Mỹ nhắm mục tiêu bứt Việt Nam ra khỏi “đường ray ba không”

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNCố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien lắng nghe những câu hỏi của sinh viên Học viên Ngoại giao.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien lắng nghe những câu hỏi của sinh viên Học viên Ngoại giao.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các chuyến thăm của các quan chức Mỹ tới Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á có thể là việc “dọn đường” cho sự phát triển của Mỹ đối với khu vực trọng yếu này sau khi Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ thứ 46.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert C. O’Brien vừa có chuyến thăm Hà Nội từ ngày 20-22/11. Giới phân tích và bình luận nhận thấy các chuyến thăm của các quan chức Hoa Kỳ tới Việt Nam trở nên thường xuyên trong thời gian gần đây. Thông tin chính thức gắn liền những chuyến công du này với việc kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Còn thực chất là gì?

Phóng viên Sputnik thử tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng nói trên.

Robert C. O’Brien không chỉ gặp các quan chức cao cấp Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm của mình, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ O’Brien đã gặp hàng loạt quan chức cao cấp Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch, và Bộ trưởng Công an Đại tướng Tô Lâm. Tại các cuộc gặp này, O’Brien đã tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần vào an ninh quốc tế, và tôn trọng thượng tôn pháp luật.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đón Ngài Robert O'Brien, Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm tiếp, hội đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ

Nhưng Sputnik đã đặc biệt chú ý tới việc Robert O’Brien thăm Học viện Ngoại Giao Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm tới lò đào tạo cán bộ ngoại giao của Việt Nam, Cố vấn An ninh Mỹ đã tái khẳng định những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng bền chặt, bắt nguồn từ sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

“Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chứng kiến tình hữu nghị sâu sắc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi Việt Nam hỗ trợ Mỹ trong việc duy trì chuỗi cung ứng và gửi tặng người dân Mỹ hàng trăm nghìn khẩu trang. Ngài cố vấn mong muốn, trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, hợp tác về kinh tế giữa hai nước có vai trò quan trọng và cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Ông O’Brien đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm nhiệm xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN trong một năm nhiều thách thức. Việt Nam đã trưởng thành trong việc đảm nhận trọng trách quan trọng trong các tổ chức quốc tế, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của quốc gia trong các sân chơi quốc tế”, - PGS-TS Đặng Hoàng Linh, Học viện Ngoại giao Việt Nam phát biểu với Sputnik.

PGS-TS Đặng Hoàng Linh cũng cho rằng, với tầm nhìn chung của hai nước hướng tới việc xử lý các thách thức chung, duy trì hòa bình và phát triển tại khu vực, Mỹ mong muốn tập trung đầu tư vào một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng ở trung tâm của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

“Chuyến giao lưu của Cố vấn An ninh với sinh viên và cán bộ Học viện Ngoại Giao Việt Nam cho thấy Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ đi đầu trong sứ mệnh củng cố mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai - PGS-TS Đặng Hoàng Linh bình luận về chuyến thăm Học viện Ngoại giao Việt Nam của Robert O’Brien với Sputnik.

Mỹ sẽ phải “thả ra” một vài “củ cà rốt” nhằm lôi kéo Việt Nam và các nước Đông Nam Á

Theo các chuyên gia quốc tế, việc các quan chức Hoa Kỳ sang Việt Nam thường xuyên hơn dạo này gắn liền với lý do cốt lõi nhất là chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung, đối với Đông Nam Á nói riêng. Và đặc biệt, chính sách đối đầu, cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Liên bang Nga của Mỹ vẫn không thay đổi; dù cho bất kỳ thành viên đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa lên làm tổng thống cũng vậy thôi.

“Chủ trương thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt trước hết nhằm mục đích duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Vùng này được Mỹ coi là mắt xích yếu nhất trong vòng vây bên trong của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong khi đó thì Việt Nam, với vai trò thành viên tích cực top đầu của ASEAN và có chính sách trung lập một cách chủ động, không “nhất biên đảo” là một trong những trọng điểm mà người Mỹ muốn khai thác để tạo lợi thế cho mình ở khu vực Biển Đông nói riêng và hành lang chiến lược Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương nói chung”, - Chuyên gia về các vấn đề quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Tâm phân tích với Sputnik.

Vì mục đích chiến lược trên, các đời tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến George W. Bush (Bush con), đến Barack Obama, đến Donald Trump và tới đây là cả Joe Biden đều có mục tiêu bứt Việt Nam ra khỏi “đường ray ba không” mà Việt Nam đã lựa chọn và theo đuổi.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien. - Sputnik Việt Nam
Dân tộc Việt Nam đã gác lại hận thù để thành “bạn bè và đối tác” của Mỹ

Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là sự giao thời về vai trò lãnh đạo nước Mỹ của đảng Cộng hòa, đại diện cho tầng lớp tư bản công nghiệp và kỹ nghệ hàng đầu theo chủ nghĩa bảo thủ và đảng Dân chủ, đại diện cho tầng lớp tư bản tài chính và tiền tệ theo chủ nghĩa tự do mới.

“Nhưng cả hai trường phái tư bản Mỹ này đều có chung một mục tiêu là cố gắng lôi kéo Việt Nam, nước có vị thế rất quan trọng trong ASEAN và qua đó, lôi kéo ASEAN đứng về phía Mỹ trong chủ trương thiết lập một liên minh chống Trung Quốc như Joe Biden đã hé lộ như một phần chiến lược toàn cầu do ông ta chủ xướng”, - Chuyên gia về các vấn đề quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
“Một lý do nữa giái thích cho việc các quan chức Mỹ tới Việt Nam dạo này thường xuyên hơn là với những “trục trặc chính trị” của nước Mỹ đang diễn ra với mức độ chưa từng có từ trước tới nay, chính giới Mỹ muốn Việt Nam và các nước ASEAN hãy yên tâm rằng chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn không thay đổi. Nhưng mục đích cuối cùng của chính sách đó vẫn là kiềm chế Trung Quốc. Đương nhiên là Mỹ sẽ phải “thả ra” một vài “củ cà rốt” nhằm lôi kéo Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh chiến lược toàn cầu với Trung Quốc ở hành lang Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Robert O'Brien - Sputnik Việt Nam
Cố vấn của Trump thăm Việt Nam tuần này
Các chuyến thăm Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung của các quan chức Mỹ dạo này cho thấy chiến lược đối ngoại của nước Mỹ đối với Việt Nam và Đông Nam Á những năm tiếp theo không phụ thuộc vào việc Donald Trump sẽ ở lại Nhà Trắng hay Joe Biden sẽ là ông chủ mới của Nhà Trắng. Nếu có thay đổi thì đó chỉ là những thay đổi về biện pháp và hình thức.

“Riêng đối với Việt Nam thì ông chủ Nhà Trắng, dù là cũ hay mới vẫn phải lưu ý đến vai trò và uy tín ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới để từ đó, chọn cách ứng xử sao cho có lợi đối với Mỹ. Còn về Việt Nam thì việc chấp nhận hay không chấp nhận hoặc chấp nhận cách ứng xử của Mỹ đối với mình ở mức độ nào, với phạm vi nào thì Việt Nam hoàn toàn có thể tự quyết định được khi căn cứ vào các đánh giá, phân tích khoa học, khách quan về sự cân bằng mới trên toàn cầu như các bộ ba Mỹ - Trung - Nga (về chính trị-quân sự) hay bộ tứ Mỹ - EU - Trung Quốc - Nhật Bản (về kinh tế)”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng tiếp tục bình luận với Sputnik .

Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích khi nào Hiệp định RCEP có hiệu lực
Còn một vấn đề nữa, khối RCEP vừa hình thành cũng đang đặt ra một bài toán mới cho chính giới Mỹ khi khối này đang nổi lên thành một đối trọng trên bàn cờ kinh tế-chính trị thế giới.

“Việc lôi kéo các thành viên RCEP (trừ Trung Quốc) cũng nằm trong mục tiêu mới của người Mỹ khi họ gia tăng các chuyến thăm viếng ở Việt Nam và Đông Nam Á sau một thời gian dài chú trọng vào việc xử lý những lục đục trong nội bộ nước Mỹ, Thương chiến Mỹ - Trung và các vấn đề xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Châu Âu", - Chuyên gia về các vấn đề quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Thêm một chuyện nữa: Chính sách của đảng Cộng hòa Mỹ trong thế kỷ XXI hầu như “bỏ quên” Việt Nam và ASEAN hay ít nhất cũng đặt khu vực này xuống hàng thứ yếu sau Châu Âu, Trung Đông và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Mỹ luôn muốn duy trì và phát huy di sản bình thường hóa và phát triển quan hệ Mỹ - Việt.

“Họ cho rằng Việt Nam là cánh cửa để Mỹ gây lại ảnh hưởng ở Đông Nam Á nhằm kiềm chế Trung Quốc mà không cần đối đầu trực diện với Trung Quốc như chính sách của đảng Cộng hòa. Các chuyến đi thăm của các quan chức Mỹ tới Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á có thể là việc “dọn đường” cho sự phát triển của Mỹ đối với khu vực trọng yếu này sau khi Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ thứ 46”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm chia sẻ quan điểm của mình với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала