‘Đả hổ diệt ruồi’ ở Việt Nam: Vụ Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam là một điển hình

© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Sri Lanka
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Sri Lanka - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Đăng ký
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự vào cuộc của hệ thống chính trị, Việt Nam tiếp tục chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’, ‘đốt lò’ thiêu tham nhũng, quyết tâm loại khỏi bộ máy chính quyền những quan chức không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng, phục vụ nhân dân.

Vừa qua, Bộ Chính trị Việt Nam quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương (nhiệm kỳ 2015-2020). Ban Bí thư kỷ luật Ban cán sự Đảng UBND Tỉnh Bình Dương (nhiệm kỳ 2016-2021) cũng bằng hình thức cảnh cáo.

Thấy gì qua việc Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, kỷ luật Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam vì những sai phạm nghiêm trọng?

Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Công cuộc ‘đả hổ diệt ruồi’, ‘đốt lò’ thiêu tham nhũng của Việt Nam được các tầng lớp nhân dân trong nước và dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Tất cả vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính và đội ngũ cán bộ đủ tài, đủ đức trong bộ máy lãnh đạo đất nước từ Trung ương đến địa phương.

Ông Trần Văn Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Vụ Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam: Xin lỗi nhân dân

Vụ việc sai phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, mà cái tên được truyền thông trong nước nhắc nhiều nhất chính là Bí thư Trần Văn Nam là một điển hình về quyết tâm làm trong sạch đội ngũ, nói không với những cán bộ đã không còn xứng đáng với vị trí người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vấn đề bức xúc, vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tập thể trong suốt thời gian qua.

Ngày 18/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Ban Bí thư cũng đã thi hành kỷ luật một số cá nhân liên quan thuộc Ban cán sự Đảng UBND Tỉnh Bình Dương (nhiệm kỳ 2016-2021).

Theo thông cáo báo chí phát đi cuối ngày 18/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2021 và một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc.

Căn cứ đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và nội dung trình bày của đại diện tổ chức đảng và đảng viên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, đã có sự buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, khiến cho một số tổ chức đảng và đảng viên vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3/2) thuộc Tỉnh ủy Bình Dương. Những vi phạm này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn đối với ngân sách nhà nước.

Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban Nhân dân tỉnh, các sở, ngành và tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng tại Tổng Công ty 3/2, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.

Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2021
Trần Văn Nam: Nhân vật “làm nóng” họp báo công bố kết quả Bầu cử ĐBQH khóa XV

Theo Ban Bí thư, cá nhân ông Trần Văn Nam, với cương vị là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV, chịu trách nhiệm là người đứng đầu trước các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Trần Văn Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh ủy và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng Công ty 3/2.

Bộ Chính trị xác định, đồng chí Trần Văn Nam đã có sự buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát; chỉ đạo hợp thức hóa tài liệu để che giấu vi phạm; gây thất thoát lớn cho tài sản, ngân sách của Đảng, Nhà nước, để xảy ra tình trạng nhiều cán bộ, đảng viên của tỉnh vi phạm kỷ luật đảng, bị khởi tố hình sự.

Đối với ông Phạm Văn Cành, Ban Bí thư nhận thấy, trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh ủy. Ông Cành chịu trách nhiệm trực tiếp trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quản lý đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, việc ký văn bản hợp thức hóa sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án liên quan đến vốn góp của Đảng, Nhà nước cho tư nhân và để xảy ra các vi phạm tại Tổng Công ty 3/2.

Ông Phạm Văn Cành cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020.

Đối với ông Trần Thanh Liêm, khi còn giữ vị trí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Liêm đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh ủy. Ông Liêm cũng chịu trách nhiệm trong việc bổ sung văn bản để hợp thức hóa sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án liên quan đến vốn góp của Đảng, Nhà nước cho tư nhân.

Ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2021
Vì sao Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bất ngờ xin không làm Đại biểu Quốc hội?

Ông Trần Thanh Liêm cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020.

Các ông Nguyễn Thanh Trúc, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và ông Trần Xuân Lâm, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương, năm 2012 công tác và giữ các chức vụ trong Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thẩm định, tham mưu, trình ký văn bản áp dụng giá đất để tính tiền sử dụng đất vi phạm quy định pháp luật, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn ngân sách của Đảng, Nhà nước.

Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020, Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2021 và các cá nhân nêu trên đã có những vi phạm rất nghiêm trọng, đã gây thất thoát lớn đối với ngân sách của Đảng, Nhà nước.

Nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên của tỉnh Bình Dương đã vi phạm kỷ luật, một số trong đó đã bị xử lý hình sự, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền địa phương và cá nhân các đồng chí, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.

Do đó, căn cứ Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 bằng hình thức cảnh cáo.

Ban Bí thư quyết định, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2021 bằng hình thức cảnh cáo. Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, đồng thời xem xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả vi phạm, quá trình công tác cũng như những đóng góp, cống hiến của các đồng chí đối với sự phát triển của địa phương. Trong quá trình kiểm điểm, các đồng chí đã nhận thức rõ những khuyết điểm, sai phạm, đã tích cực khắc phục và chỉ đạo khắc phục hậu quả, tự giác nhận hình thức kỷ luật.

Bộ Chính trị báo cáo và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Trần Văn Nam.

Ban Bí thư quyết định, cách tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 đối với ông Phạm Văn Cành và Trần Thanh Liêm; cách tất cả các chức vụ trong Đảng các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, 2020-2025 đối với ông Nguyễn Thanh Trúc và Trần Xuân Lâm.

Sai phạm khiến 2 khu đất vàng của Nhà nước ở Bình Dương vào tay tư nhân

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, là một công ty nhà nước quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Tổng Công ty 3/2 được giao quản lý hàng ngàn ha đất, trong đó có 567 ha đất ở trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Bắ đầu từ năm 2010, công ty này chủ trương đề nghị hợp tác với Công ty Âu Lạc (là công ty tư nhân) để lập ra công ty liên doanh Tân Phú để kinh doanh khu đất 43ha (thuộc khu 567ha) tại phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương năm 2012 là ông Trần Văn Nam đã ký giao đất cho Tổng Công ty 3/2.

TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2021
“Đất vàng” ở TPHCM đang nằm trong tay ai?

Đến năm 2016, Tổng Công ty 3/2 ký Hợp đồng chuyển nhượng 43 ha đất cho Liên doanh Công ty Tân Phú chỉ với số tiền 250 tỉ đồng. Cơ quan công an đã xác định, việc chuyển nhượng với giá rẻ hơn thực tế này gây thất thoát của Nhà nước hơn 126 tỉ đồng.

Năm 2017, Tổng Công ty 3/2 tiếp tục chuyển nhượng luôn 30% vốn góp cho đối tác với giá trên 161 tỉ đồng. Từ đó, Công ty Âu Lạc đã thâu tóm, toàn quyền định đoạt 43 ha đất.

Các sai phạm của Tổng Công ty 3/2 và vi phạm trong lãnh đạo, quản lý của Tỉnh ủy Bình Dương còn xảy ra tại khu đất 145ha (bên cạnh khu 43ha), cũng nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Khu đất này đang được kinh doanh sân golf.

Trước đó, từ năm 2007, Tổng Công ty 3/2 đã ký hợp đồng liên doanh với 2 công ty Hàn Quốc để thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Tân Thành (vốn điều lệ 30 triệu USD), với mục đích làm dự án sân golf trên khu đất 145ha.

Tổng Công ty 3/2 góp 9 triệu USD thông qua quyền sử dụng 145ha đất và các bên tự định giá đất. Hai công ty Hàn Quốc góp 21 triệu USD, nắm 70% vốn điều lệ. Đến năm 2011, lấy cớ nền kinh tế thế giới khủng hoảng, 2 công ty Hàn Quốc đã tiến hành chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho 2 công ty Việt Nam là Công ty TNHH Phát Triển và Công ty Cổ phần Hưng Vượng.

Ở thời điểm chuyển nhượng, các công ty Hàn Quốc vẫn chưa góp đầy đủ vốn điều lệ (chỉ mới được 5,2 triệu USD), do đó công ty Việt Nam nhận chuyển nhượng tiếp tục góp số vốn còn lại. Điều này đã vi phạm hợp đồng liên doanh (vốn góp phải được góp đầy đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.)

Sau khi 2 công ty tư nhân Việt Nam nhận chuyển nhượng nắm 70% tỉ lệ vốn góp, Tổng Công ty 3/2 mất quyền kiểm soát khu đất này. Đặc biệt, Tổng Giám đốc Công ty 3/2 là ông Nguyễn Văn Minh có quan hệ ruột thịt với lãnh đạo 2 công ty tư nhân trên.

Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra liên quan xác định, các sai phạm này của Tổng Công ty 3/2 có trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Trong khi đó, ông Phạm Văn Cành - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ký văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép Dự án Tân Phú cho tư nhân và để xảy ra các vi phạm tại Tổng Công ty 3/2.

Ông Trần Thanh Liêm (mới về hưu tháng 12/2020) - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trong việc bổ sung văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép 43ha cho tư nhân. Ngoài ra, nhiều cán bộ Tỉnh ủy Bình Dương khác cũng liên đới trách nhiệm trong sai phạm tại Tổng Công ty 3/2.

Lãnh đạo Bình Dương: Xin lỗi nhân dân và nộp lại tiền, chuyển lại vốn góp

Ngày 16/6, Ủy ban kiểm tra Trung ương thông báo kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 liên quan đến các sai phạm về quản lý đất đai. Tỉnh ủy Bình Dương sau đó đã thừa nhận trách nhiệm vì đã thiếu kiểm tra, giám sát cũng như đưa ra phương án khắc phục hậu quả.

Theo đó, Tổng Công ty 3-2 và Công ty Âu Lạc đã chủ động khắc phục thiệt hại để xảy ra thất thoát đối với khu đất 43ha bằng hình thức nộp lại gần 252 tỷ đồng. Trong khi đó, liên quan khu đất 145ha, Công ty cổ phần Tân Thành tự nguyện chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn góp về công ty (100% vốn của Đảng). Việc hoàn tất thủ tục giao khu đất 145ha cho công ty Nhà nước quản lý sẽ góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp của Đảng.

công ty của Vũ Nhôm - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2018
Những khu đất vàng cựu Phó chủ tịch TP.HCM giao cho Vũ 'nhôm'

Cũng sau khi nhận các kết luận sai phạm từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã “xin nhận lỗi trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh”, đồng thời, “nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ vi phạm của mình” và “tự nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc”.

Lãnh đạo Bình Dương cũng cam kết sẽ chấp hành mọi hình thức kỷ luật từ các cấp có thẩm quyền ở Trung ương. Giới chức Bình Dương cho rằng, nguyên nhân xảy ra sai phạm là do Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, các cá nhân liên quan đã “thiếu kiểm tra, giám sát, đồng thời, xuất phát từ mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của tỉnh”.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương khẳng định không hề có “tư lợi”, “không vụ lợi”, không có lợi ích nhóm”.

Phía sau việc đề nghị kỷ luật Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam

Chống tham nhũng là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, chính quyền Việt Nam ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, phương thức, chính sách thực hiện trong suốt thời gian qua, nhất là dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công cuộc ‘đả hổ diệt ruồi’ ở Việt Nam được người dân tin tưởng, ủng hộ để cuối cùng có thể xây dựng được hàng ngũ cán bộ, viên chức, đội ngũ xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, vì lợi ích cao nhất của quốc gia dân tộc. Việc xem xét kỷ luật ban lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ qua, hay cụ thể là trường hợp của Bí thư Trần Văn Nam, là điển hình về quyết tâm làm trong sạch và củng cố sức mạnh đội ngũ của các cơ quan chức năng ở Việt Nam. Quyết không để những người không xứng đáng trong bộ máy, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của cả hệ thống chính trị.

Ở Việt Nam, vấn đề kỷ luật Đảng mục đích cao nhất vẫn là để giúp cá nhân có sai phạm nhận ra khuyết điểm, tự nhận thức trách nhiệm, hoàn thiện bản thân, đồng thời cũng là biện pháp răn đe, ngăn chặn những sai lầm tương tự, tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, ‘xói mòn đạo đức cán bộ’ – người ‘nô bộc’ của nhân dân – vì một Đảng trong sạch vững mạnh, vì một đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân tự do, hạnh phúc.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2018
Ai đứng sau cuộc chuyển giao lô đất vàng khiến cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM bị khởi tố?

Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn xác định, kỷ luật là việc “đau xót” nhưng vẫn phải làm, vì những mục tiêu lớn lao hơn.

“Chúng ta không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, trái lại, rất khổ tâm, đau xót nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”, người đứng đầu Đảng nhấn mạnh.

Qua kỷ luật Đảng, đối với cán bộ và tập thể - đó không phải ‘cuộc chiến ganh đua quyền lực’, mà là quá trình tự ý thức lại trách nhiệm của bản thân với nhân dân và đất nước. Đây cũng là bài học để những người Đảng viên, cán bộ, viên chức khác không phạm phải sai lầm, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung trong công tác xây dựng Đảng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала