Báo Trung Quốc: Việt Nam không bị lừa thành đồng minh của Mỹ

© AP Photo / Manuel Balce CenetaPhó Tổng thống Mỹ Kamala Harris
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đăng ký
Báo Trung Quốc chỉ ra lý do vì sao Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh của Mỹ cũng như Hà Nội khó từ bỏ chính sách ‘4 Không’ (Sách Trắng Quốc phòng) của mình và càng không để Washington làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung.
Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) cho rằng, bất chấp chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin hay cả Phó Tổng thống Kamala Harris, Việt Nam sẽ không bị Mỹ lừa. Hà Nội sẽ không ngả mình về phía Washington, vì Hoa Kỳ mà từ bỏ lợi ích trong quan hệ với Bắc Kinh.
Trong khi đó, những cuộc viếng thăm liên tục và tiếp xúc cấp cao của giới chức Hoa Kỳ đến khu vực ASEAN, từ Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken hay sau đó là Phó Tổng thống Kamala Harris khẳng định vị thế quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược đối ngoại của Washington.

Báo Trung Quốc lý giải vì sao Việt Nam khó thành đồng minh của Mỹ

Trung Quốc tỏ ra khó chịu trước những cuộc viếng thăm ‘thường xuyên’ của quan chức Mỹ và phương Tây đến Hà Nội.
Như người ta thường nói – có tật thì giật mình – Trung Quốc đặc biệt không thích nghe đại diện cấp cao Mỹ và phương Tây khi gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam, ASEAN hay đồng minh ở khu vực châu Á đem tình hình Biển Đông ra bàn, nhất là lại liên tục chỉ trích Bắc Kinh có hành động đơn phương ở Biển Đông, gây hấn, o ép các quốc gia láng giềng có chung tranh chấp về Biển Đảo.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu/Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đăng bài phân tích vì sao Mỹ khó có khả năng ‘thăm dò thái độ’ của Việt Nam trong vai trò đồng minh mới của Washington ở khu vực ASEAN, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cho dù quan chức Nhà Trắng hay phương Tây có ghé thăm Hà Nội thường xuyên, nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương mạnh mẽ đến thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng khó từ bỏ chính sách “4 không” của mình.
“Các chuyến thăm rầm rộ của Mỹ không thể làm lung lay chính sách ‘4 không’ của Việt Nam”, Thời báo Hoàn Cầu khẳng định.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến thăm đến Việt Nam vào cuối tháng này để "tăng cường các mối quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế" giữa hai nước, người phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết.
© AP Photo / Jacquelyn MartinKamala Harris
Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Kamala Harris
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cũng có chuyến công du đặc biệt, đến thăm Hà Nội và có cuộc đàm phán về các vấn đề hợp tác an ninh - quân sự giữa hai phía với Bộ trưởng Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang cũng như các lãnh đạo cấp cao chính quyền Việt Nam như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính.
“Các chuyến thăm này cho thấy rõ sự chú ý ngày càng tăng của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam”, báo Trung Quốc lưu ý.
Chuyến thăm của ông Austin là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một quan chức cấp cao Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhậm chức vào tháng 1.
Đại dịch Covid-19, hợp tác an ninh và chiến lược là những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự trong chuyến công du Việt Nam của ông Austin. Theo Hoàn Cầu, Hà Nội tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington đối với Việt Nam trong việc ngăn chặn sự lây lan Covid-19 trong các cuộc hội đàm. Điều này có thể hiểu được khi Việt Nam đang phải chống chọi với đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng thời gian này.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Trọng ĐứcBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam
Một trọng tâm khác là hợp tác an ninh và quân sự, tuy nhiên có thể nói, hiện chưa có bước đột phá nào trong chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc, và hai nước mới chỉ nhất trí thúc đẩy hợp tác Việt - Mỹ theo Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng năm 2011 và Hợp tác năm 2015 Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Quốc phòng.
Về hợp tác chiến lược, trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 29 tháng 7, ông Austin bày tỏ mong muốn của Washington về việc nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên tầm “quan hệ đối tác chiến lược”.
“Tuy nhiên, Hà Nội không đưa ra phản hồi rõ ràng với vấn đề này. Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam chưa muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ trong bối cảnh tình hình đối nội, đối ngoại còn nhiều bất ổn và trong bối cảnh quan hệ song phương Việt - Mỹ chưa đạt được tiến triển thực tế nào”, Thời báo Hoàn Cầu nhận định.

Hoàn Cầu: Việt Nam không bị lừa đứng về phía Mỹ chống Trung Quốc

Đáng chú ý, theo cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, về chuyến thăm của ông Austin, dư luận quan tâm nhiều đến việc Hà Nội có bị Washington "lừa" hay không, nhưng thực tế đã cho thấy ban lãnh đạo mới của Việt Nam có sự điều hành tốt.
Theo Hoàn Cầu, lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn tuân thủ đường lối đối ngoại độc lập, đa phương hóa, đa dạng hóa.
“Trong những năm qua, Hà Nội đã rút ra kinh nghiệm cho rằng ổn định chính trị là trên hết và việc duy trì ổn định và phát triển phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau”, Hoàn Cầu nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Việt Nam để làm gì?
Đáng chú ý, tờ báo Trung Quốc còn khẳng định, rõ ràng là Việt Nam giàu trí tuệ và có tầm nhìn lớn.
“Từ lâu (Việt Nam) đã nhận ra rằng việc Mỹ thực thi chính sách lôi kéo (“nhành ô liu nhằm dụ dỗ Hà Nội nghiêng về Washington) là một phần của cuộc cạnh tranh chiến lược toàn cầu giữa các cường quốc (Mỹ - Trung). Việt Nam sẽ không đứng về phía Mỹ”, báo Trung Quốc tin tưởng.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, nỗ lực để đạt được sự cân bằng lợi ích giữa các cường quốc là lựa chọn thực tế nhất cho Việt Nam trong tương lai.
Nhìn từ thực tế hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình đại dịch nghiêm trọng, cần một môi trường hòa bình và phát triển để đạt được mục tiêu kép là kiềm chế thành công đại dịch và ổn định nền kinh tế, theo giới chính trị Trung Quốc.
“Trên thực tế, Việt Nam cần sự hỗ trợ của Trung Quốc để vượt qua những khó khăn kinh tế hiện tại. Việc Hà Nội hợp tác với Washington và phương Tây để gây rắc rối về tình hình Biển Đông là không có lợi và không thể đạt được”, Hoàn Cầu lưu ý.
Trong khi đó, theo quan điểm của Washington, vai trò và vị thế của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ tuy ổn định nhưng có sự suy giảm nhất định – báo Trung Quốc nói. Rõ ràng là quan hệ Việt - Mỹ đã bước qua thời kỳ nồng ấm sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, phát triển nhanh chóng dưới thời chính quyền Obama, và đã "lên đến đỉnh điểm".
USCGC John Midgett ( WHEC -726). - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Biển Đông
Mỹ sẽ giúp Việt Nam tăng sức mạnh phòng thủ ở Biển Đông
Mặc dù Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời của chính quyền Tổng thống Biden được công bố vào tháng 3 có đề cập đến Việt Nam và Singapore, cho thấy Mỹ sẽ cố gắng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong một thời gian tới, nhưng mối quan hệ Việt - Mỹ vẫn chưa vững chắc và ổn định, theo cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hoàn Cầu khẳng định, kể cả khi Việt Nam và Mỹ thành “đối tác chiến lược”, Washington cũng khó long chờ Hà Nội thành “đồng minh” như Philippines hay Nhật Bản.
Cụ thể, theo báo trung Quốc, nếu Hà Nội kiên quyết thực hiện chính sách “4 không”, nghĩa là không liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để chống lại các nước khác, và sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, ngay cả khi Washington và Hà Nội tuyên bố trở thành “đối tác chiến lược” vào một thời điểm nào đó, Washington sẽ khó có thể khai thác Việt Nam nhiều hơn “một đối tác ổn định thông thường” trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Joe Biden.

Mỹ cam kết ủng hộ quan hệ với Việt Nam và ASEAN

Mỹ tiếp tục khẳng định mong muốn thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế - thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng đối với các nước ASEAN.
Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ có cuộc họp trực tuyến cùng các quan chức ASEAN trong 5 ngày liên tiếp kể từ hôm  nay 2/8 trong bối cảnh Washington ngày càng muốn khẳng định sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của mình đối với Đông Nam Á – khu vực có vị trí chiến lược trong chính sách ngoại giao, chính trị quốc phòng của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
© AP Photo / Andrew HarnikNgoại trưởng Mỹ Antony Blinken
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết, từ ngày 2 – 6/8 này, Ngoại trưởng Blinken sẽ cùng các lãnh đạo cấp cao Bộ Ngoại giao các nước ASEAN thảo luận nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cấp bách, cùng quan tâm khi tham dự loạt Hội nghị liên quan, đáng chú ý, trong số này có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN…
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien lắng nghe những câu hỏi của sinh viên Học viên Ngoại giao.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2020
Mỹ nhắm mục tiêu bứt Việt Nam ra khỏi “đường ray ba không”
Theo truyền thông phương Tây, tham dự các cuộc thảo luận cấp cao với quan chức khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Mỹ sẽ tiếp tục nêu bật cam kết của chính quyền Tổng thống Joe Biden với những khu vực mang ý nghĩa lớn về cạnh tranh địa chính trị này.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, yêu cầu thượng tôn pháp luật và chính sách về một khu vực tự do, cởi mở, dự kiến, tình hình Myanmar cũng sẽ được đem ra thảo luận và tìm giải pháp.
Ngoại trưởng Mỹ cùng với Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN dự kiến sẽ họp hôm 2/8 để đi đến kết luận lựa chọn một đặc phái viên về tình hình Myanmar. Bên cạnh đó, các nước Đông Nam Á cũng nêu đề xuất cung cấp viện trợ nhân đạo cho Myanmar, nhất là các biện pháp hỗ trợ ứng phó với đại dịch Covid-19 và giúp người dân quốc gia này sớm ổn định cuộc sống.
Trước khi các cuộc gặp trực tuyến cấp cao này diễn ra, truyền thông dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao thứ hai của Brunei (nước Chủ tịch ASEAN năm nay) - Erywan bin Pehin Yusof, xác nhận là một trong 4 ứng viên tiềm năng cho vai trò đặc phái viên về Myanmar tại khu vực.
Các ứng viên còn lại gồm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Hassan Wirajuda Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Weerasak Footrakul và quan chức ngoại giao kỳ cựu người Malaysia Razali Ismail.
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 1/8, Myanmar công bố thành lập chính phủ lâm thời. Thống tướng Min Aung Hlaing đảm nhận chức danh Thủ tướng của chính phủ lâm thời này.
Lãnh đạo cấp cao chính quyền quân đội Myanmar này trước đó là Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) do Quân đội hậu thuẫn, đã điều hành đất nước kể từ sau chính biến hôm 1 tháng 2 với loạt vụ bắt giữ cựu Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và loạt lãnh đạo cấp cao Đảng NLD.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng sức ép lên quân đội Myanmar
Thống tướng Min Aung Hlaing khẳng định, Myanmar sẵn sàng hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm đối thoại với đặc phái viên ASEAN tại Myanmar.
Dư luận quốc tế đánh giá cao vai trò của ASEAN trong việc hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Ngoài chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng – Tướng 4 sao của Quân đội Mỹ Lloyd Austin đến ba nước Singapore, Việt Nam, Philippines, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã đến Indonesia, Campuchia và Thái Lan trong tháng 5 và 6 vừa qua. Những cuộc viếng thăm liên tục của quan chức chính quyền Joe Biden khẳng định vai trò đặc biệt của khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục tích cực tặng viên trợ vaccine Covid-19 cho các nước Đông Nam Á, trong đó đặc biệt ưu tiên Việt Nam vì vị thế quan trọng của Hà Nội trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo nguồn hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Theo đó, sắp tới đây Mỹ sẽ tặng chuyển giao tổng cộng 23 triệu liều vaccine Covid-19 cho khu vực Đông Nam Á và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cũng như ASEAN trong cuộc chiến chống Covid-19 với cam kết “không nhằm bất kỳ mục đích chính trị nào”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала