Bí thư Vương Đình Huệ: Đưa Hà Nội thành Trung tâm sáng tạo của khu vực

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàn Quốc có kỳ tích sông Hàn, Việt Nam có kỳ tích sông Hồng? Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thủ đô Việt Nam sẽ hiện thực hóa khát vọng thành phố sáng tạo. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ thành Trung tâm sáng tạo của khu vực và có sức cạnh tranh ở châu Á và quốc tế.

Sáng nay, 2/10, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội đã phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm cấp cao “Tham vấn về sáng kiến: Hà Nội – Thành phố sáng tạo” (Hanoi – Creative city).

Tọa đàm cấp cao “Hà Nội – Thành phố sáng tạo”

Đây được đánh giá là hoạt động thiết thực, chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ thành phố, đồng thời nhằm thúc đẩy thực hiện cam kết của Thủ đô Việt Nam với tư cách là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu nhậm chức.  - Sputnik Việt Nam
Bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh hứa gì với dân?

Tham dự sự kiện này có Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý.

Về thành phần đại biểu quốc tế có Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam ông Michael Croft, các Đại sứ, đại biện, đại diện Đại sứ quán các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm Hà Nội – Thành phố sáng tạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tiếp nối truyền thống văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, nguồn lực sáng tạo, Hà Nội tin rằng, nếu biết phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong môi trường kết nối quốc tế, thành phố sẽ thêm một lần nữa hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng sáng tạo mang tên Thăng Long từ ngàn năm trước, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh đến vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm đầu nào chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn của cả nước về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, quá trình tham vấn trong nước và quốc tế từ năm 2018-2019 đã chỉ ra và nhấn mạnh những lợi thế về truyền thống, nguồn lực, động lực trong thiết kế sáng tạo của Hà Nội, cũng như bối cảnh phát triển năng động của Thủ đô và đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn mới.

Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi công bố quyết định. - Sputnik Việt Nam
Kỳ vọng gì ở Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh sau thời ông Nguyễn Đức Chung?

Đồng thời, cùng với việc xác định các nguồn nội lực, các đối tác cho rằng Hà Nội không thể bỏ qua việc xác lập vị trí tiên phong trong khu vực và các nền tảng có tính toàn cầu để định vị chiến lược phát triển của Thủ đô ngày càng văn minh và hiện đại.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thực hiện cam kết với UNESCO sau khi Hà Nội chính thức trở thành thành phố sáng tạo lĩnh vực thiết kế, Hà Nội sẽ phải cụ thể hóa bằng các chương trình và kế hoạch hành động dài hạn về tầm nhìn và kết nối các chính sách của thành phố.

Đồng thời, thành phố cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm nâng tầm cho lĩnh vực sáng tạo thiết kế, cũng như nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng để từng bước hiện thực hóa các sáng kiến và xây dựng hình ảnh Hà Nội - Thủ đô sáng tạo.

Bí thư Vương Đình Huệ: Đưa Thủ đô trở thành trung tâm sáng tạo của khu vực

Ngoài ra, người đứng đầu Thành ủy Hà Nội cũng cho biết mục tiêu chiến lược đang được hoạch định là đến 2025 phát triển thủ đô Hà Nội nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

Xây dựng ga tàu điện ngầm Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Hà Nội đề xuất làm tuyến đường sắt nối Văn Cao với Hòa Lạc

Ông Huệ nhấn mạnh, định hướng đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố xanh, thông minh hiện đại, phát triển năng động hiệu quả và có sức cạnh tranh ở châu Á và quốc tế. Sau đó, ở tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội sẽ Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện và bền vững. Đồng thời, Hà Nội cũng sẽ là thành phố kết nối toàn cầu và có sức cạnh tranh quốc tế.

“Với mục tiêu chiến lược đó, nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa luôn là nền tảng, là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để xây dựng và phát triển Thủ đô,” Bí thư Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Cùng với đó, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng khẳng định, còn nhiều việc cần làm để tiếp tục hiện thực hóa danh hiệu thành phố sáng tạo, như cân bằng giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, thiết kế một hệ sinh thái cho hoạt động đổi mới, sáng tạo cho thành phố.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với các đại biểu dự tọa đàm.
Bí thư Vương Đình Huệ: Đưa Hà Nội thành Trung tâm sáng tạo của khu vực - Sputnik Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với các đại biểu dự tọa đàm.
“Sau nhiều năm mở rộng về diện tích, đến nay Hà Nội đã có gần 10 triệu dân. Cùng với tiến trình hội nhập mạnh mẽ, quan hệ hợp tác quốc tế được phát triển mở rộng tới hơn 100 thủ đô, thành phố lớn trên thế giới đã và đang tạo nên thế và lực mới trên trường quốc tế, tạo đà cho Thủ đô phát triển nhanh và bền vững”, ông Vương Đình Huệ khẳng định.

Nói đến vấn đề Quy hoạch phân khu sông Hồng, theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, vấn đề cần quan tâm đó là trị thuỷ, việc cao trình thoát lũ, tốc độ thoát lũ như thế nào.

“Nếu nói Hàn Quốc có kỳ tích sông Hàn thì Việt Nam có kỳ tích sông Hồng được không? Muốn có kỳ tích sông Hồng thì phải có quy hoạch phát triển sông Hồng. Trước đây chỉ có 40km, bây giờ có khoảng 126km sông Hồng chạy qua địa bàn của thành phố. Nếu chúng ta làm được cái này thì sẽ có nguồn lực hết sức to lớn về giải quyết sinh kế cho khoảng 1 triệu dân cư”, Bí thư Huệ nêu vấn đề.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội bày tỏ mong muốn có sự phối hợp của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết những bài toán quy hoạch thủ đô của Việt Nam.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hà Nội khẳng định thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp với tinh thần quyết liệt, truy vết nhanh, cách ly kịp thời và xét nghiệm ngay. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư, xin tại ngoại điều trị

Ngoài ra, Bí thư Vương Đình Huệ cũng cho biết, việc thành phố tổ chức cuộc tọa đàm cấp cao này là với mong muốn được lắng nghe, trao đổi với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế, đại diện các Đại sứ quán, nhà đầu tư, doanh nghiệp về những ý tưởng, sáng kiến, nhằm hỗ trợ Hà Nội xác định chiến lược cũng như kế hoạch dài hạn nhằm phát huy hiệu quả, vai trò là Thành phố sáng tạo UNESCO.

Bí thư Huệ cũng khẳng định, đây cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh con người Hà Nội, con người Việt Nam và thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng trong nước và quốc tế.

“Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sẽ được tổ chức trong những ngày tới, góp phần tuyên truyền, giới thiệu về định hướng phát triển mới của thành phố Hà Nội cùng các tiềm năng, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo”, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nêu rõ.

Trên cơ sở đó, ông Huệ mong muốn tha thiết rằng, các đại biểu tham dự tọa đàm sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp tích cực, thẳng thắn, quý báu để thành phố xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể, phải làm sao hướng đến mục tiêu Hà Nội thực sự là Trung tâm sáng tạo của khu vực.

Hà Nội - Thành phố sáng tạo, hào khí Thăng Long Rồng bay lên

Về phần mình, ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, thủ đô của Việt Nam đã “giương cao ngọn đuốc nền văn hóa hòa bình trong nhiều thập kỷ” và giờ đây, với danh hiệu Thành phố sáng tạo, Hà Nội đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự phát triển “lấy con người làm trung tâm”.

Người đàn ông đi xe máy trong trận mưa bão ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Chiến lược mới của Hà Nội: Bảo vệ con người và duy trì tăng trưởng kinh tế

Lãnh đạo Tổ chức UNESCO tại Việt Nam đánh giá, đây là con đường bảo đảm rằng sự phát triển của thành phố không chỉ được tính bằng các số liệu thống kê và lợi nhuận, mà còn bởi những đặc điểm tốt đẹp nhất của con người, lòng trắc ẩn và sự sáng tạo, đồng thời nhấn mạnh, đây là những điều chúng ta được trải nghiệm mỗi ngày khi đi trên những con phố và tương tác với những người con của thành phố tươi đẹp này.

Ông Croft cho biết, Hà Nội - Thành phố sáng tạo là danh hiệu thế kỷ 21, với tầm nhìn hướng về tương lai, phản ánh khát vọng quốc gia, trở thành một thành viên sáng tạo, tích cực và có trách nhiệm trong khu vực và thế giới.

“Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra phương thức để Hà Nội – Thành phố sáng tạo do UNESCO công nhận có thể trở thành nền tảng hợp tác, hỗ trợ các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thập kỷ tới với tầm nhìn 2045”, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Michael Croft cũng phân tích, mặc dù danh hiệu Thành phố sáng tạo sẽ thêm phần nâng cao vị thế cho danh hiệu thành phố vì hòa bình, nhưng đóng vai trò là một phương tiện giúp Hà Nội phát triển thành kinh đô sáng tạo, trao quyền cho người dân và xây dựng một nền kinh tế cân bằng, đa dạng và đổi mới là giá trị đích thực của danh hiệu này. Nói cách khác là hướng về phương pháp phát triển bền vững hơn và lấy con người làm trung tâm.

“Khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội có thể mở rộng hợp tác và trao đổi với các thành phố thiết kế khác như Seoul, Singapore, Kobe, Thượng Hải trong khu vực và các thành phố như Helsinki, Montreal, Berlin và Turino trên toàn cầu”, vị lãnh đạo nói.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhắc lại cam kết của UNESCO trong việc đồng hành cho con đường mới này với thành phố, và nỗ lực hết sức để thúc đẩy các mối quan hệ đối tác giúp chuyển đổi Hà Nội - Thành phố sáng tạo, thành Hà Nội – Kinh đô sáng tạo với hào khí Thăng Long rồng bay lên cao.

Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm để Hà Nội thành Trung tâm sáng tạo

Phát biểu tại cuộc Tọa đàm hôm nay, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho biết, sau khi Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã và đang đồng hành với thành phố Hà Nội trong việc quảng bá và phát huy danh hiệu, xây dựng kế hoạch cụ thể và huy động sự tham gia của nhiều cơ quan và các chủ thể trong xã hội nhằm phát triển thành phố sáng tạo.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ.  - Sputnik Việt Nam
Hà Nội sẽ là Trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu Đông Nam Á?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung bày tỏ, danh hiệu Thành phố sáng tạo chắc chắn sẽ tạo ra một khuôn khổ thích hợp để thủ đô Hà Nội tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị của các danh hiệu khác mà UNESCO đã ghi danh tại Hà Nội. Ông Trung nhấn mạnh điều này vừa vì lợi ích của đất nước, vừa là để thực hiện các nghĩa vụ theo như cam kết của Hà Nội và Việt Nam với UNESCO.

“Thành công của Hà Nội sẽ khẳng định vị trí và tầm vóc Thủ đô sáng tạo của nước Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, thúc đẩy các thành phố khác của Việt Nam tham gia Mạng lưới, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bày tỏ tin tưởng.

Đại diện Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu đề ra, điều quan trọng đầu tiên là nhận thức đầy đủ của các cấp, các ngành và người dân Hà Nội về ý nghĩa của danh hiệu, tạo đồng thuận trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch cụ thể.

Buổi tọa đàm hôm nay cũng ghi nhận ý kiến của các đại sứ, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế. Các đại biểu tham gia thảo luận tập trung vào các nhóm giải pháp hiện thực hóa tầm nhìn Thủ đô sáng tạo, bao gồm tái tạo đô thị, mạng lưới giáo dục kích thích và thúc đẩy sự sáng tạo, ưu tiên cho nghệ thuật và khoa học, hệ thống chuỗi tổng thể các sự kiện, hội chợ, triển lãm, lễ hội văn hóa cũng như việc xây dựng, quảng bá thương hiệu thành phố Hà Nội trong vai trò Thủ đô sáng tạo.

Tham gia phát biểu tại cuộc tọa đàm, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hường cho rằng, những kết quả quan trọng phản ánh từ các cuộc gặp gỡ, hội đàm và tham vấn của thành phố với các đối tác liên quan đã cho thấy một bức tranh và vị thế hoàn toàn khác của Hà Nội hiện nay so với thời điểm 20 năm trước.

“Đã đến lúc Hà Nội phải định vị lại vị thế trong bối cảnh quốc gia và quốc tế mới, hướng tới Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO, từ đó hình thành tầm nhìn chiến lược truyền cảm hứng cho một chương mới phát triển của thành phố Hà Nội”, bà Hương cho biết.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc Hội đề nghị Hà Nội giải quyết nhiều vấn đề quan trọng
Theo bà Phạm Thị Thanh Hường, việc bảo vệ các khu di sản, làm mới và thiết kế phong phú các hoạt động văn hóa trong không gian lịch sử cũ; hồi sinh những tòa nhà bị lãng quên, làm đẹp những góc khuất và những nơi công cộng khác như cầu vượt, bến xe buýt và hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống giao thông công cộng mới phát triển của thành phố nhằm nâng cao sự an toàn, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc người dân,  thành phố xanh, sạch, có thể đi bộ với những tuyến phố thông thoáng và không gian trống dành cho xe cộ đều là những ước mơ và mong muốn chung mà các đại biểu chia sẻ để xây dựng chương mới truyền cảm hứng cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam trong tham luận về “Thúc đẩy sự năng động để hiện thực hóa tầm nhìn Hà Nội - Thủ đô sáng tạo”, thì nêu quan điểm để tạo ra động lực và môi trường thuận lợi cho sự chuyển tải các giá trị to lớn về lịch sử, văn hoá và di sản thành giá trị, hoạt động, thực hành và cả những chuỗi sản phẩm dịch vụ trong bối cảnh hiện đại, cần thiết lập hai trong số các điều kiện căn bản.

Theo vị chuyên gia, nền tảng toàn cầu là các sự kiện quốc tế để thu hút sự tham gia, định vị điểm đến của văn hóa và các sáng tạo mới, môi trường chính sách và chương trình điểm để thúc đẩy các hoạt động thiết kế sáng tạo và đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

TS. Nguyễn Quang, Trưởng Đại diện UN Habital Việt Nam thì cho rằng, quá trình đô thị hóa đem lại nhiều cơ hội cho người dân song cũng tạo ra nhiều thách thức lớn.

Theo vị chuyên gia, thứ nhất là việc cung cấp các dịch vụ hạ tầng, nhà ở đặc biệt là việc bảo vệ môi trường, không khí và sự an toàn của thành phố, song hành với đó là thách thức về đói nghèo và sự bất bình đẳng.

Ở góc độ khác, thành phố thông minh không chỉ là công nghệ mà mục tiêu cuối cùng là làm thế nào để nâng cao chất lượng sống, tăng hiệu quả các nguồn lực con người và tài nguyên cũng như tạo ra sự kết nối giữa Chính quyền và người dân.

“Công nghệ chỉ là công cụ thực hiện mục tiêu đó và Hà Nội đã tạo ra được rất nhiều không gian sáng tạo cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ phục vụ cho người dân”, Trưởng đại diện UB Habital Việt Nam bày tỏ.

Đọc thêm:

TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала