Bộ Tài chính VN tính toán nhầm

© Fotolia / Jeayesyđồng Việt Nam
đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thực tế giải ngân đầu tư công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khác xa so với tính toán của Bộ Tài chính và được xem là tích cực, theo kịp với kế hoạch đề ra.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã mua lại mảng bán lẻ của ANZ tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Vì sao các ngân hàng quốc tế đều lần lượt “bỏ” Việt Nam?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố ngay tại cuộc họp hôm 25/7 với Tổ Công tác của Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2017. Theo đó, số vốn giải ngân đã được xác định chính xác của NHNN là 56,14%.

Con số này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 5,8% do Bộ Tài chính đưa ra. Sự chênh lệch là do có sự nhầm lẫn trong cách tính của Bộ Tài chính.

Theo kế hoạch từ nay đến hết năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo giải ngân hết số vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2017.

Hôm qua (25/7), Tổ Công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 với 13 bộ, ngành, địa phương được xem là những đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp. Tiến độ giải ngân chậm được xem là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế.

Nghị quyết Quốc hội thông qua cuối 2016 chốt mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 là 6,7%. Đây là một con số khá thách thức và cao hơn hầu hết các dự báo của các tổ chức quốc tế đưa ra gần đây.

Tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam vẫn tin vào mục tiêu tăng trưởng 6,7%. Thủ tướng cũng khẳng định phải giữ lạm phát ở mức đã đặt ra là 4%. Du lịch và nông nghiệp được dự báo là 2 ngành sẽ có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần vào tăng trưởng của nền kinh tế.

Giải ngân đầu tư công chậm được xem là lý do khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn như trường hợp Vinaconex 12 đưa ra trong đại hội cổ đông. Giá cả thị trường biến động, công tác giải ngân chậm khiến một số công trình phải tạm ngừng thi công do thiếu vốn.

Nguồn: VietnamNet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала