Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona

© Ảnh : Dương Ngọc - TTXVNCác dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội pha chế, đóng gói dung dịch nước rửa tay khô phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội pha chế, đóng gói dung dịch nước rửa tay khô phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ đánh giá rất cao năng lực y tế Việt Nam cũng như công tác kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) gây ra. Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến tin rằng, cũng như SARS, Việt Nam nhất định sẽ vượt qua dịch coronavirus.

Mỹ đánh giá cao y tế Việt Nam và kiểm soát dịch bệnh do virus corona

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) gây nên, Giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái Bình dương, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ bà Erika Elvander và ông Mitchell Wolfe, Chuyên gia Y tế trưởng, Văn phòng Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã có cuộc trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ về tình hình dịch Covid-19.

Trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 được kiểm tra, giám sát y tế chặt chẽ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiểm soát dịch virus corona tốt hơn cả Nhật Bản?

Tại cuộc gặp, phía Mỹ đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam nói chung và đặc biệt trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng khi những ngày qua, trong khi tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới dịch bệnh do coronavirus gây nên diễn biến hết sức khó lường, số ca nhiễm và tử vong không ngừng tăng, thì tại Việt Nam, dịch bệnh được kiểm soát rất tốt. Đã có 15/16 bệnh nhân khỏi bệnh. Đây là thành tựu đáng ghi nhận của nền Y tế Việt Nam.

Theo đó, Bộ Y tế Mỹ nhận định các cấp chính quyền Việt Nam, từ trung ương đến địa phương, đã kịp thời chỉ đạo và có các biện pháp toàn diện, quyết liệt và triệt để đối phó với dịch viêm phổi cấp do coronavirus chủng mới gây ra, nhất là trong việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng. Ngoài ra, hệ thống cơ sở y tế Việt Nam về cơ bản hoạt động tốt, đã triển khai xuyên suốt, rộng khắp công tác tiêm chủng, phòng bệnh từ lâu nay.

© Ảnh : Danh Lam- TTXVNĐội ngũ y bác sỹ chúc mừng hai bệnh nhân được xuất viện.
Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona - Sputnik Việt Nam
Đội ngũ y bác sỹ chúc mừng hai bệnh nhân được xuất viện.

Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ làm tốt, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Washington cũng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ hiệu quả của Việt Nam thông qua việc thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác phòng dịch bệnh.

Tại cuộc gặp, phía Mỹ cũng cho biết các nhà khoa học Mỹ đang tích cực phối hợp nghiên cứu về coronavirus chủng mới 2019 để tìm hiểu về bản chất, cơ chế hoạt động và đề ra biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả. Hiện một số phòng thí nghiệm của Mỹ đã và đang phát triển vaccine, dự kiến có thể đưa vào thử nghiệm trên người trong vòng 2 tháng tới, và đưa ra sử dụng trong 6 tháng đến 1 năm tới.

Về quan hệ hợp tác ASEAN, Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, đã kịp thời phản ứng, đưa ra các sáng kiến hợp tác khu vực về Covid-19. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho biết sẵn sàng trao đổi với ASEAN thông qua cơ chế ASEAN – Mỹ và ở các tổ chức quốc tế như WHO nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác y tế, nhất là trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi Covid-19.

Hành khách sử dụng khẩu trang phòng chống dịch bệnh khi tham gia các phương tiện công cộng tại sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh chụp sáng 14/2/2020) . - Sputnik Việt Nam
Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Dự kiến, CDC sẽ cử đoàn công tác sang Việt Nam trong tháng 3.2020 để trao đổi hợp tác và thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Việt Nam. Ngoài ra, một số cơ quan khác như Trung tâm Nguồn thuốc thử quốc tế (IRR) cũng bảy tỏ sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam các kết quả nghiên cứu về Covid-19, trao đổi chuyên gia, cung cấp bộ thử và trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Việt Nam để nâng cao năng lực phòng chống dịch.

Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam đã chia sẻ thông tin cập nhật về tình hình phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Đại sứ quán cũng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác của phía Mỹ thời gian qua, đồng thời đề xuất phía Mỹ triển khai thêm các dự án hỗ trợ Việt Nam và ASEAN nâng cao năng lực y tế, cung cấp trang thiết bị phòng chống dịch; tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đang kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao (1995-2020) và Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Liệu Việt Nam đã có thể công bố hết dịch Covid-19 hay chưa?

Riêng trong ngày 20.2, Việt Nam đã có ba bệnh nhân ở Vĩnh Phúc gồm bệnh nhi ba tháng tuổi (N.G.L) được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và hai mẹ con bệnh nhân P.T.T (49 tuổi, xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và N.D (16 tuổi) được điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) được công bố khỏi bệnh, xuất viện về nhà.

Dự kiến chiều hôm nay, 21.1, bệnh nhân T.H.K, Việt kiều Mỹ 73 tuổi, sau ba tuần nhập viện điều trị cách ly do nhiễm virus corona chủng mới cũng sẽ được xuất viện sau khi được Bộ Y tế và Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM công bố điều trị khỏi virus corona cho người đàn ông này.

Hành khách sử dụng khẩu trang phòng chống dịch bệnh khi tham gia các phương tiện công cộng tại sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh chụp sáng 14/2/2020) . - Sputnik Việt Nam
Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Theo TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hiện bệnh nhân đã hoàn toàn khỏe mạnh và đủ điều kiện để được xuất viện. Xét nghiệm gần đây nhất đã cho kết quả âm tính với virus Covid-19.

Tính đến ngày 21.2, Việt Nam chỉ còn duy nhất một bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị cách ly ở Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đáng chú ý, 1.188 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với Covid -19.

Bộ Y tế cũng cho biết, kể từ ngày 13.02.2020 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca mới nào. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, tâm dịch của cả nước, ghi nhận 11 ca nhiễm virus corona, hiện cũng không ghi nhận trường hợp mắc mới. Ngành y tế tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện theo dõi sức khoẻ hộ gia đình tại xã Sơn Lôi, Thiện Kế và Quất Lưu thuộc tỉnh này. Hiện Việt Nam có 4 tỉnh thành có bệnh nhân là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Thanh Hóa và TP.HCM.

Tính đến thời điểm hiện tại, kể từ khi bệnh nhân khỏi bệnh, tỉnh Khánh Hòa đã qua 30 ngày không có ca nhiễm mới, Thanh Hóa qua 23 ngày không xuất hiện thêm ca nhiễm mới.  Điều 40, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 của Việt Nam quy định, việc công bố hết dịch phải đáp ứng hai tiêu chí, không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng, đồng thời đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.

© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNBí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan kiểm tra khu vực phun thuốc phòng chống dịch tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer, khu công nghiệp Khai Quang.
Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona - Sputnik Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan kiểm tra khu vực phun thuốc phòng chống dịch tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer, khu công nghiệp Khai Quang.

Như vậy, theo quy định hiện hành (sau 28 ngày từ thời điểm chữa khỏi bệnh và không xuất hiện ca nhiễm mới), thì tỉnh Khánh Hòa đã đủ điều kiện để công bố hết dịch. Ban Chỉ đạo cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh tại tỉnh Thanh Hóa. Cả Vĩnh Phúc và TP.HCM cũng đều phải chờ.

Hiện Bộ Y tế đang hướng dẫn tỉnh Khánh Hòa hoàn thiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền công bố hết dịch. Trong 5 ngày nữa nếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không xuất hiện thêm ca nhiễm mới thì Bộ cũng sẽ hướng dẫn địa phương để làm thủ tục để công bố hết dịch.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, dù Việt Nam kiểm soát rất tốt dịch bệnh Covid-2019, nhưng trong thời gian tới, các chuyên gia và thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đều thống nhất, dù tình hình dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát tốt song không được chủ quan, đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, công tác xuất nhập cảnh để ngăn chặn rủi ro, làm tốt công tác sàng lọc, tổ chức cách ly nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ.

Hai bệnh nhân ở Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất viện.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có phác đồ điều trị hiệu quả chống virus corona

Liên quan đến vấn đề nay, chiều qua 20.2, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, đây là vấn đề chuyên môn, quyết định sau cùng phải dựa trên ý kiến của các chuyên gia Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên.

Hiện tại, tình hình dịch bệnh của các nước trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, đã có thông tin, ngay cả những bệnh nhân đã được xác định âm tính rồi vẫn có thể phát bệnh trở lại nên các chuyên gia đều khuyến cáo, những người đã bình phục vẫn phải tiếp tục tự cách ly, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Mất bao lâu để Việt Nam sản xuất được vắc-xin chống coronavirus?

Thông tin về dự án vắc-xin phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên mà Việt Nam muốn nghiên cứu sản xuất, TS. Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế cho hay, Việt Nam hiện hướng đến sử dụng protein.

Nhân viên phòng thí nghiệm mặc một bộ đồ bảo vệ trước khi kiểm tra các mẫu tại Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Qinhuangdao ở Hà Bắc, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Sắp có thuốc chống virus corona? Bác sĩ Việt Nam lên tiếng

Theo lời của TS. Đạt, công nghệ này tuy khó khăn ở bước đầu để tạo ra protein đáp ứng miễn dịch nhưng các bước sau thì sẽ đi nhanh hơn so với công nghệ tổng hợp gen. Qua đó, giúp rút ngắn thời gian phát triển và sản xuất vắc-xin dễ nâng quy mô sản xuất và giảm giá thành, đáp ứng tốt nhu cầu về vắc-xin trong trường hợp khẩn cấp khi xuất hiện các tác nhân gây bệnh mới, nguy hiểm như Covid-19.

“Tuy nhiên, do yêu cầu nghiêm ngặt trong quy trình phát triển vắc - xin nên dù nhanh nhất và thuận lợi nhất thì cũng phải mất 12 tháng mới có kết quả”, TS. Đỗ Tuấn Đạt nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, với công nghệ này, giai đoạn thử nghiệm và đánh giá trên người mất nhiều thời gian hơn và thực tế, khó xác định thời gian thương mại hóa.

Theo TS. Đạt, để tạo ra được một loại vắc-xin mới cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả hoạt động của vắc-xin. Đây là quá trình tốn kém và nhiều rủi ro bởi không phải khi nào các dự án nghiên cứu cũng thành công. Ngoài ra, việc nghiên cứu chế tạo và sản xuất cũng gặp nhiều rủi ro khác như khi đi vào sản xuất thương mại thì dịch bệnh đã qua hoặc vắc xin bị rút phép, ngừng lưu hành vì tác dụng phụ. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn.

© Ảnh : TTXVN phátHình ảnh chủng mới của virus Corona gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp được WHO đặt tên là Covid-19.
Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona - Sputnik Việt Nam
Hình ảnh chủng mới của virus Corona gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp được WHO đặt tên là Covid-19.

Tuy vậy, theo TS. Đỗ Tuấn Đạt, nếu thành công sẽ có một ý nghĩa rất to lớn với Việt Nam trong công tác phòng bệnh.

“Chúng ta không thể dự báo được trong tương lai có thể có thêm chủng coronavirus nào mới xuất hiện và gây đại dịch ở người. Nếu tình huống xấu xảy ra, khi đã có trong tay công nghệ vắc-xin rồi, lúc đó chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng virus mới vào là rất nhanh sẽ có vắc-xin mới. Nói cách khác, lần này nếu thành công thì sẽ là nền tảng để phát triển các vắc-xin phòng đại dịch sau này chứ không chỉ riêng phòng coronavirus, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế khẳng định.

Đáng chú ý, trong ngày 20.2, Quỹ Đổi mới sáng tạo và Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch bệnh do Covid-19 gây ra với giá trị 20 tỷ đồng.

Nguyên Bộ trưởng Y tế: Việt Nam nhất định vượt qua Covid-19

Từng lãnh đạo ngành y tế vượt qua đại dịch SARS mười bảy năm về trước, nguyên Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đã chia sẻ kinh nghiệm mà mình và đồng nghiệp từng trải qua. Sau từng ấy thời gian, những ký ức của bà Chiến về 45 ngày chống lại đại dịch SARS ở Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Nguyên Bộ trưởng Y tế, PGS.TS Trần Thị Trung Chiến khẳng định Việt Nam sẽ nhất định vượt qua dịch bệnh do virus corona gây ra khi chia sẻ với Zing về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đội ngũ y bác sỹ chúc mừng hai bệnh nhân được xuất viện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chữa khỏi thêm 2 bệnh nhân nhiễm virus corona

“Khó khăn, đau thương nhưng tự hào” là những từ bà Chiến nhắc đến khi mở đầu câu chuyện về cuộc chiến chống dịch SARS năm 2003.

Cuối tháng 2.2003, Johnny Cheng - thương nhân người Mỹ gốc Hong Kong nhập Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) với các triệu chứng giống cúm, sốt, ho nhiều và khó thở. Khi bệnh tình trở nặng, gia đình bệnh nhân đưa ông về nước. Buổi sáng đầu tiên của tháng 3, một số y, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp bỗng xuất hiện những triệu chứng giống của Johnny Cheng. SARS - vị khách không mời đã đến.

Khi đó, bà Chiến đang công tác tại miền Nam. Một cách bất ngờ, bà nhận được cuộc gọi từ bác sĩ Carlo Urbani - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam.

“Đề nghị bà Bộ trưởng mời ngay chuyên gia của WHO vào để hỗ trợ chúng ta”, bác sĩ người Italy nói với bà Chiến sau khi thông báo về loại virus mà ông chưa phân lập được, chỉ biết nó có độc tính cao, lây lan nhanh qua đường hô hấp.

Ngay lập tức, Bộ trưởng Chiến đồng ý chủ trương mời chuyên gia từ WHO, CDC Mỹ cùng các bác sĩ uy tín nước ngoài vào Việt Nam. Bà ngay lập tức cho soạn thảo quyết định thành lập Ban đặc nhiệm phòng chống dịch khẩn cấp. Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, lúc đó, không ít người nghi ngờ quyết định của bà (bà mới nhậm chức từ tháng 7.2002).

“Tình hình sắp nguy cấp rồi, tôi không sợ và sẵn sàng chịu trách nhiệm”, bà Chiến dứt khoát.

Các hoạt động chống dịch được tiến hành tích cực sau đó. Lực lượng nhân viên y tế nhanh chóng lập bản đồ chấm dịch, khoanh vùng những địa điểm mà bệnh nhân Johnny Cheng đi qua; theo dõi nhiệt độ, cách ly người có giao tiếp với ông ở khách sạn. Bộ Y tế cũng báo cáo Chính phủ để khẩn cấp thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch.

© Ảnh : Duy Anh/ZingNguyên Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến.
Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona - Sputnik Việt Nam
Nguyên Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến.

Bộ Y tế cũng làm việc với Bộ Quốc phòng, đề nghị Cục Quân y hỗ trợ xây bệnh viện dã chiến, điều trực thăng để vận chuyển thầy thuốc, trang thiết bị y tế, thuốc men trong trường hợp dịch bùng phát diện rộng.

Để thuyết phục lưu học sinh, công dân Việt Nam từ vùng tâm dịch trở về đến nơi cách ly, nữ bộ trưởng đến sân bay Nội Bài, tháo chiếc khẩu trang và nói: “Tôi chỉ mong muốn bà con đồng lòng với Chính phủ. Chỉ có Nhà nước và nhân dân đồng lòng mới có thể cùng nhau đẩy lùi được dịch bệnh. Hãy tin tôi!”.

Khi đó, hơn 300 người đã đồng ý vào khu cách ly sau nhiều giờ phản đối.

Ngày 12.3, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp của dịch SARS trên toàn cầu. Con đường và các hàng quán xung quanh Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) trở nên vắng vẻ hơn. Toàn bộ nhân viên bệnh viện Việt Pháp phải tự cách ly, không ai được về nhà.

Thủ tướng lưu ý cảnh giác phòng chống dịch nhưng cũng phải chú trọng đến phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công đến đâu trong cuộc chiến với virus corona?

Hơn một nửa bệnh nhân SARS thời điểm đó là nhân viên y tế. Số người nhập viện ngày càng tăng, nhiều người phải thở máy liên tục. Ngày 15.3, y tá Lượng là bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam tử vong vì SARS. Tuy nhiên, đó chỉ mới là khởi đầu. Bốn bác sĩ, hai điều dưỡng mãi mãi ra đi. Ngày bệnh nhân cuối cùng tử vong, tất cả bác sĩ điều trị bàng hoàng.

“Chứng kiến đồng đội, đồng nghiệp của mình nằm xuống, nó như vết dao cứa vào tận tâm can của chúng tôi. Chúng ta biết rõ căn bệnh nguy hiểm như thế nào. Chúng ta dùng mọi biện pháp ngăn chặn, cách ly kịp thời và đẩy lùi SARS. Nhưng sau tất cả, chúng tôi không bảo vệ được đồng nghiệp của mình. Đó là điều tôi không bao giờ quên được suốt mười mấy năm qua”, nguyên bộ trưởng nghẹn ngào.

Với tư cách là người đứng đầu ngành Y tế, bà Chiến không chỉ tham gia họp, chỉ đạo, nắm bắt tình hình, mà còn đến tận các bệnh viện, thăm hỏi bệnh nhân, bác sĩ.

Khi bệnh nhân SARS đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai được cho xuất viện, bà Chiến đã nhanh chóng rời cuộc họp, đến tận nơi chia vui cùng gia đình, mặc cho một số người can ngăn.

“Tôi phải đi chúc mừng bệnh nhân và bà con yên tâm người khỏi bệnh có thể sinh hoạt bình thường, người xung quanh không ái ngại họ. Tôi đến đó cũng để tuyên bố với cả thế giới rằng Việt Nam đã điều trị thành công cho người nhiễm SARS”, bà Chiến nhớ lại.

Tại bệnh viện, bà Chiến tháo chiếc khẩu trang đang đeo để bắt tay, trò chuyện và chụp ảnh cùng người bệnh. Sau nhiều ngày làm việc liên tục, bà bắt đầu bị cảm, sốt.

“Tôi không cảm thấy sợ gì đâu, thậm chí có những lúc sốt, ho liên tục. Tôi từng nếm trải nhiều sự nguy hiểm, thậm chí là thời điểm cận kề sinh tử. Chắc nhờ vậy mà sức đề kháng của tôi rất mạnh, không dễ dàng nhiễm bệnh như vậy được”, bà Chiến cười khi nhắc về câu chuyện cũ.

Theo nguyên bộ trưởng, Việt Nam chống dịch từ khi còn chưa xác định virus gây bệnh viêm phổi là SARS; từ khi WHO chưa có hướng dẫn cụ thể. Bà cùng đội ngũ y bác sĩ vừa điều trị vừa theo dõi tình hình bệnh nhân để lên phác đồ, nắm virus lây qua đường nào thì chặn đường đó.

“Nhiều anh em hỏi tôi, nếu từ đây đến ngày công bố hết dịch, chúng ta phát hiện thêm ca mới, thì phải làm thế nào? Tôi chỉ đạo cứ thực hiện theo kế hoạch họp báo. Nếu có ca bệnh mới, mọi việc tiếp tục và chúng ta cùng chung tay chống dịch”, bà nói.

Ngày 28.4.2003, buổi họp báo tuyên bố hết dịch được tổ chức với sự tham dự của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, chuyên gia từ WHO cùng số đông phóng viên nước ngoài.

45 ngày chống SARS là cuộc chiến không tiếng súng, không biết mặt kẻ thù. Những “chiến sĩ” trong màu áo blouse trắng âm thầm chiến đấu, lặng lẽ hy sinh với sự dũng cảm và tình yêu thương dành cho người bệnh.

“Tôi thương nhân viên y tế vô cùng. Trong những trận dịch nguy hiểm, người ta thấy bệnh thì cố chạy thật xa. Chỉ có nhân viên y tế là người gánh trọng trách xông vào mặt trận, dù biết mình có thể gặp nguy hiểm. Cứu người là điều mà thầy thuốc luôn đặt lên hàng đầu”, nguyên Bộ trưởng chia sẻ.

Bà Chiến bày tỏ, mỗi khi nghe đến dịch bệnh, dù xảy ra ở trong hay ngoài nước, dù không phải SARS, mà như hiện tại là Covid-19, bà lại nhớ về những y, bác sĩ dũng cảm.

Khoa truyền nhiễm là khu điều trị riêng biệt cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Thông tin về quán thịt trâu nhiễm virus corona, 24 ngày ủ bệnh và tấm thẻ chống được Covid-2019

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, Covid-19 có thời gian ủ bệnh (14 ngày) lâu hơn SARS (khoảng 5-6 ngày), nhưng virus chủng mới này lại lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong thấp hơn SARS.

Hiện tại, Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch SARS, cũng như điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của ngành y tế, hệ thống thông tin truyền thông tốt. Đặc biệt, sự chỉ đạo, sáng tạo của ngành y tế, sự hợp tác của nhân dân và cộng đồng quốc tế, bà Chiến tin tưởng rằng dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, Việt Nam sẽ kiểm soát tốt tình hình.

Khi được hỏi về dịch Covid-19 tại Việt Nam liệu bao giờ sẽ kết thúc, nguyên Bộ trưởng Y tế khẳng định: “Chúng ta chỉ có thể đẩy lùi được dịch bệnh khi có sự chung tay, góp sức của toàn dân và Chính phủ. SARS giờ đây chỉ còn là ký ức và Covid-19 cũng sẽ như thế. Việt Nam nhất định vượt qua dịch bệnh này”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала