Thảo luận 2 dự án luật, VKSND tối cao đề nghị cần quy định rõ thời hạn tạm đình chỉ điều tra

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - VKS ND tối cao đã đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành về thời hạn tạm đình chỉ công tác điều tra 'vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh'. Tại phiên họp Quốc hội, đề xuất này được nhiều ĐBQH tán thành với mục đích tránh lạm dụng dịch bệnh, thiên tai để kéo dài thời gian điều tra.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và 2 dự án Luật

Sáng 21/10, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ Hai, Khóa XV, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Đồng thời, báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất. Cũng như tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam nỗ lực 'bình thường mới', Thủ tướng đặt mục tiêu GDP cho năm 2022
Thảo luận về kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024. Trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Trong phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Còn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật này.
Sau nội dung này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật.
Thời gian còn lại của Phiên họp, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Dự án Luật Cảnh sát cơ động; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tránh lạm dụng dịch bệnh thiên tai để kéo dài thời gian điều tra

Trước đó vào chiều 20/10, Quốc hội đã thảo luận Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đáng chú ý, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc sửa đổi khoản 1 Điều 229 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành theo hướng bổ sung căn cứ tạm đình chỉ điều tra:

“Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra”.

Tại buổi thảo luận, ĐBQH Trần Công Phàn (Bình Dương) đưa ra thực tế, có một số vụ việc dù cơ quan điều tra làm hết khả năng, song do một số điều kiện khách quan nên không thể tiến hành đầy đủ việc điều tra.
Từ đó không thể kết luận điều tra, hết thời hạn điều tra cũng không kết thúc được. Việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh là cần thiết, hơn nữa sau này vẫn có thể khôi phục điều tra trở lại.
Ông Trần Thanh Liêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Ông Trần Thanh Liêm không ‘thanh liêm’ như mong đợi
Phía đoàn Quảng Ninh, ĐBQH Nguyễn Xuân Thắng cũng nêu rõ, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua cho thấy nhiều tình huống không thể lường tính được, nhất là về thiên tai và dịch bệnh.
Theo ông Thắng, trong quá trình điều tra hay trong các vụ án kéo dài vì điều kiện khách quan không thể thực hiện đầy đủ các biện pháp điều tra được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định đúng thời hạn.
Nếu không có quy định cho phép tạm đình chỉ điều tra, sau đó phục hồi điều tra trở lại, thì ai sẽ chịu trách nhiệm nếu quá thời hạn đặt ra?
Với lý do này, ông Nguyễn Xuân Thắng tán thành với đề xuất của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc bổ sung điều kiện tạm đình chỉ điều tra vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh, thiên tai.
Lấy ví dụ về việc thời gian xảy ra dịch bệnh có thể rất dài, song cũng có thể rất ngắn (như dịch bệnh Sars năm 2003), ĐBQH này cho biết, phải quy định rõ về thời hạn tạm đình chỉ điều tra, điều kiện cho phép phục hồi điều tra.
Đặc biệt là quy định nhằm tránh lạm dụng dịch bệnh, thiên tai để kéo dài thời gian điều tra quá thời hạn được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Quá thời hạn điều tra sau này có nhiều điều có thể biện luận, gây vướng mắc khi thực hiện các biện pháp điều tra chưa thực hiện.

5 kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội

Cũng trong phiên họp Quốc hội sáng 20/10, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội.
Trên cơ sở nguyện vọng, ý kiến của cử tri và nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có 5 kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Trong đó, những kiến nghị quan trọng của cử tri cả nước chủ yếu tập trung vào giải quyết căn cơ chiến lược vaccine, nâng lương cho người nghỉ hưu trước năm 1995, sớm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, 5 kiến nghị được cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội, Chính phủ:
1.
Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương sớm cụ thể hóa Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết căn cơ, có tính chất lâu dài về chiến lược vắc-xin, nhất là vắc-xin cho người dưới 18 tuổi. Có chính sách, giúp đỡ những người trở về quê từ vùng dịch sớm ổn định đời sống, việc làm. Đánh giá toàn diện về chất lượng dạy và học trực tuyến; có kế hoạch dạy bù, bổ sung kiến thức cho học sinh, nhất là cho học sinh tiểu học, để bảo đảm chất lượng.
2.
Thứ hai, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên chưa thể thực hiện cải cách chính sách tiền lương, đề nghị Đảng và nhà nước quan tâm điều chỉnh, nâng lương cho người nghỉ hưu trước năm 1995, vì đây là những người đang hưởng mức lương thấp, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
3.
Thứ ba, đề nghị Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư, mua sắm, thu chi ngân sách; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
4.
Thứ tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, nhất là khẩn trương hoàn thành các thủ tục hành chính để sớm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của nhân dân.
5.
Thứ năm, đề nghị Đảng và nhà nước sớm nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ, động viên lực lượng tuyến đầu; tôn vinh, ghi nhận công lao của những đồng chí hy sinh, những người dân bị tử vong do thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch. Có hình thức thích hợp để biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, nhất là cán bộ cơ sở, tổ Covid cộng đồng, cán bộ ngành y tế đã nghỉ hưu tình nguyện tham gia phòng chống dịch, những nhóm thiện nguyện có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала