Việt Nam nói về dịch coronavirus, đề nghị của Trung Quốc và quyết định của chính quyền Mỹ

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt mời các phóng viên đặt câu hỏi.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt mời các phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt lên tiếng về việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển, khôi phục lại hoạt động kinh doanh thương mại với Trung Quốc, phòng chống dịch virus corona và quyết định không cho phép nhập cảnh với người trên du thuyền Westerdam.

Việt Nam phản ứng về việc bị Mỹ đưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển

Chiều ngày 20.2, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông tin chính thức nhiều vấn đề đang được dư luận quốc tế và trong nước quan tâm.

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về việc Đại diện thương mại Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã thông tin về vấn đề này.

“Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục phát triển rất tốt đẹp. Kim ngạch thương mại 2 chiều đạt gần 76 tỷ USD trong năm 2019, tăng 25% so với năm 2018. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”, ông Đoàn Khắc Việt cho hay đồng thời nhấn mạnh Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ.

Về vấn đề việc chính quyền Mỹ đưa Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc…ra khỏi danh sách các nước đang phát triển, theo ông Đoàn Khắc Việt, hiện Việt Nam vẫn đang hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá tác động của việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ, đồng thời duy trì đối thoại, phối hợp với phía Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ”, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thông tin khẳng định.

WTO - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ hủy những ưu đãi giành cho Trung Quốc, Việt Nam và các nước đang phát triển khác
Trước đó, ngày 11.2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất thế giới để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, động thái này đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Danh sách các nước bị Mỹ xóa bỏ ưu đãi đặc biệt gồm có Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraina.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam ở nước ngoài nhiễm virus corona

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Đoàn Khắc Việt cũng đã lên tiếng thông tin về tình hình chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên cũng như tình hình công dân Việt Nam ở vùng dịch viêm phổi Vũ Hán.

Việt Nam đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc cũng như các nước đang có dịch. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên theo dõi cập nhật ình hình diễn biến dịch tại địa bàn, công bố đường dây nóng bảo hộ công dân, giữ liên lạc thường xuyên với công dân Việt Nam ở nước ngoài và sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ, bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết”, Phó Phát ngôn Đoàn Khắc Việt khẳng định.

Hai bệnh nhân ở Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất viện.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có phác đồ điều trị hiệu quả chống virus corona

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh, theo báo cáo của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, tính đến ngày 20.2, ngoài một trường hợp người Việt Nam bị nhiễm virus corona ở Trung Quốc, hiện vẫn chưa có thêm công dân Việt Nam nào ở nước ngoài bị nhiễm Covid-19.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông tin thêm, công dân Việt Nam nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc nêu trên hiện vẫn đang được điều trị ở bệnh viện số 5 thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Tình trạng sức khỏe của công dân này có chuyển biến tốt.

Về trường hợp bệnh nhân này, trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng cũng đã thông tin đây là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú ở Đồng Nai trước khi xuất cảnh sang Trung Quốc. Vì lý do riêng tư cá nhân nên danh tính bệnh nhân này không được tiết lộ.

Việt Nam không đóng cửa thương mại với Trung Quốc

Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc đề nghị sớm khôi phục việc đi lại của công dân nước này sang Việt Nam, Phó phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh, nhằm phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-2019) gây ra, Chính phủ Việt Nam đã luôn phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc trong suốt thời gian qua.

“Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 lan rộng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của công dân Việt Nam, chính phủ Việt Nam cũng như phía Trung Quốc thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ trong giao thông vận tải hai nước, trên tinh thần chống dịch nhưng không đóng cửa, không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, thương mại, cũng như giao lưu con người hai bên”, Phó phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt cho hay.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, hiện tại, Việt Nam chỉ tạm ngưng qua lại ở các lối mở, đường mòn không chính thức. Tuy nhiên, các cửa khẩu, không có quy định dừng mà chỉ có các biện pháp quản lý dịch bệnh, trong đó có việc người Trung Quốc, người nước ngoài, công dân Việt Nam đến từ Trung Quốc cũng đều phải chịu cách ly 14 ngày.

“Không có chuyện cấm hẳn giao lưu giữa hai bên. Các hoạt động của các cửa khẩu biên giới trên đường bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc những ngày qua đã từng bước được khôi phục nhưng với sự kiểm soát chặt chẽ của các biện pháp phòng dịch để đảm bảo sự an toàn cao nhất đối với cộng đồng”, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nêu rõ.

Trước đó, tại cuộc gặp song phương ngày 19.2, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ cảm thông, chia sẻ trước những thiệt hại do dịch bệnh hô hấp virus chủng corona mới (Covid-2019) gây ra cho Trung Quốc. Ông đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc và sự phối hợp của các nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời mong và tin tưởng Trung Quốc sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm vượt giai đoạn khó khăn này.

Hành khách sử dụng khẩu trang phòng chống dịch bệnh khi tham gia các phương tiện công cộng tại sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh chụp sáng 14/2/2020) . - Sputnik Việt Nam
Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Phó Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các nước trong công tác ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chia sẻ kinh nghiệm điều trị.

Tinh thần chung lãnh đạo cơ quan ngoại giao Việt Nam thể hiện tại Hội nghị Mê Kông- Lan Thương là, Việt Nam đặc biệt quan tâm và chia sẻ với Trung Quốc về những khó khăn, thiệt hại phía bạn đang phải trải qua do dịch bệnh Covid-19. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ, thông tin và chia sẻ về kinh nghiệm kiểm soát, chăn chặn dịch, phương pháp điều trị đã áp dụng.

Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng thông báo về tình hình và nỗ lực của Trung Quốc trong phòng chống dịch Covid-19, bày tỏ ghi nhận và cảm ơn Việt Nam đã sẻ chia, hỗ trợ Trung Quốc trong việc phòng chống dịch, đồng thời đánh giá cao kết quả công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo vệ tính mạng người dân Việt Nam trước dịch corona virus

Đặc biệt, Ngoại trưởng Vương Nghị đồng thời cũng đề nghị Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam, nhấn mạnh Trung Quốc  sẵn sàng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, tích cực phối hợp giải quyết các vấn đề tồn tại trong các dự án hợp tác giữa hai nước, mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác thực chất trên các lĩnh vực.

“Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc xử lý dịch bệnh và tin tưởng, với các biện pháp mạnh mẽ đã tiến hành, sự hỗ trợ của quốc tế, nhân dân Trung Quốc sẽ sớm vượt qua đợt dịch bệnh khó khăn này, cộng đồng quốc tế cũng sớm kiểm soát được dịch bệnh nguy hiểm này”, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ, với tư cách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cùng cộng đồng các nước ASEAN đã thể hiện sự quan tâm, dành nhiều nỗ lực cho các hoạt động phòng chống, ngăn chặn dịch.

Ông Đoàn Khắc Việt đồng thời cũng dẫn chứng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN trước dịch bệnh Covid-19. Hôm qua, 19.2, tại hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cũng ra tuyên bố về hành động ứng phó dịch bệnh. Tại hội nghị Mê Kông- Lan Thương đang diễn ra, các Bộ trưởng Ngoại giao cũng chia sẻ quan điểm chúng tay chống dịch, thể hiện trong một tuyên bố chung về vấn đề ứng phó với dịch bệnh.

Việt Nam không cấp phép nhập cảnh với người trên du thuyền Westerdam

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tình hình kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt cho biết, tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam hiện đang đạt kết quả tốt, tiến triển khả quan, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Thông tin mới nhất về tình hình điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh từ Bộ Y tế Việt Nam cho thấy, 15/16 người khỏi bệnh, trường hợp còn lại cũng tiến triển rất khả quan.

“Như vậy việc chống dịch bệnh của Việt Nam đã đạt kết quả rất khả quan. Tôi tin bạn bè quốc tế đều nhất trí rằng, Việt Nam hiện vẫn là một điểm đến an toàn”, ông Đoàn Khắc Việt cho hay.

Theo Phó phát ngôn viên, kết quả này chứng tỏ các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh của Việt Nam, trong đó có vấn đề kiểm soát việc đi lại tại các cửa khẩu trên bộ, trên biển cũng như đường hàng không đã đưa ra là cần thiết và hiệu quả.

Tàu du lịch Westerdam tại cảng Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Campuchia cho phép hành khách trên tàu Westerdam rời khỏi đất nước

Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng ở nhiều quốc gia ngoài Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cũng cho biết, các cửa khẩu phía Tây Nam cũng được áp dụng các quy định chung về kiểm soát dịch bệnh như với khu vực biên giới phía Bắc.

Theo đó, những người đến từ Trung Quốc hoặc đi qua Trung Quốc trong vòng 14 ngày đều được kiểm tra sức khỏe chặt chẽ ngay khi đặt chân đến các cửa khẩu.

 “Các quy trình để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh được áp dụng nghiêm túc, chặt chẽ trong mọi trường hợp”, ông Đoàn Khắc Việt cho biết và khẳng định về việc đề nghị không cấp phép nhập cảnh với những người nghi nhiễm virus trên du thuyền Westerdam từng dừng ở Campuchia.
Việt Nam chưa xem xét khôi phục đường bay với Trung Quốc

Cũng liên quan tình hình dịch bệnh và khả năng Việt Nam tuyên bố hết dịch, chẳng hạn tại một số địa phương có dịch như Khánh Hòa, Thanh Hóa, TP.HCM cũng đã chuẩn bị tuyên bố hết dịch, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, đây là vấn đề chuyên môn, quyết định sau cùng phải dựa trên ý kiến của các chuyên gia Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên.

Hiện tại, tình hình dịch bệnh của các nước trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho hay, đã có thông tin, ngay cả những bệnh nhân đã được xác định âm tính rồi vẫn có thể phát bệnh trở lại nên các chuyên gia đều khuyến cáo, những người đã bình phục vẫn phải tiếp tục tự cách ly, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Hành khách sử dụng khẩu trang phòng chống dịch bệnh khi tham gia các phương tiện công cộng tại sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh chụp sáng 14/2/2020) . - Sputnik Việt Nam
Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Về việc đề nghị khôi phục các đường bay giữa Việt Nam- Trung Quốc, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định, quyết định tạm dừng cấp phép hoạt động bay giữa hai nước là do Chính phủ Trung Quốc, Tổ chức Y tế thế giới WHO cùng với Chính phủ Việt Nam thống nhất, ý thức nghiêm túc về mức độ nghiêm trọng của việc lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19.

Do đó, việc di chuyển những người từ vùng có dịch đến vùng khác, nước khác cần kiểm soát chặt chẽ. Việc khôi phục đường bay không thể căn cứ trên quyết định chủ quan được mà phải trên cơ sở khoa học, kiểm soát chặt chẽ.

“Do đó việc di chuyển từ vùng có dịch tới các nước, các vùng khác, các nước khác cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc bao giờ khôi phục trở lại đường bay không thể căn cứ trên quyết định chủ quan mà phải có cơ sở khoa học và phải rất thận trọng”, ông Việt nêu rõ.
“Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đã cấp phép 1 số chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ vùng dịch Vũ Hán về nước cũng như đưa công dân Trung Quốc ở Việt Nam về nước. Việt Nam rất quan tâm, chia sẻ và mong muốn Chính phủ nhân dân Trung Quốc sớm vượt qua khó khăn này. Khi nào dịch bệnh được khống chế thì cơ sở cho việc giao thương đi lại sẽ được khẳng định một cách chắc chắn hơn. Hiện Việt Nam- Trung Quốc đang phối hợp chặt chẽ về vấn đề này”, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Mỹ chuẩn bị đến đâu?

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao 20.2, Phó Phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt cũng đã lên tiếng về việc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Thưởng định ASEAN- Mỹ trong thời gian tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời các phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Phản ứng của Việt Nam về tiến trình Brexit, Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ và chặng đua F1
Theo đó, Phó phát ngôn Bộ ngoại giao cho biết, hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết để thông tin đến báo giới, tuy nhiên, ông Đoàn Khắc Việt khẳng định, các nước ASEAN và Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị các công việc liên quan cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- ASEAN thời gian tới đây.

Trước đó, ngày 4.11.2019, bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Bangkok Thái Lan, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi lời mời đến tất cả lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đến dự “Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt” ở Mỹ vào năm 2020 này.

Vì ông Trump không đến dự Thượng định ASEAN tại Bangkok, nên đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Robert O'Brien đã thay mặt ông chủ Nhà Trắng phát đi thông điệp của Tổng thống Donald Trump gửi đến Hội nghị, mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến Hoa Kỳ tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Hoa Kỳ ngay trong những tháng đầu của năm 2020 này.

© AP Photo / Aijaz RahiRobert O'Brien
Việt Nam nói về dịch coronavirus, đề nghị của Trung Quốc và quyết định của chính quyền Mỹ - Sputnik Việt Nam
Robert O'Brien

“Thư mời” của Tổng thống Mỹ khẳng định Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác của hai bên trong các vấn đề có tầm quan trọng lớn lao.

Các nước thành viên ASEAN đánh giá cao sự đóng góp của Hoa Kỳ đối với sự phát triển của khu vực cũng như việc tiếp tục hỗ trợ cho các cơ chế tập trung của ASEAN hay do ASEAN lãnh đạo, bao gồm Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).

Việc Nhà Trắng mời lãnh đạo các nước ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với Mỹ vào đầu năm 2020 là một sáng kiến tích cực nhằm củng cố và phát triển quan hệ giữa hai bên.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng cho biết, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hoan nghênh lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Phạm Bình Minh cũng nêu rõ, bộ trưởng ngoại giao các nước sẽ báo cáo lên lãnh đạo từng quốc gia để có quyết định cuối cùng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала