Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có quyền tự quyết ở Lọc dầu Nghi Sơn?

© Ảnh : Lọc hóa dầu Nghi SơnNhà máy Lọc dầu Nghi Sơn
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Đăng ký
Lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam, chiếm đến 35% tổng nguồn cung xăng dầu trong nước, lỗ hơn 61.000 tỷ đồng sau 3 năm vận hành thương mại, âm nặng vốn chủ dù được PVN, Idenmitsu Kosan, Tập đoàn Dầu mỏ Kuwait đổ vốn đầu tư.
Đâu là nguyên nhân thua lỗ của Lọc dầu Nghi Sơn? Các bên làm gì trong bối cảnh tình hình kinh doanh xăng dầu trong nước của Việt Nam đang có nhiều xáo trộn, giá xăng dầu tăng, nguồn cung lại hạn chế khiến nhiều đại lý, cửa hàng phải đóng cửa?

Lọc dầu Nghi Sơn lỗ hàng tỷ USD

Tình hình hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn liên quan gì đến tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu ở thị trường Việt Nam hiện nay?
Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 11/2, nhưng nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu kêu than không có hàng để bán. Chính phủ, Bộ Công Thương, PVN đều đang nỗ lực để ổn định thị trường xăng dầu trong nước, tránh hiện tượng khan hàng, thiếu xăng dầu cho sản xuất và đời sống, chống hiện tượng găm hàng, đầu cơ, trục lợi.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Lọc dầu Dung Quất phải tăng công suất, Việt Nam có đang lo khủng hoảng xăng dầu?
Những gì đang diễn ra ở thị trường xăng dầu Việt Nam thời điểm này có lẽ khởi nguồn từ chính lùm xùm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – lớn nhất Việt Nam, đảm bảo nguồn cung ứng đến 35% lượng xăng dầu của thị trường nội địa.
Như Sputnik thông tin, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được thành lập từ tháng 4/2008 với kỳ vọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho Việt Nam, làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước, nhưng đầu năm nay, Lọc dầu Nghi Sơn lại tuyên bố đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, dừng hoạt động.
Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) cũng đã từng có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về việc ngừng hoạt động Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn do phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng về tài chính, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, buộc phải cắt giảm công suất sản xuất.
“Nhà máy Nghi Sơn hiện cung ứng khoảng 30 - 35% thị phần xăng dầu tại Việt Nam, vậy nên chỉ cần có sự thay đổi trong hoạt động của nhà máy này thì chắc chắn có tác động nhất định đến một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước”, đây là thông tin mà Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu ra tại phiên họp gần đây.
Như đã biết, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn do 4 thành viên góp vốn là Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN chiếm 25,1% vốn điều lệ, Công ty Idenmitsu Kosan 35,1%, Công ty Hóa chất Mitsui 4,7%, Tập đoàn dầu mỏ Kuwait 35,1%.
Công suất xử lý giai đoạn 1 của Nghi Sơn 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy lọc dầu này là khí hoá lỏng LPG, xăng, diesel, dầu hoả/nhiên liệu máy bay yếu sử dụng cho thị trường trong nước của Việt Nam.
Tuy nhiên, khác với Dung Quất, Nghi Sơn nhập toàn bộ dầu thô ừ Kuwait về, đưa Việt Nam thành nước nhập khẩu dầu thô từ 2018, theo báo cáo của KB Securities hồi tháng 7 năm ngoái.
Trong năm 2019, Nghi Sơn lỗ sau thuế vào khoảng 22.600 tỷ đồng (tức 970 triệu USD), tổng khoản lỗ từ năm 2016 đến 2019 lên tới hơn 36.000 tỷ đồng, tức hơn 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, những khó khăn của Nghi Sơn ở việc, theo thỏa thuận giữa Chính phủ (do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư), PVN sẽ là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn, với giá bán buôn tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen...).
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2022
Lọc dầu Dung Quất nhập lượng lớn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ ngay mùng Một Tết
Trong 10 năm (đến 2028), nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Tuy nhiên, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), với xăng từ năm 2023 thuế nhập khẩu đã xuống 5% và từ năm 2024 là 0%. Diesel và mazut là 0% từ năm 2016. Còn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu diesel từ 2016 là 5% và từ năm 2018 là 0%, riêng mazut từ năm 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%.
Với thoả thuận Việt Nam phải giữ thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu ở mức không thấp hơn 7% cho đến hết năm 2028, PVN sẽ phải bù lỗ hàng tỷ USD cho Nghi Sơn.
Do đó, sau 3 năm vận hành thương mại (2018-2020), Lọc dầu Nghi Sơn lỗ hơn 61.200 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 11.000 tỷ đồng. Doanh thu năm 2019 đạt 86.675 tỷ thì năm 2020 giảm chỉ còn 74.848 tỷ đồng.

“Nó phải là hàng nghìn tỷ”

Nghi Sơn lỗ, còn Dung Quất thì liên tục báo lãi hàng ngàn tỷ. Đi vào vận hành được hơn 12 năm, Dung Quất đã báo lãi sau thuế hơn 6.673 tỷ đồng, cải thiện hơn so với mức lỗ 2.800 tỷ đồng hồi năm 2020. Năm 2019 trước đó, BSR, đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất báo lãi 2.900 tỷ đồng.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, mức 6.673 tỷ đồng là kết quả kinh doanh khả quan nhất từ khi Dung Quất tiến hành cổ phần hóa, lợi nhuận lũy kế tính đến cuối 2021 đạt trên 6.551 tỷ đồng.
Hồi cuối năm 2020, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội, ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đã đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại, đặc biệt là thiệt hại kinh tế do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gây nên.
Dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Việt Nam bơm tiền cho nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn
Như đã biết, thỏa thuận với nhà đầu tư cho phép Lọc dầu Nghi Sơn được hưởng một số ưu đãi, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm, đồng thời được cấp bù (từ tiền của PVN) giai đoạn 2017-2027 nếu thuế suất áp dụng chung trên thị trường thấp hơn thuế ưu đãi. Nhà máy cũng được miễn 4 năm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sản phẩm của Nghi Sơn được PVN bao tiêu trong 15 năm, với giá mua buôn tương đương nhập khẩu cùng thời điểm, thêm vào ưu đãi thuế nhập khẩu 3-7% tuỳ theo mặt hàng. PVN từng ước tính có thể phải bù lỗ 1,5-2 tỷ USD cho Lọc dầu Nghi Sơn.
Theo ông Chiểu, với nội dung cam kết ưu đãi cho dự án nói trên, ước tính thiệt hại cho ngân sách quốc gia sẽ rất lớn.
“Nó phải là hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng”, ông Trần Quang Chiểu thẳng thắn và cộng với số tiền phải thực hiện cam kết thuế nhập khẩu 3% - 5% - 7%, thì thiệt hại ngân sách quốc gia sẽ là rất lớn.

Việt Nam chỉ nắm 25,1% vốn góp vào Lọc dầu Nghi Sơn

Dù được nhiều ông lớn “chống lưng”, nhất là đã được PVN bao tiêu sản phẩm, nhưng vẫn lỗ hơn 61 ngàn tỷ sau 3 năm. Vấn đề của Nghi Sơn nằm ở đâu?
Thực tế, vốn góp của đại diện Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí quốc gia PVN tại Lọc dầu Nghi Sơn chỉ chiếm 25,1%, không đủ quyền quyết định những vấn đề quan trọng của nhà máy.
Cũng theo PVN, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quản trị, điều hành của Lọc dầu Nghi Sơn.
Nhà máy lọc dầu Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
PVN lý giải vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ
Trong văn bản hồi tháng 1, phía PVN cho rằng, khó khăn về tài chính của Lọc dầu Nghi Sơn xuất phát từ công tác quản trị do phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập.
Trong khi đó, với vai trò nước chủ nhà, PVN đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết và đã liên tục có nhiều văn bản, ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy tiến độ dự án, cải thiện công tác quản lý quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của NSRP.
PVN lý giải về tỷ lệ vốn góp 25,1% tại NSRP cho hay, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn ra đời trong bối cảnh Việt Nam cần cần tìm nguồn cung xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ ngày càng cạn kiệt, Việt Nam phải tìm nguồn cung dầu thô.
Liên quan đến việc NSRP phải hủy nhập 2 tàu dầu thô trong tháng 01/2022 và đối diện với nguy cơ dừng hoạt động vào ngày 13/2/2022 do khó khăn nghiêm trọng về tài chính gần nhất, được cho là bắt nguồn từ việc PVN chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA. Tuy nhiên, PVN cho rằng, Ban điều hành NSRP phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành nhà máy.
Ngoài ra, theo PVN, việc NSRP tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động Nhà máy hoàn toàn thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban điều hành NSRP, không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và EP.
“Các vấn đề về RPA và EP là các nội dung nằm trong phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP và đang trong quá trình đàm phán”, PVN nêu rõ.
Cũng theo PVN, do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được đưa vào vận hành thương mại trong bối cảnh toàn thế giới có xu thế dịch chuyển nguồn năng lượng mạnh mẽ (năng lượng tái tạo, thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện nên nhu cầu xăng dầu giảm), thị trường biến động bất lợi, biên lợi nhuận chế biến của ngành lọc dầu giảm mạnh và tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn không đóng cửa

Trong ngày 9/2, ông Nguyễn Đình Hiệu, Trưởng Ban Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn đang hoạt động bình thường.
Ông Hiệu nêu rõ, không có chuyện sẽ đóng cửa vào ngày 13/2/2022.
Trong tháng 1/2022, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động đạt 70% công suất. Dự kiến trong tháng 2, nhà máy đạt 54% công suất, tháng 3 đạt 86% công suất và những tháng tiếp theo sẽ hoạt động bình thường.
“Hiện chúng tôi cũng đang làm việc với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn để họ cam kết sản xuất xăng dầu theo đúng kế hoạch kể trên”, ông Hiệu nói.
Mặc dù trong tháng 2, nhà máy chỉ hoạt động đạt 54% công suất nhưng lượng xăng dầu trong kho vẫn còn, nên cơ bản mặt hàng này sẽ không bị khan hiếm.
Nhà máy lọc dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Chuyện gì đang xảy ra ở Nghi Sơn - nhà máy lọc dầu lớn nhất của Việt Nam?
“Nhà máy đang dần hoạt động trở lại bình thường”, Trưởng Ban Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói.
Về tình hình khan hiếm xăng dầu hiện nay, đại diện PVN khẳng định với TPO rằng, PVN chỉ là doanh nghiệp sản xuất, là “mắt xích” trong chuỗi giá trị của sản phẩm xăng dầu.
Do đó, để giải quyết việc khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước rất cần giải pháp tổng thể từ cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, các tập đoàn xăng dầu, địa phương vv.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Trần Ngọc Năm thông tin, tình hình khan hiếm tại thời điểm này là hiện tượng mang tính “cá biệt, không phổ biến trên thị trường toàn quốc”.
“Với hơn 16.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, chỉ có một số cửa hàng trên một số địa bàn có hiện tượng găm hàng, đưa ra những lý do để ngừng bán nên hiện tượng này không phải là phổ biến, người dân không nên hoang mang, lo lắng”, ông Năm nói.
Theo vị lãnh đạo, tất cả các cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống Tập đoàn Petrolimex vẫn hoạt động bình thường và vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.
© Ảnh : Lê Ngọc Phước- TTXVNCửa hàng xăng dầu số 1 thuộc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi (Petrolimex Quảng Ngãi) nằm trên đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng
Cửa hàng xăng dầu số 1 thuộc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi (Petrolimex Quảng Ngãi) nằm trên đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Cửa hàng xăng dầu số 1 thuộc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi (Petrolimex Quảng Ngãi) nằm trên đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi vẫn hoạt động thường xuyên để phục vụ khách hàng
Về phần mình, Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil) đã có kế hoạch nhập khẩu tăng thêm và dự kiến lượng xăng dầu về cảng Việt Nam ngày 20/2/2022 là 26.000m3 xăng và 42.000m3 dầu.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường theo đúng kế hoạch đã đăng ký. Lượng bán xăng dầu ra thị trường của Petrolimex trong tháng vừa qua đã tăng khoảng 30% so với các tháng thông thường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала