiện phải thông báo cho nước chủ nhà biết và chỉ có thể đi qua mà không dừng lại. Các hoạt động gây hại như mở bạt che nòng súng, mở cửa hầm chứa tên lửa chuẩn bị phóng .v.v… bị cấm tuyệt đối và đương nhiên, các hoạt động tập trận lại càng không được phép tại vùng EEZ của nước chủ nhà”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Vừa qua, các chiến hạm của Mỹ, Anh, Pháp, bao gồm cả tàu ngầm đã tiến hành tuần tra trên Biển Đông, đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiếp cận quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong phạm vi ranh giới bảo đảm an toàn. Còn Trung Quốc thì tiến hành tập trận hải quân ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng trái phép.

“Trong số các quốc gia này, cũng có nước đưa tàu chiến vào phạm vi vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền (theo với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển) mà không thông báo cho phía Việt Nam. Đây là hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cũng như các quy định của luật pháp quốc tế”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng tiếp tục bình luận với Sputnik.
“Tuyên bố của phát ngôn viên BNG Việt Nam lần này giống như các tuyên bố trước đó, một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Việt Nam đang theo dõi sát sao những hoạt động này để có những biện pháp ứng phó cần thiết nếu có “sự cố” xảy ra”, - Chuyên gia Hồng Long cho Sputnik biết.

Chuyên gia Hồng Long cũng cho rằng, với những tuyên bố của mình, Việt Nam dường như cho rằng, không cần phải chỉ rõ tàu của nước nào đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vì các nước đều đã đăng lên các phương tiện truyền thông những thông tin về hoạt động  quân sự của họ trên Biển Đông. Do đó, không chỉ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc mà bất cứ nước nào tiến hành các hoạt động trên Biển Đông đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán không chỉ của Việt Nam mà còn của tất cả các quốc gia ven Biển Đông.

“Việt Nam nhiều lần nói thẳng là Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Việt Nam cũng nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng tôi cho rằng, tại thời điểm này, khi tình hình Biển Đông đang “nóng” lên, Việt Nam nên chỉ đích danh ngoài Trung Quốc còn nước nào nữa hơn là chỉ nói chung chung”, - PGS-TS Hoàng Giang nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Không thể để sự căng thẳng tại Biển Đông vượt tầm kiểm soát

Việc các nước lớn như Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ tăng tần suất hiện diện ở Biển Đông nói lên điều gì ? Việc này có làm tình hình Biển Đông căng thẳng hơn hay không? Khả năng xảy ra đụng độ như thế nào?

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Pháp tăng cường hiện diện tại Biển Đông: Đáng mừng hay đáng lo?

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận:

“Việc các quốc gia tăng cường tần suất hiện diện ở Biển Đông cho thấy tình hình đang “nóng lên” và chứa đựng ngày càng nhiều bất trắc, khó lường. Bởi ở đâu tập trung nhiều vũ khí thì ở đó, nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự càng tăng lên. Do đó, tình hình Biển Đông vốn đã căng thẳng không chỉ do chính sách “ngoại giao sức mạnh” của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông mà còn do các nước lớn trên thế giới điều chỉnh chiến lược để giải quyết những mâu thuẫn trong các xung đột lợi ích chiến lược, lợi ích toàn cầu.
Do chính sách của các nước này hiện nay mới dừng ở việc dùng lực lượng quân sự để răn đe, uy hiếp lẫn nhau nhằm đạt được lợi thế trong đàm phán chính trị nên khả năng xảy ra đụng độ quân sự là không cao. Bởi việc phát động một cuộc chiến trong tình thế cả thế giới đang căng mình chống đại dịch COVID-19 sẽ là một hành động thiếu khôn ngoan và phiêu lưu nguy hiểm”, - Chuyên gia Hồng Long bình luận với Sputnik.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cũng không loại trừ một vài “tai nạn” nhỏ như một cú “nhỡ tay bấm nhầm nút” có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng. Và khi các nước này cũng như Liên Hợp Quốc không quản lý tốt cuộc khủng hoảng ấy nhằm ngăn chặn một đốm lửa nhỏ mà để nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nhiều và nguy hiểm khôn lường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала