Covid-19: Việt Nam sẽ kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội?

© Ảnh : Văn Điệp – TTXVNQuang cảnh vắng vẻ người qua lại tại khu vực ngã ba phố Lý Thường Kiệt và phố Lê Thánh Tông.
Quang cảnh vắng vẻ người qua lại tại khu vực ngã ba phố Lý Thường Kiệt và phố Lê Thánh Tông. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để khống chế đại dịch Covid-19, cách ly toàn xã hội là điều cần thiết. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiến nghị Thủ tướng xem xét kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội sau khi kết thúc 2 tuần thực hiện Chỉ thị 16.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dù các ca dương tính với Covid-19 đã giảm đáng kể trong 2 ngày vừa qua nhưng vẫn không thể chủ quan, lơ là mà cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp. Việt Nam vẫn tiếp tục nghiên cứu sản xuất máy thở, trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng như hỗ trợ nhân đạo cho một số quốc gia.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, dịch bệnh SARS-CoV-2 hết sức phức tạp, nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chắc chắn sẽ chiến thắng.

Lo dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch do coronavirus, chiều nay 6/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp giao ban với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch Covid-19.

Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ theo đúng quy định phục vụ trạm di động lấy mẫu xét nghiệm. - Sputnik Việt Nam
Đã có 1/3 ca mắc Covid-19 của Việt Nam được chữa khỏi

Thủ tướng Việt Nam cho biết việc thực hiện cách ly toàn xã hội là biện pháp quan trọng và cần thiết để khống chế dịch Covid-19. Vì thế, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành cùng thảo luận và xem xét có nên kéo dài thời gian giãn cách xã hội này hay không.

“Từ nay đến hết ngày 15, chúng ta không được chủ quan trong phòng, chống dịch. Bên cạnh việc thực hiện Chỉ thị 15, 16, chúng ta cần có những biện pháp chủ động hơn để phục hồi kinh tế sau dịch”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Tại buổi họp chiều nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiến nghị Thủ tướng xem xét kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội sau khi kết thúc 2 tuần thực hiện Chỉ thị 16. Thứ trưởng nhận định đây là biện pháp quan trọng để khống chế Covid-19 trong bối cảnh hiện nay.

Thứ trưởng Bộ y tế nhấn mạnh: “Do thực hiện cách ly toàn xã hội, dự kiến thời gian tới số ca nhiễm không tăng nhanh mà chỉ xuất hiện một số trường hợp. Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, hiện chưa có người tử vong”.

Bộ Y tế đề xuất cách ly và xét nghiệm tất cả những người nhập cảnh là nhân viên ngoại giao, công vụ, chuyên gia dù có giấy chứng nhận âm tính. Những trường hợp đặc biệt cần có phương án giải quyết cụ thể phải xin ý kiến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Covid-19: Việt Nam sẽ kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội? - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.

Sắp tới, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Hàng không thông báo cho tất cả hãng bay tới đón người về nước và không chở người nhập cảnh vào Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt.

Bộ Công an cần chỉ đạo công an địa phương nắm chặt tình hình người nước ngoài nhập cư để lập danh sách và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.

“Hiện có một lượng người nhập cảnh không giấy tờ tùy thân, cách ly xong không biết đi đâu, không có người thân ở Việt Nam. Chúng tôi đã đề xuất cần có khu tạm trú cho nhóm người này tại khu vực phía nam”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ca nhiễm Covid-19 giảm, nhưng không thể chủ quan

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống Covid-19 diễn ra chiều nay (6/4) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, mặc dù các ca dương tính với Covid-19 đã giảm đáng kể trong 2 ngày vừa qua nhưng vẫn không thể chủ quan, lơ là mà cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc chấp hành tốt Chỉ thị 15 và 16 phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhưng đó là những giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Thực tế là các biện pháp mà Chính phủ đưa ra, cùng với sự hưởng ứng tích cực của toàn dân đã và đang mang lại những kết quả khả quan. Đồng thời, Thủ tướng cũng đánh giá cao các địa phương đã chấp hành tốt việc cách li xã hội và các hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Bên canh đó, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục đưa ra các phác đồ tốt nhất, các biện pháp khoa học hiệu quả và tăng cường điều trị cho các bệnh nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trước tác động của Covid-19 khiến nhiều đối tượng yếu thế gặp khó khăn, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về gói an sinh xã hội và đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng, như nguyên tắc hỗ trợ, đối tượng, thời gian, mức hỗ trợ...

Sự bùng phát dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với những người dân có thu nhập tháp hoặc điều kiện kinh tế không ổn định, để giải quyết việc này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về gói an sinh xã hội và đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng, như nguyên tắc hỗ trợ, đối tượng, thời gian, mức hỗ trợ...

Chính phủ cũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với một số nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội trước khi ban hành gói hỗ trợ này. 

Ngoài gói hỗ trợ về an sinh xã hội, cuối tuần này, Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương để thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đảm bảo an ninh trật tự, chăm lo đời sống cho nhân dân.

Hà Nội: Trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan Bệnh viện Bạch Mai

Báo cáo của UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, hồi 9 giờ 15 ngày 6/4 đã phát hiện thêm 1 người dương tính với SARS-CoV-2 có đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai.

Trường hợp phát hiện dương tính là anh Q.Q.T, (47 tuổi, trú tại xóm Bàng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh), đến khám điều trị ngoại trú tại Khoa Dị ứng miễn dịch Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 12.3.

Như vậy, 24 ngày kể từ ngày đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, anh T. mới được phát hiện dương tính. Đây cũng là ca dương tính đầu tiên liên quan đến Khoa Dị ứng miễn dịch Bệnh viện Bạch Mai được phát hiện.

Nhân viên y tế được trang bị bảo hộ chuẩn theo quy định. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết tâm không để vỡ trận chống Covid-19

Ngay sau khi ca bệnh này được công bố, huyện Mê Linh nhanh chóng tiến hành thực hiện các biện pháp điều tra dịch tễ, khoanh vùng, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và tiếp xúc gián tiếp (F2) để đề nghị UBND xã, thị trấn ra quyết định cách ly y tế, đồng thời đưa ra các hướng dẫn tự cách ly theo dõi sức khỏe đối với các trường hợp các liên quan.

Anh T. đã được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2  (huyện Đông Anh, Hà Nội) để theo dõi, điều trị. Những người tiếp xúc gần với anh T. cũng được tổ chức lấy mẫu và chuyển đến khu các ly tập trung.

Đồng thời, Xã Mê Linh đã thành lập ngay các chốt cách ly toàn bộ xóm Bàng, để khoanh vùng ổ dịch, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong khu vực ổ dịch và người dân trên địa bàn xã. Trung tâm y tế huyện cũng đã phối hợp phun hóa chất khứ khuẩn tại hộ gia đình có ca dương tính, các khu vực xung quanh và các hộ có người đang cách ly liên quan đên trường hợp trên.

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho hay việc anh T. đến 24 ngày mới được phát hiện dương tính với virus corona là trường hợp mà các cơ quan chức năng cần hết sức lưu ý.

“Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp phát bệnh chậm, lâu nhất ở Trung Quốc đến 39 ngày mới phát bệnh. Do đó, cần lưu ý rà soát, còn bao nhiêu người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ 10 - 25.3 thì phải cách ly nghiêm túc. Có lẽ phải kéo dài thời gian cách ly, chứ không chỉ là 14 ngày. Trước mắt, có thể yêu cầu cách ly thêm 14 ngày nữa”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết.
Chống Covid-19: Gõ cửa từng nhà, kiểm soát tốt dịch bệnh

Ngày 6 tháng 4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra đã họp bàn triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại cuộc họp này, Ban Chỉ đạo đã thảo luận về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, triển khai thực hiện cách ly tập trung, cách ly xã hội, đồng thời, các chuyên gia cũng phân tích, đánh giá tình hình và dự đoán diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới để có biện pháp ứng phó phù hợp. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo họp bàn việc sản xuất máy thở, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, công tác kiểm soát đường biên giới, triển khai hỗ trợ một số quốc gia phòng chống dịch bệnh.

Nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế kiểm tra sức khỏe của hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận 239 ca mắc Covid-19

Báo cáo với Phó Thủ tướng, đánh giá diễn biến tình hình trong nước, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, vừa qua nhờ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn kiểm soát tốt tình hình.

Tuy nhiên, các thành viên các Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh, diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn nên không được lơ là chủ quan.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị trong thời gian tới các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ đạo của Trung ương, nhất là Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về cách ly xã hội, “đi từng ngõ gõ từng nhà” để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng và dập dịch.

Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho hay trong những ngày gần đây số người bị lây nhiễm đã phát hiện rất ít. Số người được chữa khỏi tăng lên. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng.

“Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể yên tâm, do vậy người dân và các cơ quan, đơn vị, địa phương không được chủ quan mà phải tiếp tục hiệp đồng chặt chẽ, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh”, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho biết.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Công an cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Về phía quân đội, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Trưởng Ban thường trực phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Quốc phòng Việt Nam thông tin cho biết, tuần qua số lượng người nhập cảnh từ Lào, Campuchia về Việt Nam đã giảm tới 55%. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh ở một số Đông Nam Á rất phức tạp, dự báo số người công dân Việt Nam về nước thời gian tới sẽ tăng lên.

Thiết bị y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 240

Trung tướng Trần Duy Giang nêu rõ, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tiếp tục quản lý chặt đường biên giới, giao các Quân khu ở phía Nam bố trí khu vực tạm cư cho công dân về nước, tiếp tục tổ chức tốt công tác cách ly tập trung, đồng thời đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội.

Đối với công tác hậu cần, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Việt Nam hiện đã sản xuất được khẩu trang y tế và trang phục phòng hộ cho y bác sĩ từ nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ công tác phòng chống dịch do coronavirus tại Việt Nam, đồng thời hướng đến xuất khẩu.

Đối với vấn đề về máy thở, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh, Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập, không xâm nhập, sắp tới sẽ có máy thở thay thế nguồn nhập khẩu.

“Hiện số lượng trang thiết bị, vật tư y tế, máy thở, đồ bảo hộ đã sẵn sàng cho tình huống xuất hiện 10.000 bệnh nhân mắc Covid-19. Đồng thời, Tiểu ban Hậu cần đang lên phương án chuẩn bị trang thiết thiết bị, vật tư y tế cho các tình huống xấu hơn, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Toàn dân chống dịch thì nhất định sẽ chiến thắng

Về công tác điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, Bộ Y tế đã ban hành công điện yêu cầu tất cả các bệnh viện nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Theo đó, tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng.

Bộ Y tế cũng cho biết, bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm Covid-19.

Lực lượng y tế kiểm tra thân nhiệt cho tài xế ra vào thành phố tại chân cầu Đồng Nai trên Xa lộ Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Số ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam giảm nhưng virus corona đã biến đổi

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận người bệnh nặng, cấp cứu, chuyển tuyến, hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được. Tăng cường khám bệnh, tư vấn theo hình thức trực tuyến, qua điện thoải để giảm lưu lượng người đến khám. Giãn hoặc hoãn mổ các trường hợp trì hoãn.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, người dân trước đây khi khám bệnh thường đến thẳng bệnh viện, bây giờ khi trước đến thăm khám (trừ trường hợp cấp cứu) bà con nên liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước bảo đảm giãn cách xã hội.

Về tình hình điều trị bệnh, Việt Nam đã có 91 trường hợp khỏi bệnh, tuy nhiên cũng có 2 bệnh nhân nguy kịch là các bệnh nhân số 20 và 161 đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân số 20 (bác ruột bệnh nhân số 17) đã có tiến triển tốt, kết thúc ECMO, 3 bệnh nhân có tiên lượng nặng lên là các ca bệnh số 162, 221, 237 và 239. Việt Nam cũng đã có 52 bệnh nhân cho kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần trở lên, trong đó có 23 trường hợp âm tính lần 2.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Ban chỉ đạo phát biểu.
Covid-19: Việt Nam sẽ kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội? - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Ban chỉ đạo phát biểu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, trong hai ngày qua, tình hình dịch tại Việt Nam có tiến triển tốt, nhưng không được chủ quan, mất cảnh giác. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam nhấn mạnh,  ngành y tế nâng cao hơn nữa việc phòng chống Covid-19 xâm nhập bệnh viện.

“Chúng tôi yêu cầu các bệnh viện tăng cường từ khu vực tiếp đón cần phải có phương tiện bảo hộ, coi những người đến khám là nhiễm bệnh, đều coi như đối tượng F1 để chủ động phòng chống Covid-19, dứt khoát không để xảy ra lây nhiễm trong bệnh viện. Chúng ta phải tiếp tục quản lý chặt chẽ, tránh việc nhân viên y tế bị kỳ thị khi cách ly hay khi làm nhiệm vụ trong các bệnh viện”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo.

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho du khách nước ngoài tại khu cách ly tự nguyện ở khách sạn Bưu Điện, phường Bãi Cháy (TP Hạ Long). - Sputnik Việt Nam
Ca nhiễm Covid-19 thứ 241 là du học sinh về từ Anh
Liên quan đến công tác điều trị, Phó Thủ tướng cũng cho biết, hiện phác đồ điều trị Covid-19 của Việt Nam tương đối tốt. Về cơ bản, các cơ sở khám chữa bệnh đang rất khẩn trương, tích cực điều trị cho các ca mắc Covid-19. Đồng thời, ngành y tế Việt Nam đã chuẩn bị đủ thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng với tình huống nếu có 3.000 ca nhiễm bệnh và hiện đang tiếp tục chuẩn bị cho các phương án khác.

“Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của Nhân dân ta với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay.

Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.

“Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Covid-19: Việt Nam sẽ kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội? - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала